Khối lượng công tác địa vật lý.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng. (Trang 54 - 60)

Để đạt được mục đích nhiệm vụ của công tác địa vật lý đã nêu trên, trong đồ án này dự kiến lựa chọn phương pháp đo địa vật lý là: Phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng. Theo phụ lục 4.1 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, với tỷ lệ bản đồ 1:50.000 khoảng cách các tuyến là 250m, khoảng cách các điểm 15-50m trong giai đoạn điều tra sơ bộ tại vị trí triển vọng công tác đo vẽ Địa chất thủy văn chỉ ra, tại vị trí lỗ khoan TD01 và TD02 tôi dự kiến 6 tuyến đo địa vật lý, chiều dài mỗi tuyến từ 300m, khoảng cách trung bình các điểm đo là 30m(xem hình 3.3). Trong giai đoạn này chúng tôi dự kiến tiến hành công tác Địa vật lý như sau:

Tuyến 1: Tiến hành đo ở cạnh trung tâm xã Vĩnh Lợi theo phương vuông góc với đứt gãy F ( theo hướng ĐB – TN) đi qua lỗ khoan dự kiến TD01 có chiều dài 300m với 10 điểm đo.

Tuyến 2: song song với tuyến 1 cách tuyến 1 khoảng 150m về hướng Đông Nam có chiều dài 300m và 10 điểm đo.

Tuyến 3: Vuông góc với tuyến 1 và 2 đi qua lỗ khoan TD01 song song với đứt gãy có chiều dài 300m và 10 điểm đo.

Tuyến 4: nằm ở cuối hướng Đông Bắc xã Vĩnh Lợi có phương vuông góc với đứt gãy F có chiều dài 300m với 10 điểm đo

Tuyến 5: song song với tuyến 4 cách tuyến 4 khoảng 150m về hướng Đông Nam có chiều dài 300m và 10 điểm đo.

Tuyến 6: Vuông góc với 2 tuyến 4 và 5 đi qua lỗ khoan thăm dò TD02 về hướng Đông Nam có chiều dài 300m và 10 điểm đo.

Tổng hợp khối lượng công tác địa vật lý thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Khối lượng và nhiệm vụ công tác đo sâu điện

Phương pháp đo Nhiệm vụ

Số tuyến đo Số điểm đo Chiều dài một tuyến đo (m)

Đo sâu điện

Xác định chiều sâu phân bố, bề dày tầng chứa nướcvà vị trí lỗ khoan thăm dò T1 10 300 T2 10 300 T3 10 300 T4 10 300 T5 10 300 T6 10 300 Tổng 60 1800 3.2 Phương pháp tiến hành.

Phương pháp tiến hành đo sâu điện đối xứng.

Phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng là nghiên cứu sự thay đổi điện trở suất biểu kiến (ρk) theo chiều sâu. Khi đo giữ nguyên vị trí điểm đo và mở rộng khoảng cách giữa hai điện cực phát. Khoảng cách giữa hai điện cực phát càng lớn thì chiều sâu càng lớn, chiều dài hai điện cực AB/2 thường lấy bằng 3-4 lần chiều sâu nghiên cứu, tỷ lệ chiều dài AB và MN không nhỏ hơn 3,0; tỷ số lớn nhất của AB và MN không quá 20.

Dựa vào yêu cầu công tác địa vật lý và cột địa tầng lỗ khoan khu vực dự kiến đo địa vật lý tôi dự kiến chiều sâu nghiên cứu khoảng 75m, chúng tôi chọn khoảng cách AB/2 = 140m, khoảng cách giữa hai điện cực thu là 14m.

Phương pháp được tiến hành như sau: phóng điện qua hai điện cực phát A và B dòng điện có cường độ I và đo hiệu điện thế ở hai điện cực thu M và N.

Hình 3.1: Sơ đồ đo sâu điện đối xứng

AB: khoảng cách giữa hai cực phát MN: khoảng cách giữa hai cực thu

Hình 3.2: Bộ dụng cụ đo sâu điện 4 cực đối xứng Vener

và cường độ dòng điện một chiều I (mA) giữa hai cực phát AB. Từ đó tính được điện trở suất biểu kiến ρk(Ωm).

, (Ωm) Trong đó:

I: Cường độ phát qua hai cực A, B. ∆U: Hiệu điện thế đo qua hai cực MN. K: Hệ số thiết bị, được tính theo công thức:

Chiều sâu của phương pháp phụ thuộc vào khoảng cách r = AB/2 và được tính theo công thức:

, m

Với α – hệ số điều chỉnh theo kết quả khoan thường lấy bằng 0,72.

Sau khi tính được ρk ta sẽ biết được loại đất đá nào có mặt trong lát cắt nghiên cứu. Giá trị ρk càng lớn thì đất đá đó dẫn điện càng kém, từ đó ta có thể phát hiện các lớp cách nước như sét, đá phiến sét...Giá trị ρk càng nhỏ thì đất đá đó dẫn điện càng tốt từ đó xác định được tầng chứa nước phong phú.

Trong giai đoạn này chúng tôi dự kiến tiến hành công tác Địa vật lý như sau Sơ đồ bố trí tuyến đo địa vật lý được biểu diễn trong hình 3.3 sau:

Tuyến đo Lỗ khoan thăm dò

Hình 3.3: Sơ đồ bố trí tuyến đo địa vật lý được biểu diễn trong hình

3.3. Chỉnh lý tài liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉnh lý tài liệu đo sâu điện đối xứng.

Tài liệu đo đạc ngoài thực địa phải được chỉnh lý kịp thời, tính toán, đánh giá sai số của phép đo. Sai số đo kiểm tra phải đạt như sau:

+ Thành phần điện trở suất sai số: ρk 7% + Thành phần cực sai số: ρk 10%

- Xử lý kết quả đo sâu điện: Kết quả đo sâu điện được biểu diễn dưới dạng lát cắt đẳng âm. Do đường cong ρp(z) có độ phân giải cao hơn đường cong ρk(r) chiều sâu lát cắt ρp(z) gần với lát cắt thật của môi trường. Do xây dựng lát cắt đẳng ρp(z) ta tiến hành tính chuyển toàn bộ đường cong đo ρk(r) sang đường cong phân tích ρp(z) theo công thức:

khi ρk(ri+ 1) < ρk(r)

khi ρk(ri+ 1) > ρk(r)

Ở đây i: Thứ tự chiều sâu khảo sát sau khi tính chuyển từ đường cong ρk(r) sang đường cong ρp(z), ta tiến hành xây dựng lát cắt đẳng ôm ρp(z). Từ lát cắt này cho phép ta xác định được các vùng có điện trở cao thấp khác nhau, các vùng có đường đẳng trị, đặc biệt để xác định các đứt gãy, các nứt nẻ…

Đường cong đo sâu của phương pháp được phân tích định tính và định lượng nhằm xác định các lớp địa điện từ trên xuống dưới. Thành lập các dạng tài liệu phục vụ cho phân tích định tính, định lượng và lập được lát cắt địa vật lý qua các lỗ khoan dự kiến. Kết quả nghiên cứu được thể hiện đầy đủ trên lát cắt địa – điện làm cơ sở xác định vị trí lỗ khoan thăm dò và lập thiết đồ dự kiến các lỗ khoan khai thác.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng. (Trang 54 - 60)