Anh/chị hãy phân tích nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích trên.Từ

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 21 đến 30 (Trang 31 - 33)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm)

2 Anh/chị hãy phân tích nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích trên.Từ

đó nhận xét về triết lí nhân sinh được gợi ra từ đoạn đối thoại trên. 5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát

được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

Phân tích nhân vật hồn Trương Ba; Nhận xét về triết lí nhân sinh được gợi ra từ đoạn đối thoại trên.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt và đoạn đối thoại.

0,5

*Phân tích

+ Sau ba tháng trú ngụ trong xác hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên xa

lạ với chính mình và với người thân, bị người thân nghi ngờ, xa lánh.

+ Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không là chính mình, Trương Ba khao khát được thoát khỏi thể xác của anh hàng thịt ngay lặp tức.

- Trương Ba quyết tâm tìm lại chính mình:

+ Trong màn đối thoại với Đế Thích, Trương Ba đã phải tiếp tục đấu tranh với những lời thuyết phục của người khác. Đế Thích đưa ra giải pháp là cho hồn Trương Ba sẽ rời xác anh hàng thịt và nhập sang xác của cu Tị. Nhưng hồn Trương Ba kiên quyết từ chối cuộc sống không phải là chính mình, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, ông muốn được sống là mình một cách toàn vẹn.

+ Đế Thích ra sức thuyết phục hồn Trương Ba: Việc ông phải chết chỉ là một

sai lầm của quan thiên đình. Cái sai ấy đả được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống. Và ông phải sống, dù với bất cứ giá nào... → hồn Trương Ba

kiên quyết đáp trả Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá và gượng

ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Thật sự với một con người từng trải, Trương Ba ý

thức rất rõ những phiền toái khi sống cuộc đời chắp vá chẳng hay ho gì. Ông không thể tiếp tục nhập vào xác cu Tị rồi lại sống tiếp cuộc đời giả tạo không phải là chính mình. Chính vì thế ông kiên quyết, mạnh mẽ từ chối giải pháp của Đế Thích.

+ Bằng sự chính chắn trong suy nghĩ về cuộc đời, Trương Ba khẳng định chua xót: sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi

khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai?

+ Quyết định của Trương Ba cho thấy ông là người nhân hậu, trung thực và giàu lòng tự trọng. Ông dũng cảm khẳng định: Không thể sống với bất cứ giá

nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được... Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa...

→Trương Ba là con người yêu cuộc sống, nhưng cũng ý thức sâu sắc được ý nghĩa của cuộc sống là chính mình.

- Đánh giá:

+ Qua những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích cho ta thấy được Trương Ba là nhân vật ý thức rõ về bi kịch không được sống là chính mình. Qua màn đối thoại, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, không ngừng hoàn thiện nhân cách.

+ Tác phẩm đã có sự sáng tạo lại cốt truyện dân gian; Nghệ thuật dựng cảnh đối thoại sinh động; Xây dựng nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống kịch.

+ Tác phẩm đem đến nhiều ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

*Nhận xét về triết lí nhân sinh được gợi ra từ đoạn đối thoại.

cùng song song tồn tại trong chính con người chúng ta. Vì thế cả hai đều đáng quý và đáng trân trọng. Sự sống chân chính, có ý nghĩa là phải có sự hài hòa giữa xác và hồn. Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. + Lưu Quang Vũ một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục thấp hèn của con người, mặt khác ông cũng vạch trần thói sống xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.

+ Con người cần có ý thức và lòng quyết tâm mãnh liệt để chống lại những nghịch cảnh của số phận, chống lại ham muốn xấu xa để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách của chính bản thân mình.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5

TỔNG ĐIỂM 10

---Hết---

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 21 đến 30 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w