Cảm nhận đoạn thơ trên.Từ đó, nhận xét về tình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng.

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 21 đến 30 (Trang 54 - 56)

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau:

2 Cảm nhận đoạn thơ trên.Từ đó, nhận xét về tình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng.

bài thơ Sóng.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát

được vấn đề.

0,25

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận đoạn thơ; nhận xét tình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng. 0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và đoạn thơ trên. 0,5 - Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu.

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

+ Khổ thơ có độ dài khác thường so với các khổ khác trong bài → cảm xúc dạt dào, dâng trào mãnh liệt.

+ Biện pháp điệp ngữ con sóng, đối lập dưới lòng sâu – trên mặt nước, ngày-

đêm, nhân hoá sóng nhớ bờ, không ngủ được diễn tả quy luật tồn tại của sóng

là sự vận động ngày đêm vỗ vào bờ.

+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, ngày đêm không ngủ được.

+ Xuân Quỳnh dùng hình tượng sóng và em bổ sung cho nhau thể hiện nỗi nhớ cồn cào, da diết, bao trùm cả không gian, thời gian. Nhịp thơ như những nhịp sóng dạt dào, hăm hở náo nức diễn tả sâu sắc nỗi nhớ mãnh liệt của trái tim đang yêu, nó cuồn cuộn dạt dào như những đợt sóng triền miên vô hồi, vô hạn.

+ Không chỉ miêu tả nỗi nhớ qua hình tượng sóng, nhà thơ còn thể hiện nỗi nhớ trực tiếp : Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức → Nỗi nhớ anh thật đắm say, nó không chỉ trải rộng trong không gian, trải dài theo thời gian, choáng ngợp cõi lòng, không chỉ trong ý thức mà thấm sâu len lỏi trong tiềm thức, xâm nhập vào cả giấc mơ.

+ Âm điệu dạt dào, mãnh liệt, tác giả miêu tả nỗi nhớ nhiều cung bậc khi trào dâng, khi da diết, thấm sâu → Xuân Quỳnh bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt và cháy bỏng.

- Khổ 6+7: Tình yêu thuỷ chung và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.

Dẫu xuôi về phương bắc, Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh – một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở...

+ Biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc: Dẫu… , đối lập ngược-xuôi, bắc- nam, cách nói ngược xuôi bắc, ngược nam, lời thơ khẳng định, rạch ròi dứt khoát, Xuân Quỳnh khẳng định tình yêu tha thiết mãnh liệt, duy nhất, thuỷ chung dù cuộc đời đầy biến động, đầy thử thách.

+ Dạng câu giả thiết : Dẫu… Nơi nào em cũng nghĩ đã bộc lộ sự suy tư, lo âu, thể hiện nhận thức đúng đắn tình cảm duy nhất của lòng mình, khẳng định sự thủy chung.

+ Từ một phương ở đây chính là phương anh bên cạnh phương bắc, phương nam của đất trời. Đây chính là phương tâm trạng, phương duy nhất của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.

+ Cách diễn tả tình yêu của Xuân Quỳnh sôi nổi mãnh liệt mà chân thành, đằm thắm, thủy chung. Cách bộc lộ táo bạo, mới mẻ mà vẫn gần gũi, Xuân Quỳnh không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi mãnh liệt của mình. + Nhà thơ ý thức về những nhọc nhằn của hành trình tìm hạnh phúc. Hình tượng sóng tăng cấp trăm ngàn con sóng được dùng để ẩn dụ cho những trắc trở, thử thách trong tình yêu.

+ Câu thơ: Con nào chẳng tới bờ → Tất cả mọi con sóng đều vươn đến với bờ, nhằm khẳng định sức mạnh tình yêu giúp con người có niềm tin vượt lên mọi thử thách, vượt lên những trở ngại của không gian, thời gian và những trở ngại của chính lòng mình. Tác giả dùng dạng câu chẳng… để khẳng định một niềm tin mãnh liệt tình yêu sẽ vượt lên mọi trở ngại, mọi gian lao, thử thách để đến bến bờ hạnh phúc → niềm tin mãnh liệt về sự trọn vẹn, hạnh phúc của một tình yêu đích thực.

- Đánh giá:

+ Đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu thông qua hình tượng sóng.

+ Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào phù hợp diễn tả nhịp điệu của sóng; biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,...

+ Hai hình tượng sóng – em hòa tan vào nhau thể hiện khát vọng mãnh liệt một tình yêu vĩnh hằng.

*Nhận xéttình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng.

- Xuân Quỳnh đã giãi bày tình yêu của người phụ nữ dịu dàng mà mãnh liệt qua hình tượng Sóng. Người phụ nữ khi yêu được thể hiện trong bài thơ rất táo bạo, dữ dội vượt qua mọi khó khăn, trắc trở và tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu có thể vượt qua cả sự hữu hạn của không gian và thời gian.

- Tình yêu của người phụ nữ chân thành nhưng cũng giàu khát vọng hướng đến một tình yêu vĩnh hằng.

→ Đây là quan niệm tình yêu vừa mang nét truyền thống, vừa trẻ trung hiện đại. Hai vẻ đẹp hài hòa làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình

yêu.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5

TỔNG ĐIỂM 10

---Hết---

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 21 đến 30 (Trang 54 - 56)