I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:
2 Phân tích nhân vật Tràng trong một đoạn trích của “Vợ nhặt” Từ đó, nhận xét cái nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn
Từ đó, nhận xét cái nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
0,25
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích nhân vật Tràng trong một đoạn trích của “Vợ nhặt”, nhận xét cái nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm và đoạn trích. 0,5 * Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích
- Niềm hạnh phúc của Tràng sau khi được hưởng hạnh phúc lứa đôi + Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn khi “mặt trời lên bằng con sào”; Tràng đã cảm nhận được niềm hạnh phúc của việc được hưởng hạnh phúc lứa đôi “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Đó là niềm hạnh phúc trào dâng mãnh liệt để lại những dư vị nồng nàn, khó phai.
+ Niềm hạnh phúc đó đến với Tràng nó quá bất ngờ mà ngay nên đối với anh nó như là một giấc mơ. Niềm hạnh phúc đó có được là đến từ sự hào phóng niềm khao khát hạnh phúc đến cháy bỏng của Tràng và tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Phải chăng khi khát vọng đủ lớn, tình thương đủ ấm áp thì “tình thương là hạnh phúc”.
- Sự ngạc nhiên, xúc động của Tràng khi chứng kiến sự thay đổi của không gian xung quanh
+ Hắn chớp liên hồi mấy cái và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.
+ Nhà cửa sân vườn đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng + Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong.
+ Cái ang nước vẫn khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. + Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã được hót sạch.
-> Với việc sử dụng phép liệt kê, nhà văn Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể, chi tiết sự thay đổi của nhà Tràng. Nếu như đêm trước còn như là một ngôi nhà hoang, thiếu sinh khí, thiếu sự sống thì chỉ sau một đêm nó đã khoác lên mình một diện mạo mới, một sức sống mới và ngập tràn sinh khí. Dấu hiệu của sự sống, của sự hồi sinh đã hiện diện ở mọi nơi từ sân vườn cho đến nhà cửa.
- Khi chứng kiến cảnh tượng rất đơn giản, bình thường, Tràng đã có sự hồi sinh trong tâm hồn, trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ + Được sống trong niềm hạnh phúc, cho nên chỉ cần chứng kiến người mẹ đang lúi híu giẫy những búi cỏ mọc nham nhở; chỉ cần nghe thấy tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất, một cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía và cảm động.
+ Hắn thấy hắn yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng + Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. + Bây giờ hắn thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
-> Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, những trang viết thật chân thực và vô cùng xúc động, Kim Lân cho người đọc cảm nhận Tràng đã thực sự hồi sinh về tâm hồn, đó là một tâm hồn rất nhạy cảm, biết rung động từ những điều giản dị, bình thường. Hắn đã có độ chín trong suy nghĩ, độ trưởng thành trong nhận thức về trách nhiệm của một người chồng, một trụ cột trong gia đình.
-> Đó là biểu hiện của một người đàn ông trưởng thành, nên người. Như vậy chính tình yêu thương, niềm hạnh phúc đã giúp con người ta nên người hơn. Hay nói cách khác, con người ta thực sự nên người khi được sống trong tình yêu thương và niềm hạnh phúc. => Tư tưởng nhân văn rất sâu sắc.
- Tràng đã nhận ra sự thay đổi của vợ, niềm hạnh phúc của mẹ
đôi mắt và tâm hồn của Tràng như đã sáng hơn và tinh hơn. Tràng đang nhìn bằng cặp mắt “xanh non, biếc rờn” nên đâu đâu cũng thấy đẹp, thấy cảm động và ý nghĩa. Trong hoàn cảnh đó, Tràng đã nhìn thấy sự thay đổi tích cực của thị không còn chao chát chỏng lỏn và giờ đã là người đàn bà hiền hậu đúng mực. Thị đã thay đổi là do được sống trong tình yêu thương, niềm hạnh phúc hay là do thị đã tu chí?
+ Mẹ Tràng, cũng chút bỏ được khuôn mặt bủng beo u ám mà thay vào đó là sự nhẹ nhõm, tươi tỉnh và rạng rỡ hẳn lên.
-> Tràng đã nhìn bằng đôi mắt tích cực, đôi mắt của tình yêu thương, sự trân quý những gì anh đang có, đang được hưởng.
=> Đoạn văn khá đặc sắc, đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của Tràng trong niềm hạnh phúc trào dâng. Từ đó, góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
* Nhận xét cái nhìn mới mẻ về người nông dân của Kim Lân
- Nhà văn có cái nhìn xót xa, thương cảm và tin yêu về người nông dân dưới ách thống trị của phong kiến và bọn thực dân phát xít trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tuy sống trong thân phận rẻ rúng, hết sức bi đát, bị cái đói, cái chết bủa vây nhưng họ vẫn khao khát sống, khao khát yêu thương và có niềm tin bất diệt vào tương lai sẽ được đổi đời. Kim Lân còn tìm thấy sức mạnh của tình yêu trong thẳm sâu những con người bé nhỏ. Tràng lấy vợ, một câu chuyện dở khóc dở cười nhưng sau sự kiện bi hài ấy, con người và thế giới của riêng Tràng thay đổi: vợ hiền thảo hơn, Tràng đã trưởng thành nên người, người mẹ lần đầu tiên bớt đi đám mây u ám trên gương mặt. Tình yêu thương đã khiến cho ba con người nhỏ bé và mái ấm gia đình của họ không bị vùi xuống vực thẳm của sự chết chóc. Trong thời khắc quyết định số phận, họ đã nương tựa, cưu mang, sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu.
- Cách nhìn mới mẻ, lạc quan tin tưởng về con người cho thấy tài năng quan sát, miêu tả, dựng cảnh, đi sâu khai thác diễn biến tâm trạng nhân vật rất hợp lí, chân thực, đặc biệt tạo tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, éo le và cảm động của nhà văn Kim Lân, góp phần làm bừng sáng giá trị nhân văn trong sáng tác của nhà văn nông thôn
được đánh giá xuất sắc nhất trong văn họcViệt Nam hiện đại 1945- 1975
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5
TỔNG ĐIỂM 10
---Hết---