Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất tương nếp trên địa bàn xã úc kỳ, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả

3.5.1.1. Tổng giá trị sản xuất (GO - Groos Output)

Là giá trị bằng tiền của tất cả các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ mà người sản xuất tạo ra trong một chu kỳ sản xuất.[5]

GO = ∑Qi * Pi

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất Qi là sản lượng sản phẩm loại i

Pi là đơn giá một đơn vị sản phẩm loại i

Ý nghĩa:

- Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động.

3.5.1.2. Chi phí trung gian (IC - Internediate Cost)

Là khoản chi phí về vật chất và dịch vụ mà các nhà sản xuất sử dụng để phục vụ cho quá trình sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.

Trong sản xuất tương nếp thì chi phí trung gian là loại chi phí bao gồm chi phí mua gạo nếp, đỗ tương, muối, chai đựng tương thành phẩm và chi phí khác.

IC = ∑Cj

Trong đó: IC là chi phí trung gian

Cj là chi phí sản xuất thứ j trong quá trình sản xuất

Ýnghĩa : Là cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả

sản xuất.

3.5.1.3. Giá trị gia tăng( VA - Value Added)

Là giá trị sản được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.

VA=GO-IC

Trong đó: VA là giá trị gia tăng

GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian

Ýnghĩa :

- Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ( tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP)

- Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- Được dùng trong tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác như: Năng suất lao động, thu nhập hỗ hợp (MI), lợi nhuận (Pr).

3.5.1.4. Thu nhập hỗn hợp (MI - Mixincome)

Là phần thu nhập của sản xuất bao gồm cả công lao động gia đình và phần lợi nhuận mà hộ có thể nhận được trong chu kỳ sản xuất.

MI =VA - (A+T+W)

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp VA là giá trị gia tăng

A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp W là chi phí lao động thuê ngoài

3.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT

3.5.2.1. Lợi nhuận (Pr - Profit)

Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì HQKT càng cao.

Pr = MI - L*Pi

Trong đó: Pr là lợi nhuận

MI là thu nhập hỗn hợp

L là lao động gia đình (tính bằng công)

Pi là chi phí cơ hội của lao động gia đình

3.5.2.2. Hiệu quả tính trên một đồng chi phí trung gian

-Tỷ suất giá trị theo chi phí trung gian:

TGO = GO/IC

-Tỷ suất thu nhập hỗn hợp so với chi phí trung gian:

TMI = MI/IC

-Tỷ suất giá trị gia tăng so với chi phí trung gian:

TVA = VA/IC

3.5.2.3. Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động

-Thu nhập hỗn hợp bình quân trên một công lao động:

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Úc Kỳ là một xã trung du nằm ở khu vực phía tây huyện Phú Bình, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km về phía đông nam và cách trung tâm huyện Phú Bình khoảng 6km về phía Tây Nam.

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 582,99 ha, bao gồm 14 xóm là: Trại, Làng, Tân Lập, Múc, Ngoài 1, Ngoài 2, Tân Sơn, Soi 1, Soi 2, Giữa, Nam 1, Nam 2, Đầm 1, Đầm 2.

Ranh giới của Úc Kỳ được xác định như sau:

-Phía Đông giáp xã Xuân Phương ở bên kia sông Cầu. -Phía Tây giáp xã Điềm Thụy.

-Phía Nam giáp xã Nga My. -Phía Bắc giáp xã Nhã Lộng.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của xã Úc Kỳ được chia làm 2 khu vực khác nhau:

- Miền Hồng Kỳ nằm ở phía Đông Bắc của xã, giáp sông Cầu, địa hình bằng phẳng.

-Miền Ngọc Long nằm ở phía Tây Nam của xã, giáp với xã Điềm Thụy,

địa hình bị chia cắt, đất nông - lâm nghiệp xen canh.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của xã Úc Kỳ mang đặc trưng của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt đó là:

-Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.

Nhiệt độ trung bình hàng năm giao động khoảng 23,1oC – 24,4oC.

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thu nhập bình quân

Thu nhập bình quân của người dân tại xã Úc Kỳ vào năm 2018 đạt l36 triệu đồng/người/năm.

Đến năm 2019 tăng thêm 4 triệu đồng so với năm 2018 là 40 triệu đồng/người/năm.

Năm 2020 thu nhập bình quân của người dân xã Úc Kỳ đã tăng lên rất nhiều, hơn năm 2018 là 14 triệu đồng và hơn năm 2019 là 10 triệu đồng, tổng thu nhập bình quân trên đầu người năm 2020 đạt 50 triệu đồng/người/năm.[8]

4.1.2.2. Tỷ lệ hộ nghèo

Năm 2018 toàn xã có 88 hộ gia đình xếp loại nghèo. Đến năm 2019 là 65 hộ thuộc diện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% so với năm 2018 (giảm 23 hộ). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 còn 48 hộ nghèo.[8]

Qua đó cho thấy tình hình đời sống của người dân đang dần cải thiện và ổn định hơn.

4.1.2.3. Dân số

Dân số xã Úc Kỳ tính đến hết năm 2020 có 6.720 người, thuộc 7 thành phần dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Thái, Mường, nhưng trong đó dân tộc kinh là chiếm đa số. Mật độ dân số của xã là hơn 1.000 người/km2.

4.1.2.4. Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Úc Kỳ từ năm 2018 -2020

Chỉ tiêu Tổng diện tích đất tự nhiên 1. Tổng diện tích đất nông nghiệp 1.1 Đất trồng lúa 1.2 Đất trồng cây ngắn ngày 1.3 Đất trồng cây lâm nghiệp 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 2. Đất phi nông nghiệp 2.1 Đất ở 2.2 đất chuyên dùng 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.Đất chưa sử dụng

Tổng diện tích đất nông nghiệp có sự biến động tăng giảm, năm 2018 tổng diện tích đất nông nghiệp là 472,36ha (chiếm 81,02% diện tích đất tự nhiên), năm 2019 là 469,52 ha (chiếm 80,54%) giảm 0,48% so với năm 2018. Đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp còn 469,13ha (chiếm 80,46%), tiếp tục giảm 0,08% so với năm 2019 và so với năm 2018 giảm 0,48 %. Trong đó có đất trồng lúa và đất trồng cây ngắn ngày có xu hướng biến động, còn đất trồng cây lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy hải sản vẫn giữ nguyên diện tích không đổi.

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp cũng có sự biến động, tăng nhẹ năm 2018 là 110,68ha (chiếm 18,988%) đến năm 2019 tăng 2,84ha (tăng 0,48% ) là 113,52ha ( chiếm 19,468%). Năm 2020 với diện tích là 113,9ha (chiếm 19,541%) tăng 0,38ha so với năm 2019. Trong đó có đất đất ở chiếm 108 ha và đất chuyên dùng là 5,2 ha,còn đất nghĩa trang vẫn giữ nguyên diện tích là 0,7ha (chiếm 0,12% tổng diện tích đất).

Còn diện tích đất chưa sử dụng của xã mới giảm rất ít, năm 2018 là 0,05ha (chiếm 0,008%), năm 2019 vẫn giữ nguyên diện tích, đến năm 2020 thì giảm nhẹ còn 0,004ha (chiếm 0,001%).[8]

Nhìn chung, qua 3 năm từ 2018 đến 2019 diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, còn trong cơ cấu đất nông nghiệp có đất ở và đất chuyên dùng tăng lên do dân số tăng và việc phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng của xã. Sự chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp sang dần đất phi nông nghiệp là phù hợp phương hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

4.1.2.5. Trường học

Các trường học trên địa bàn xã đều thực hiện tốt công tác giảng dạy, cơ sở vật chất được nâng cấp, đầy đủ, tiện nghi để phục vụ công tác giảng dạy và học tập của thầy cô và học sinh. Trường tiểu học xây dựng thêm nhà 3 tầng với 12 phòng học (trị giá 5,7 tỷ đồng), 100% học sinh được tới trường. Đội ngũ giáo viên được đào tạo, chất lượng giảng dạy cao.

4.1.2.6. Y tế

Làm tốt các công tác tiêm phòng định kỳ cho trẻ em trong độ tuổi. Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn xã.

Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền giữ gìn sức khỏe, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

4.1.2.7. Đường giao thông

Đường xá đi lại dễ dàng, đa số các tuyến đường đã được bê tông hóa, được sự hỗ trợ của nhà nước trong năm 2020 chỉ đạo làm 14 tuyến đường bê tông ở xóm, trong đó đã hoàn thiện 9 tuyến đường.

4.2. Thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất tươngnếp trên địa bàn xã Úc Kỳ nếp trên địa bàn xã Úc Kỳ

4.2.1. Tình hình sản xuất tương nếp của xã Úc Kỳ

4.2.1.1. Tình hình sản xuất tương nếp

Hình 4.1 Mô hình sản xuất tương nếp của gia đình ông Dương Văn Dân tại xóm Tân Lập, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Xã Úc Kỳ là xã duy nhất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có nghề sản xuất tương nếp truyền thống. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, cùng với kinh nghiệm, sự chăm chỉ, yêu nghề của người dân nơi đây mà nghề sản xuất tương nếp đang dần phát triển.

Hiện tại toàn xã Úc Kỳ có khoảng hơn 300 hộ tham gia làm tương, trong đó các hộ sản xuất lớn tập trung ở các xóm: Múc, Ngoài 1, Ngoài 2, Làng, Tân Lập, Tân Sơn, Nam 1.

4.2.1.2. Quy trình sản xuất tương nếp

Quy trình để sản xuất, chế biến tương đòi hỏi người sản xuất phải tỉ mỉ trong từng công đoạn. Cách sản xuất, chế biến của các hộ sản xuất đều theo cùng một quy trình giống nhau. Nhưng khác nhau về số lượng nguyên liệu, phụ gia.

Gạo nếp Ngâm ( 5 - 6 tiếng) Hấp chín Để nguội Làm mốc (30oC/6 -7 ngày) Làm sạch Rang chín Xay nhỏ Ngâm (30oC/10 – 15 ngày Ngả tương Ủ tương (3 tháng) Nước sôi để nguội Muối Thành phẩm

Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất tương nếp

Nguyên liệu chính để làm tương thì gồm có: gạo nếp, đỗ tương và muối trắng. Nguyên liệu làm tương cũng giống với những địa phương khác chế biến từ gạo nếp, muối và đỗ tương, nhưng ở các vùng khác họ thường làm tương bằng

nếp con hoặc cái hoa vàng. Song tương nếp Úc Kỳ lại mang một thứ hương vị riêng, đậm đà, thơm ngon bởi người dân Úc Kỳ sử dụng loại nếp Thầu Dầu để làm tương, theo những người dân ở đây chỉ có nếp Thầu Dầu mới làm được tương ngon. Đây là loại nếp có vị đậm, mùi thơm đặc trưng và rất dẻo so với các loại nếp khác, hiện tại thì loại nếp này đang được trồng nhiều ở hai xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đó là xã Úc Kỳ và Xã Xuân Phương.

Để làm ra được những mẻ tương ngon thì điều đầu tiên là phải đảm bảo các dụng cụ làm tương phải được vệ sinh sạch sẽ, gạo nếp và đỗ tương phải chọn loại ngon, gạo nếp không bị gãy nát, mốc, đỗ tương thì phải to đều. Gạo nếp và đỗ tương phải được sơ chế sạch sẽ trước khi đem vào chế biến. Theo kinh nghiệm của người dân thì từ tháng 3 đến tháng 8 là thời gian vàng để làm tương vì thời gian này thời tiết không bị lạnh và nồm, làm mốc sẽ nhanh và ngon, còn mùa lạnh và nồm làm sẽ dễ bị hỏng. Đặc biệt chum để ủ tương ở đây phải là chum được đặt ở làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang) hoặc gốm Bát TRàng (Hà Nội). Khi đảo tương để tương được đều và sánh thì nên tiến hành vào buổi sáng, vì làm vào buổi trưa thì tương sẽ bị chua.

Quy trình làm tương bao gồm 3 công đoạn chính đó là: làm mốc tương, ngâm đỗ tương và cuối cùng là ngả tương.

Làm mốc tương: trong công đoạn này, nguyên liệu để làm mốc tương chính là gạo nếp (nếp Thầu dầu), gạo nếp đem vo kỹ rồi đem ngâm 5 – 6 tiếng. Sau khi ngâm xong đem hấp chín thành xôi, sau đó dàn xôi ra nia để làm nguội và đảo tơi trong 2 ngày đầu mỗi ngày đảo khoảng 3 – 4 lần sau đó lấy vải mỏng sạch để phủ lên trên. Sau khoảng 5 – 6 ngày thì mốc sẽ có màu vàng hoa cau là đẹp nhất. Đem mốc tương này đi phơi khô để chờ ngày ngả tương.

Ngâm đỗ tương: Sau khi đỗ tương đã làm sạch, rang chín và xay nhỏ. Tiếp đến đem cho vào chum và đổ nước đun sôi để nguội cùng với muối cho ngập đỗ tương, rồi dùng đũa khuấy đều. Đặt chum ở nơi thoáng và có nhiều ánh nắng mặt trời, ngâm đỗ tương khoảng từ 10 – 15 ngày, trong thời gian này vào mỗi buổi sáng mở nắp chum rồi khuấy đều sau đó đậy lại ngay.

Giai đoạn ngả tương: Cho mốc tương vào chum ngâm đỗ tương, dùng đũa khuấy cho tương và mốc quyện vào nhau rồi sau đó bịt kín miệng chum. Cứ 2 ngày lại mở chum tương khuấy đều 1 lần.

Sau khi ngả tương được khoảng 15 ngày, sau thời gian trên bịt chặt miệng chum thật kín rồi đem chum tương để ở ngoài trời phơi nắng. Tiến hành ủ tương thêm khoảng 3 tháng nữa là tương nếp đã có thể dùng được.

Sau khi tương ủ được khoảng 3 tháng là có thể đem ra sử dụng, khi này sẽ tiến hành rót tương ra các chai nhỏ để sử dụng và đem bán, sau đó lại tiếp tục mẻ tương mới.

Hình 4.3 tương nếp được đóng vào các chai nhỏ

4.2.2. Tình hình sản xuất của các hộ khảo sát

4.2.2.1. Đặc điểm chung của các hộ khảo sát

Sản xuất tương nếp là nghề không đòi hỏi quá nhiều lao động trong sản xuất chế biến. Nhưng đây cũng được coi là một nghề góp phần phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho hộ.

Bảng 4.2 Tình hình chung về các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Tổng số hộ điều tra

1. Nhân khẩu và lao động

- Tổng số nhân khẩu - Tổng số lao động

- cấp 1 - Cấp 2 - Cấp 3 - Trung cấp - Cao đẳng - Đại học

3. Điều kiện kinh tế

- Hộ khá, giàu

- Hộ trung bình

- Hộ nghèo

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Tình hình chung của các hộ điều tra được tổng hợp trong bản 4.2.

Theo điều tra, có tổng số nhân khẩu là 277 nhân khẩu. Trong đó tổng số lao động là 182 lao động, chiếm 65,7% tổng số nhân khẩu điều tra. Cho thấy lực lượng lao động ở đây khá dồi dào, và đây cũng chính là đặc điểm ở nông thôn là có nguồn lao động rất dồi dào.

Mặc dù có nguồn lao động rất dồi dào, nhưng người lao động ở nông thôn thường rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do lao động nhiều nhưng nguồn việc làm lại ít, mà người dân nông thôn lại chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, mà trong sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao. Hiện nay nền nông nghiệp đang phát triển theo hướng CNH - HĐH, nên trên địa bàn huyện Phú Bình đã có khu công nghiệp đã tạo nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất tương nếp trên địa bàn xã úc kỳ, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w