Gelatin trong công nghiệp dược phẩm [35, 47, 54, 63, 76, 77, 82]

Một phần của tài liệu Tổng quan tài liệu về ứng dụng của gelatin trong thực phẩm 1 (Trang 90 - 95)

Gelatin là thành phần tá dược nhiều tác dụng trong nghành kỹ nghệ dược phẩm. Tiện ích của gelatin dựa trên sự kết hợp khả năng tạo màng và tạo gel một cách tự nhiên. Gelatin được sử dụng trong lĩnh vực y dược có mùi và vị trung hòa, không gây dị ứng và được hấp thụ hoàn toàn trong cơ thể con người. Các đặc tính kỹ thuật của gelatin được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm là:

 Là một chất keo bảo vệ các thành phần nhạy cảm khỏi tác động của sự oxy hoá ánh sáng, và sự hấp thụ ẩm.

 Tạo mùi vị trung hòa.

 Là chất ổn định của hệ nhũ tương, huyền phù.

 Gelatin được hấp thụ dễ dàng vào trong cơ thể và không gây dị ứng.  Là chất tạo bọt và ổn định trong quá trình sản xuất chất bọt cầm máu.  Có thể sử dụng làm chất thay thế máu tạm thời.

Dựa vào các đặc tính kỹ thuật trên gelatin có thể được sử dụng để sản xuất:

5.2.1. Viên bao nang cứng

Gelatin là thành phần chính trong viên bao nang cứng. Chúng được tạo ra bằng cách nhúng khuôn kim loại vào dung dịch gelatin còn đang nóng. Gelatin sẽ tạo gel và tạo nên một lớp màng liên tục xung quanh khuôn. Lớp màng sẽ được sấy khô và lấy ra khỏi khuôn.

Viên nang cứng bao gồm 2 phần: phần thân và phần nắp. Hai phần này có thể lắp khít vào nhau sau khi đã được đổ đầy bằng thuốc ở dạng bột. Viên nang cứng có thể được dùng để bao gói thuốc ở dạng “paste” và lỏng nhưng không phổ biến.

Trong ứng dụng này gelatin có nguồn gốc từ xương bò được ưa chuộng nhờ vào độ Bloom cao(độ Bloom từ 200÷260 thường được dùng trong sản xuất viên bao nang cứng) và độ nhớt đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất. Hiện nay gelatin có nguồn gốc từ da bò và heo cũng đã được sử dụng trong lĩnh vực này.

Trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu để tìm ra vật liệu có nguồn gốc không phải là động vật để làm ra các viên bao nang. Nguyên nhân chính của việc

nghiên cứu này đó là vật liệu làm viên bao nang không có nguồn gốc từ động vật sẽ đáp ứng nhu cầu của người ăn kiêng và các thành phần tôn giáo khác nhau. Và vật liệu duy nhất có thể đáp ứng được các yêu cầu về tính linh động, khả năng tạo gel, dễ dàng sử dụng, tan được ở nhiệt độ cơ thể là hydroxylpropyl methyl cellulose (HPMC).Hiện nay HPMC chiếm khoảng 10% thị trường viên bao nang cứng.

Hình 5.39 Viên bao nang cứng

5.2.2. Viên bao nang mềm

Viên bao nang mềm được sử dụng để bao gói thuốc ở dạng dầu hoặc dạng “paste”. Gelatin được sử dụng trong ứng dụng này có độ Bloom trung bình, từ 150÷

200 độ Bloom.

Hình 5.40 Viên bao nang mềm

Trong viên con nhộng gelatin được sử dụng nhờ vào các đặc tính liên kết của nó. Chúng được sử dụng để nén trực tiếp sau khi bột thuốc đã được nghiền nhỏ. Trong ứng dụng này gelatin và gelatin thủy phân giúp tạo cho viên thuốc độ cứng, độ kết dính. Quá trình hòa tan viên thuốc phụ thuộc vào loại gelatin sử dụng: gelatin có độ Bloom càng cao thì viên thuốc càng rắn chắc khó hòa tan hơn và ngược lại.

5.2.4. Các ứng dụng khác trong quá trình sản xuất thuốc

Gelatin được ứng dụng làm màng bao cho các loại thuốc có tác dụng đặc biệt, giúp chống lại ảnh hưởng của dịch vị. Kỹ thuật này mở đường cho việc điều trị sử dụng chính xác lượng thuốc cần dùng.

Các vitamin tan trong dầu như vitamin A và E, carotinoid và các acid béo chưa bão hòa…với sự hỗ trợ của gelatin sẽ dễ dàng hơn trong việc định lượng, thao tác trong sản xuất dựa vào độ nhớt ổn định của gelatin khi kết hợp với các thành phần khác trong thuốc. Ngoài ra gelatin còn giúp bảo vệ các thành phần vitamin trước các thành phần nhạy cảm như oxy hoặc ánh sáng.

Trong kỹ thuật sản xuất các viên thuốc sủi bọt như các viên tăng lực đa vitamin thì thành phần nhũ hoá bao gồm gelatin, đường, thành phần nhạy cảm của thuốc sẽ được sấy phun và tạo liên kết để cho ra loại thuốc có đặc tính mong muốn.

5.2.5. Thành phần cầm máu, hàn gắn vết thương

Các bọt gelatin có thể được sử dụng trong quá trình cầm máu, do đó giúp tăng khả năng hàn gắn vết thương. Chúng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa và phẫu thuật.

Một trong những thuộc tính giúp cho những bọt này có thể phát huy hoạt tính sinh học một cách tối ưu là: khi chúng hoàn toàn được tái hấp thu trong cơ thể chúng có thể được lưu giữ lại tại các mô thí dụ như sau khi phẫu thuật, tại các mô cơ chúng sẽ kích thích các tế bào mới đi vào các vết thương do đó sẽ tăng tốc quá trình tái sinh tại mô cơ bị tổn thương. Khi được cấy vào các mô cơ, các bọt này có thể được tái hấp thụ trong vòng khoảng 3 tuần mà không để lại phần dư nào. Còn nếu chúng được đưa vào tại bề mặt của mô cơ bị hư hỏng thì chúng sẽ hoàn toàn bị hòa tan trong vòng từ 3

÷5 ngày. Các bọt gelatin này có thể hút chất lỏng của mô cơ. Cấu trúc xốp cho phép nó có khả năng hút chất lỏng có khối lượng gấp 50 lần khối lượng của chúng.

Hình 5.41 Các bọt gelatin có tác dụng làm cầm máu

5.2.6. Tác nhân thay thế máu.

Trong trường hợp mất máu nghiêm trọng, ở cơ thể nói chung và não bộ nói riêng sẽ diễn ra tình trạng thiếu oxy. Nếu không có sẵn máu để truyền vào, “plasma expander” có thể được sử dụng như một giải pháp tình thế. “Plasma expander” giúp thay thế lượng máu đã mất, phục hồi lại thể tích máu và duy trì mức áp suất thích hợp. Tuy nhiên dung dịch đẳng trương chứa các ion muối vô cơ có khuynh hướng thoát ra ngoài mô cơ khá nhanh.

“Plasma expander” bao gồm “pyrogene free water”, gelatin, muối trong đó gelatin chiếm khoảng 3,5÷5,5%. Loại gelatin được sử dụng trong trường hợp này yêu cầu độ tinh khiết rất cao, đôi khi chúng còn được hiệu chỉnh bằng phương pháp hoá học để đạt được các thuộc tính và phải trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe để đảm

bảo không gây ra bất kỳ sự dị ứng nào cho cơ thể. “Plasma expander” được sử dụng trong cơ thể con người có chu kỳ phân rã khoảng từ 4÷6h. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 5.42 Plasma thay thế

Một phần của tài liệu Tổng quan tài liệu về ứng dụng của gelatin trong thực phẩm 1 (Trang 90 - 95)