- Rơle trung gian là loại khí cụ điện dùng để khuếch đại gián tiếp các tín hiệu tác động trong các mạch điều khiển hay bảo vệ….
- Trong mạch điện rơle trung gian thƣờng nằm giữa hai rơle khác nhau.
3.1. Cấu tạo.
- Cuộn dây hút của rơle trung gian thƣờng là cuộn dây điện áp và không có khả năng điều chỉnh giá trị điện áp. Do vậy yêu cầu quan trọng của rơle trung gian là độ tin cậy trong tác động. Phạm vi giá trị điện áp làm việc của rơ le trung gian thƣờng là UĐM ± 15%. Hệ thống tiếp điểm phụ phụ thuộc vào từng loại rơ le không có tiếp điểm chính, các tiếp điểm thƣờng nhỏ và giống nhau.
3.2. Nguyên lý hoạt động.
- Hoạt động của rơle trung gian dựa trên nguyên lý điện từ. Khi đƣa điện áp xoay chiều thích hợp vào hai đầu cuộn dây của rơle thì phần cảm sẽ hút phần ứng làm đống mở hệ thống tiếp điểm. Khi cắt dòng điện của cuộn dây rơle thì các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.
- Bộ tiếp xúc (hệ thống tiếp điểm) của các rơle trung gian thƣờng có số lƣợng tƣơng đối lớn, thƣờng lớn hơn rất nhiều rơle dòng điện,rơle điện áp cũng nhƣ các rơle khác.
- Rơle trung gian chỉ làm việc ở mạch điều khiển nên nó chỉ có tiếp điểm phụ mà không có tiếp điểm chính. Cƣờng độ dòng điện đi qua các tiếp điểm là nhƣ nhau.
3.3. Tính chọn rơle trung gian.
Khi tính chọn rơle trung gian ta cần chú ý các điểm sau: - Điện áp định mức của rơle: Urơle= Umạng
(Itt: là dòng điện tính toán của mạch) - Số lƣợng tiếp điểm
- Loại tiếp điểm thƣờng đóng, thƣờng mở
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng kết hợp với các điểm trên để chọn loại rơle có các thông số thích hợp.