Mạch liên động giữa các động cơ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP (Trang 77 - 80)

Mạch liên động giữa các động cơ hay còn gọi là mạch mở máy tuần tự giữa các động cơ. Trong thực tế sản xuất nhƣ các dây truyền vận chuyển than, quặng, dây truyền đóng gói và phân loại sản phẩm... Dây chuyền sản suất có thể có 2 hoặc 3, hoặc 4 động cơ. Trong quá trình hoạt động, tùy vào yêu cầu coong nghệ mà các động cơ có thể mở máy tuần tự dừng tuần tự hay mở máy tuần tự dừng đồng loạt.

5.1. Mạch liên động giữa 2 động cơ

a, Sơ đồ nguyên lý 2CC CD K1 K2 RN D M RN K1 T1 K2 T2 RT K1 T1 T2 RT RT TG A N A B C 1CC D t ®c1 ®c2 2CC

Hình 1.18: Sơ đồ nguyên lý mạch liên động giữa 2 động cơ b. Trang bị điện trong mạch

- CD: Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch. - 1CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực. - 2CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển.

- D: Nút bấm thƣờng mở điều khiển dừng cấp nguồn mạch điều khiển. - Dt: Nút bấm thƣờng đóng điều khiển dừng khẩn khi có sự cố.

- M: Nút bấm thƣờng mở điều khiển cấp nguồn mạch điều khiển. - RN: Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐC1).

c. Nguyên lý hoạt động

Đóng cầu dao CD cấp nguồn cho mạch điều khiển và mạch động lực chuẩn bị làm việc.

Nhấn nút mở M, cuộn hút công tắc tơ K1 có điện, tiếp điểm thƣờng mở K1 bên mạch điều khiển đóng duy trì nguồn cấp cho mạch điều khiển. Bên mạch động lực, tiếp điểm thƣờng mở K1 đóng lại cấp nguồn cho động cơ 1 hoạt động trƣớc. Khi K1 có điện, đồng thời với nó rơ le thời gian T1 cũng có điện, sau thời gian chỉnh định tiếp điểm thƣờng mở đóng chậm T1 đóng lại cấp nguồn cho cuộn hút công tắc tơ K2 nên K2 có điện. Tiếp điểm thƣờng mở K2 bên mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ 2 hoạt động sau.

Muốn dừng hệ thống ta nhấn nút dừng D, Rơ le trung gian RT có điện, tiếp điểm thƣờng đóng RT mở ra ngắt nguồn cấp cho K2, công tắc tơ K2 mất điện, động cơ Đ2 dừng hoạt động trƣớc, đồng thời tiếp điểm thƣờng mở RT đóng lại cấp nguồn cho rơ le thời gian T2. Sau thời gian chỉnh định tiếp điểm thƣờng đóng mở chậm T2 mở ra cắt nguồn cấp cho cuộn hút công tắc tơ K1, động cơ Đ1 ngừng hoạt động sau.

d. Mô phỏng các hư hỏng thường gặp

- Sự cố 1: Mạch đang vận hành tác động vào nút test ở RN. Quan sát động cơ, ghi nhận hiện tƣợng, giải thích.

- Sự cố 2: Bỏ qua tiếp điểm duy trì K1, cấp nguồn và vận hành mạch, Quan sát và ghi nhận hiện tƣợng, giải thích.

- Sự cố 3: Bỏ qua 1 trong 3 tiếp điểm K1 bên mạch động lực, cấp nguồn và vận hành mạch, Quan sát và ghi nhận hiện tƣợng, giải thích.

5.2. Mạch liên động giữa 3 động cơ

a. Sơ đồ nguyên lý

b. Trang bị điện trong mạch

- CD: Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch. - 1CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực. - 2CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển.

- D: Nút bấm thƣờng mở điều khiển dừng cấp nguồn mạch điều khiển. - Dt: Nút bấm thƣờng đóng điều khiển dừng khẩn khi có sự cố.

CD K1 RN1 A B C 1CC ĐC1 ĐC2 K3 ĐC3 K2 RN2 RN3 K1 T1 K2 T3 T2 K3 T4 TG M K1 TG TG D T2 T3 T1 T2 A T4 2CC 2CC N RN 1 Dt RN 2 RN 3

- M: Nút bấm thƣờng mở điều khiển cấp nguồn mạch điều khiển.

- RN1; RN2;RN3: Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐC1; ĐC2; ĐC3).

c. Nguyên lý hoạt động

Đóng cầu dao CD cấp nguồn cho mạch điều khiển và mạch động lực chuẩn bị làm việc.

Nhấn nút mở M, cuộn hút công tắc tơ K1 có điện, tiếp điểm thƣờng mở K1 bên mạch điều khiển đóng duy trì nguồn cấp cho mạch điều khiển. Bên mạch động lực, tiếp điểm thƣờng mở K1 đóng lại cấp nguồn cho động cơ 1 hoạt động trƣớc. Khi K1 có điện, đồng thời với nó rơ le thời gian T1 cũng có điện, sau thời gian chỉnh định tiếp điểm thƣờng mở đóng chậm T1 đóng lại cấp nguồn cho cuộn hút công tắc tơ K2 nên K2 có điện. Tiếp điểm thƣờng mở K2 bên mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ 2 hoạt động, đồng thời khi K2 có điện, rơ le thời gian T3 cũng có điện, sau thời gian chỉnh định tiếp điểm thƣờng mở đóng chậm T3 đóng lại cấp nguồn cho cuộn hút công tắc tơ K3 nên K3 có điện. Tiếp điểm thƣờng mở K3 bên mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ 3 hoạt động sau cùng.

Muốn dừng hệ thống ta nhấn nút dừng D, Rơ le trung gian TG có điện, tiếp điểm thƣờng đóng TG mở ra ngắt nguồn cấp cho K3, công tắc tơ K3 mất điện, động cơ Đ3 dừng hoạt động trƣớc, Khi TG có điện đồng thời với nó rơ le thời gian T2 cũng có điện, sau một thời gian chỉnh định tiếp điểm thƣờng đóng mở chậm T2 mở ra cắt nguồn cấp cho cuộn hút K2 nên K2 mất điện. Bên mạch động lực, K2 mở ra cắt nguồn cấp cho động cơ ĐC2, ĐC2 ngừng hoạt động. Đồng thời tiếp điểm thƣờng mở đóng chậm T2 đóng lại cấp nguồn cho rơ le thời gian T4, sau thời gian chỉnh định tiếp điểm thƣờng đóng mở chậm T4 mở ra cắt nguồn cấp cho cuộn hút công tắc tơ K1, động cơ Đ1 ngừng hoạt động sau cùng.

d. Mô phỏng các hư hỏng thường gặp

- Sự cố 1: Mạch đang vận hành tác động vào nút test ở RN1; RN2; RN3. Quan sát động cơ, ghi nhận hiện tƣợng, giải thích.

- Sự cố 2: Bỏ qua tiếp điểm duy trì K1, cấp nguồn và vận hành mạch, Quan sát và ghi nhận hiện tƣợng, giải thích.

- Sự cố 3: Bỏ qua 1 trong 3 tiếp điểm K1 bên mạch động lực, cấp nguồn và vận hành mạch, Quan sát và ghi nhận hiện tƣợng, giải thích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP (Trang 77 - 80)