Bộ khống chế

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP (Trang 46 - 47)

Trong các máy móc công nghiệp ngƣời ta sử dụng rộng rãi các bộ khống chế để làm các khí cụ điện điều khiển các thiết bị điện.

Bộ khống chế đƣợc chia ra làm bộ khống chế động lực (còn gọi là tay quay) để điều khiển trực tiếp và bộ khống chế chỉ huy để điều khiển gián tiếp.

Bộ khống chế là một loại thiết bị chuyển đổi mạch điện bằng tay gạt hay vô lăng quay. Điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp từ xa thực hiện các chuyển đổi mạch phức tạp để điều khiển khởi động, điều chỉnh tốc độ, đảo chiều, hãm điện …các máy điện và thiết bị điện .

6.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ khống chế

Hình 4 – 6:Bộ khống chế hình trống a. Hình dạng chung b. Bộ phận chính bên trong 1. Trục quay 2. Vành trượt bằng đồng 3. Các tiếp xúc tĩnh 4. Trục cố định

Trên trục 1 đã bọc cách điện ngƣời ta bắt chặt các đoạn vành trƣợt bằng đồng 2 có cung dài làm việc khác nhau. Các đoạn này đƣợc dùng làm các vành tiếp xúc động sắp xếp ở các góc độ khác nhau. Một vài đoạn vành trƣợt đƣợc nối điện với nhau sẵn ở bên trong các tiếp xúc tĩnh 3 có lò xo đàn hồi (còn đƣợc gọi là chổi tiếp xúc) kẹp chặt trên một cán cố định đã bọc cách điện 4 mỗi chổi tiếp xúc tƣơng ứng với một đoạn vành trƣợt ở bộ phận quay. Các chổi tiếp xúc có vành cách điện với nhau và đƣợc nối trực tiếp mạch điện bên ngoài.

6.2. Nguyên lý hoạt động.

Khi quay trục 1 các đoạn vành trƣợt 2 tiếp xúc mặt với các chổi tiếp xúc 3 và do đó thực hiện đƣợc các chuyển đổi mạch cần thiết trong mạch điều khiển (nhƣ hình vẽ).

6.3. Hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng.

Hƣ hỏng các vành trƣợt bằng đồng: Do ma sát giữa các bề mặt, bụi bẩn, bị cong, vênh, bị cháy, bị dính.

Hƣ hỏng trục quay do vít chờn, bị hỏng ren..

Hƣ hỏng do tiếp xúc tĩnh do ma sát giữa các bề mặt với các vành trƣợt bằng đồng, do bụi bẩn, mất tính đàn hồi.

Hƣ hỏng giữa trục 1 và các tiếp xúc tỉnh 3 dop tác động của môi trƣờng, nhiệt độ làm việc, do cách điện bị già hoá.

Hƣ hỏng các tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động: Bụi bẩn, bị cong, vênh, bị cháy, bị dính không trùng khíp giữa các tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh.

Hƣ hỏng bề mặt tiếp xúc của hình cam do ma sát, bụi bẳn. Hƣ hỏng bộ phận truyền động do các ốc vít bị ăn mòn bị hỏng.

Hƣ hỏng lò xo đàn hồi do dặt không đúng vị trí, độ đàn hồi của lo xo giảm do kim loại bị mỏi..

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP (Trang 46 - 47)