2. Các mạch dừng máy
2.2. Mạch hãm làm việc bằng điện trở phụ
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Trang bị điện trong mạch
- CD: Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch.
- 1CC; 2CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực; điều khiển.
- M; D: Nút bấm thƣờng mở, thƣờng đóng; điều khiển mở máy và hãm ngƣợc khi dừng động cơ.
- K: Công tắc tơ đóng cắt nguồn chính.
- RN: Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (Đ).
- 1G; 2G: Công tắc tơ để loại 2 cấp R trong quá trình mở máy.
CK§ RFK + – 2cc 2cd + – RP2 RP1 1G 2G 1CC 1CD Đ K K RN H RH
Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý mạch mở máy ĐC – DC và hãm ngược bằng điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian
1RTh 2RTh 2G K RN 1G 5 11 13 6 2RTh 1G 1RTh 7 3cc D M K 3 9 N 1 H 3RTh 6 4 3RTh 3RTh 3RTh 23 3cd
- H: Công tắc tơ thực hiện hãm ngƣợc khi dừng động cơ. - 1RTh; 2RTh: Rơ le thời gian; tác động loại điện trở phụ. - 3RTh: Rơ le thời gian; định giờ hãm ngƣợc.
- RP1; RP2; RH: Bộ điện trở phụ có giá trị phù hợp.
c. Nguyên lý hoạt động
- Đóng cầu dao 1CD; 2CD; 3CD.
- Ấn nút mở M cấp nguồn cho công tắc tơ K; H; rơ le thời gian 1RTh; 2RTh. Tiếp điểm K(3-5) đóng lại duy trì nguồn cấp cho mạch điều khiển. Khi K; H có điện, tiếp điểm H bên mạch động lực đóng lại loại điện trở RH ra khỏi mạch khởi động, tiếp K đóng lại cấp nguồn cho phần ứng đông cơ đƣa động cơ vào khởi động qua hai cấp điện trở phụ RP1; RP2.
Sau một thời gian chỉnh định, rơ le thời gian 1RTh tác động trƣớc cấp nguồn cho công tắc tơ 1G tác động loại RP1 ra mạch khởi động và rơ le thời gian 2RTh tác động sau cấp nguồn cho 2G loại bỏ nốt điện trở RP2 ra khỏi mạch điện hoàn thành 1 lần khởi động.
- Muốn dừng máy ta ấn nút dừng D cấp nguồn cho rơ le thời gian 3RTh. Tiếp điểm 3RTh(5-7) mở ra cắt điện cấp cho K , H, 1RTh, 2RTh. Các tiếp điểm K, H, 1G, 2G bên mạch động lực mở ra đƣa các điện trở H, RP1, RP2 vào mạch phần ứng để hãm động cơ. Khi động cơ dừng, tiếp điểm 3RTh(1-3) mở ra đƣa mạch điện vào chế độ chuẩn bị hoạt động lần sau.
d. Mô phỏng một số hư hỏng thường gặp
- Cắt nguồn cung cấp.
- Sự cố 1: Hở mạch 3RTh(5-7). Sau đó cho mạch vận hành. Quan sát động cơ, ghi nhận hiện tƣợng, giải thích.
- Sự cố 2: Điều chỉnh 3RTh(1-3) dài 5 phút. Sau đó cho mạch vận hành. Quan sát động cơ, ghi nhận hiện tƣợng, giải thích.
2.3. Mạch hãm ngƣợc.
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Trang bị điện trong mạch
- CD: Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch. - 1CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực - 2CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch kích từ - 3CC: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển
- D; M: Nút bấm thƣờng đóng; thƣờng mở điều khiển dừng và mở máy động cơ.
CKĐ RFK + – 2CC 2CD + – RP2 RP1 1G 2G K K H H Đ 1CC 1CD RN
Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý mạch mở máy ĐC - DC qua 2 cấp Rp; hãm ngược theo nguyên tắc thời gian
H H 9 K 11 3RTh 3RTh 3CC 1RTh 2RTh 2G K RN D M K 1G 3 5 17 19 6 2RTh 1G 1RTh 15 4 N 1 3CD H 7
- RN: Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (Đ)
- 1G; 2G: Công tắc tơ để loại điện trở phụ trong quá trình mở máy
- 1RTh; 2RTh; 3RTh: Rơ le thời gian; tác động loại điện trở phụ, và thời gian hãm - RP1; RP2; RFK: Bộ điện trở phụ có giá trị phù hợp
c. Nguyên lý hoạt động
- Đóng cầu dao 1CD; 2CD; 3CD.
- Muốn mở máy ấn nút mở M, công tắc tơ K có điện, tiếp điểm K(1-3) đóng lại duy trì nguồn cấp cho cuộn hút K, khi K có điện, đồng thời với nó rơ le thời gian 1RTh; 2RTh có điện. Trên mạch động lực, tiếp điểm K đóng lại cấp nguồn cho động cơ mở máy qua 2 cấp điện trở phụ RP1; RP2. Sau một thời gian chỉnh định rơ le thời gian 1RTh tác động trƣớc cấp nguồn cho công tắc tơ 1G loại RP1 ra khỏi mạch khởi động và rơ le 2RTh tác động sau cấp nguồn cho 2G tác động loại nốt RP2 ra khỏi mạch điện hoàn thành một lần khởi động.
- Muốn dừng động cơ ta ấn nút dừng D, công tắc tơ H có điện đảo chiều nguồn cấp cho phần ứng động cơ tạo mô men hãm hãm động cơ. Thời gian hãm đƣợc khống chế bằng rơ le thời gian RTh3.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Mạch điện điều khiển động cơ mở máy qua 3 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian có đảo chiều quay.
Câu 2: Mạch điện điều khiển động cơ mở máy qua 3 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian có đảo chiều quay và hãm động năng.
Câu 3: Mạch điện điều khiển động cơ mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc dòng điện có đảo chiều quay.
Câu 4: Mạch điện điều khiển động cơ mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc dòng điện có đảo chiều quay và hãm động năng.
Câu 5: Mạch điện điều khiển động cơ mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc điện áp có đảo chiều quay.
Câu 6: Mạch điện điều khiển động cơ mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc điện áp có đảo chiều quay và hãm động năng.
Yêu cầu:
- Vẽ sơ đồ nguyên lý.
- Cho biết trang bị điện trong mạch - Trình bày nguyên lý làm việc - Vẽ sơ đồ lắp đặt và đi dây - Lập bảng quy trình lắp mạch - Lắp mạch điện theo sơ đồ lắp đặt - Vận hành.
CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực tập sản xuất
Mã mô đun: MĐ 03 Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Trƣớc khi học mô đun này ngƣời học phải hoàn thành tất cả các mô đun trong chƣơng trình đào tạo sơ cấp Điện công nghiệp.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn trong chƣơng trình đào tạo sơ cấp Điện công nghiệp.
Mục tiêu mô đun
- Về kiến thức:
Tìm hiểu đƣợc cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các khí cụ điện, thiết bị điện đƣợc gặp trong thực tế sản xuất.
- Về kỹ năng:
+ Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc theo hƣớng dẫn.
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, kỹ năng tự trau dồi bổ sung kiến thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Đảm bảo an toàn trong sản xuất.
BÀI MỞ ĐẦU
1. Phổ biến nội quy, quy định của nhà trƣờng đối với học viên đi thực tập tại doanh nghiệp.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy thực tập, các quy định của quy đơn vị đến thực tập.
- Có mặt thƣờng xuyên tại cơ sở thực tập. Trong thời gian thực tập, nếu có lý do chính đáng cần vắng mặt phải xin phép và chỉ đƣợc đi khỏi cơ sở thực tập khi đã đƣợc đồng ý của cơ sở thực tập.
- Thái độ lịch sự, lễ phép, nhã nhặn với cấp trên và đồng nghiệp.
- Tác phong nhanh nhẹn, đầu tóc gọn gàng, quần, áo, giày dép bảo hộ lao động theo đúng quy định của công ty, nhà máy đến thực tập.
- Không tranh cãi, đôi co với cấp trên, tuân thủ theo sự phân công sắp xếp của đơn vị.
- Đi thực tập phải tuyệt đối đúng giờ, không đi trễ về sớm. - Không đƣợc tự ý nghỉ thực tập mà không xin phép.
- Không tự động rời bỏ vị trí thực tập, tụ tập đùa giỡn trong giờ thực tập. - Nghiêm túc tuân thủ các nội qui lao động và an toàn lao động nơi làm việc. - Đoàn kết, năng động, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.
Ghi chú: Sau khi có danh sách thực tập chính thức, học viên có tên mà không tham gia thực tập, tự ý nghỉ thực tập nửa chừng sẽ bị cảnh cáo, cấm thi tốt nghiệp và người học phải tự sắp xếp nơi thực tập bên ngoài và đóng các khoản phí và lệ phí theo quy định của đơn vị thực tập (nếu có).