4.1. Cấu tạo.
- Rơle tốc độ dùng nhièu nhất trong mạch điện hãm ngƣợc của các động cơ KĐB, nguyên lý cấu tạo nhƣ hình vẽ.
- Trục 1 của rơle tốc độ nối đồng trục với rôto của động cơ hoặc máy cần khống chế. Trên trục 1 có lắp nam chân vĩnh cửu 2 làm bằng kim loại Fe – Ni có dạng hình tròn. Bên ngoài nam châm có trụ quay 3 làm bằng lá thép mỏng ghép lại, mặt trong trụ có xẻ rãnh và đặt các thanh dẫn 4 ghép mạch với nhau nhƣ roto lồng sóc. Trụ này đƣợc quay tự do, trên trụ có lắp tiếp điểm động 10.
4.2. Nguyên lý làm việc.
- Khi động cơ điện hoặc máy quay, trục 1 quay theo làm quay nam châm 2, từ trƣờng nam châm cắt thanh dẫn 4 cảm ứng ra suất điện động và dòng điện cẩm ứng ở lồng sóc, sinh ra mômen làm quay trụ 3 theo chiều động cơ…Khi trụ 3 quay, cần đẩy 5 tuỳ thuộc vào hƣớng quay của roto động cơ điện mà đóng hoặc mở hệ thống tiếp điểm 6 và 7 thông qua thanh ghép đàn hồi 8 và 9.
- Khi tốc độ động cơ giảm xuống gần bằng không, sức điện động cảm ứng giảm tới mức làm mômen không đủ để cần 5 đẩy đƣợc các thanh thép 8 và 9 nữa. Hệ thống tiếp điểm trở về vị trí bình thƣờng.
4.3 Hư hỏng và nguyên nhân gây hư hỏng.
* Hư hỏng tiếp điểm.
N S 1 2 3 4 5 10 8 9 7 6 1. Trục rơle.
2. Nam châm vĩnh cửu. 3. Ống trụ quay tự do. 4. Thanh dẫn 4. 5. Cần đẩy. 6,7. Hệ thống tiếp điểm. 8,9. Thanh thép đàn hồi. 10. Tiếp điểm.
Hình 4 – 3: Nguyên lý cấu tạo của rơle tốc độ PKC
- Nguyên nhân.
+ Lực ép trên các tiếp điểm không đủ. + Giá đỡ tiếp điểm không bằng phẳng. + Bề mặt tiếp điểm bị oxi hoá.
+ Do hậu quả của việc xuất hiện dòng điện ngắn mạch.
* Hư hỏng cuộn dây.
- Nguyên nhân.
+ Ngắn mạch cục bộ giữa các vòng dây do cách điện dây xấu.
+ Ngắn mạch giữa các dây dẫn ra hoặc giữa dây dẫn và các vòng dây. + Dứt dây quấn.
+ Điện áp tăng cao quá điện áp định mức của cuộn dây. + Cách điện của cuộn dây bị phá hỏng.
* Hư hỏng các chân cắm vào đế rơle.
- Nguyên nhân.
+ Do sử dụng không cẩn thận khi tháo lắp.
+ Do các chân rơle bị cong không khít với đế rơle.