a) Luật Đấu thầu năm 2013:
Sau khi Luật Đấu thầu năm 2013 ra đời, Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đấu thầu năm 2013, đồng thời Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành các Thông tư: số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/02/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn; số 03/20155/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 quy định lập hồ sơ mời thầu xây lắp, mua sắm thiết bị, kèm theo các thông tư hướng dẫn là mẫu các hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu; số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.
b) Luật Đầu tư công năm 2014:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công như: chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công; quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
c) Luật Xây dựng năm 2014:
Sau khi Luật Xây dựng năm 2014 ra đời, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan chủ trì xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể Nghị định: 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí ĐTXD; số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hợp đồng xây dựng; số 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về một nội dung về quy hoạch xây dựng; số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; số 59/2015/NĐ-CP Ngày 18/6/2015 về quản lý dự án ĐTXD; số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015.
Cùng với đó Bộ Xây dựng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điểm của các Nghị định đã được Chính phủ ban hành, như: số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 hướng dẫn xác định chi phí nhân công trong quản lý chi phí ĐTXD; số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 quy định phân cấp công trình xây dựng và hướng
lý chi phí đầu tư xây dựng; số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng; số 09/2016/TT- BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng thi công xây dựng; số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng; số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015; số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán xây dựng công trình; số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng, ….
Thực hiện các Luật Đất đai năm 2013; Luật Xây dựng 2014; Luật Đầu tư và Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ ban hành các Nghị định: số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát đánh giá đầu tư; số 26a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 về quản lý vật liệu xây dựng, ....vv.
2.2 Nội dung công tác QLDA các công trình xây dựng
Nội dung quản lý dự án ĐTXD gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí ĐTXD; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác phù hợp với quy định hiện hành về ĐTXD.
2.2.1 Quản lý dự án ĐTXD phù hợp quy hoạch xây dựng
Quá trình ĐTXD mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng [3].
Trong quá trình thực hiện QLDA yêu cầu phải thường xuyên cập nhật quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch xây dựng gồm: quy hoạch vùng; quy hoạch đô thị; quy hoạch khu chức năng đặc thù và quy hoạch nông thôn. Các dự án đầu tư xây dựng khi lập dự án đầu tư phải phù hợp với các loại quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt là yêu cầu bắt buộc đảm bảo cho dự án thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra, không làm phá vỡ quy hoạch .
2.2.2 Quản lý tiến độ thực hiện dự án ĐTXD
Luật Xây dựng năm 2014 tại Điều 67 quy định Quản lý tiến độ thực hiện dự án ĐTXD, cụ thể như sau: Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt; Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt; Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng. và Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công trình.
Quản lý tiến độ là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Quản lý tiến độ dự án ĐTXD bao gồm việc xác định công việc cụ thể, sắp xếp trình tự thực hiện, bố trí thời gian, tài nguyên đủ để thực hiện công việc cụ thể và toàn bộ dự án.
2.2.3 Quản lý thi công xây dựng công trình
Nội dung công tác quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: (i) quản lý chất lượng xây dựng, (ii) quản lý tiến độ xây dựng, (iii) quản lý an toàn lao động, (iv) quản lý môi trường xây dựng.