Đánh giá mô hình đo lường Độ tin cậy

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của những người có ảnh hưởng về thời trang đến dự định mua hàng của người tiêu dùng (Trang 26 - 27)

Độ tin cậy

Đầu tiên mô hình đo lường được đánh giá thông qua 3 giá trị: giá trị độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Theo Hair và cộng sự (2009), việc đánh giá độ tin cậy của thang đo được đánh giá dựa trên những giá trị sau

● Hệ số tải Factor Loading của biến quan sát càng cao, nghĩa là tương quan giữa

biến quan sát và các nhân tố càng lớn và ngược lại. Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt khi Factor Loading lớn hơn hoặc bằng 0.7

● Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, hệ số Cronbach’s Alpha cho

phép đánh giá mức độ phù hợp giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, kiểm tra biến quan sát phù hợp hoặc không phù hợp để đưa vào thang đo. Trị số của Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0.7 thì các nhân tố chấp nhận được.

● Do những hạn chế của Cronbach’s Alpha về số lượng biến quan sát trong thang đo

và có xu hướng đánh giá thấp, nên chúng tôi sử dụng thêm thang đo Composite Reliability (CR) và trị số của CR phải lớn hơn 0.7 thì độ tin cậy của thang đo này tốt và được chấp nhận.

Độ xác thực

● Trị số của phương sai trích Average Variance Extracted (AVE) phải lớn hơn 0.5

thể hiện giá trị hội tụ của các nhân tố xây dựng

● Theo tiêu chuẩn Fornell-Larcker, so sánh căn bậc 2 của phương sai trích AVE với

hệ số tương quan của 2 biến tiềm ẩn. Cụ thể là căn bậc 2 của AVE của 1 nhân tố phải lớn hơn hệ số tương quan lớn nhất của nhân tố đó và các nhân tố khác thì kết quả đạt giá trị thống kê. (Hair & Cộng sự,2011).

● VIF (Variance inflation factor) hệ số phóng đại phương sai phải nhỏ hơn 3 (mô

hình bậc thấp) để đảm bảo độ tin cậy và xác thực

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của những người có ảnh hưởng về thời trang đến dự định mua hàng của người tiêu dùng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w