IX. Đánh giá về dự PIN
4.3 Kiểm định thang đo
Qua kết quả phân tích về độ tin cậy và tính xác thực ở bảng 4.3 được trình bày trong phụ lục, nhóm nghiên cứu nhận thấy, hệ số tải Outer Loading của tất cả các nhân tố dao động thấp
nhất từ 0.755 đến cao nhất là 0.894. Ngoài ra, giá trị Cronbach’s Alpha đạt từ 0.609 đến 0.831. Độ tin cậy tổng hợp (CR) đạt từ 0.836 đến 0.887. Cùng với đó hệ số phương sai trích (AVE) dao động thấp nhất là 0.619 đến cao nhất là 0.790. Có thể thấy, hệ số tải Outer Loading của tất cả các nhân tố trong mô hình đều lớn hơn 0.7 và đạt yêu cầu. Giá trị Cronbach’s Alpha có một giá trị nhỏ hơn 0.7. Tuy nhiên, tất cả các nhân tố đều có độ tin cậy tổng hợp CR lớn hơn 0.7, nghĩa là mức độ phù hợp giữa các nhân tố trong cùng một biến vẫn thỏa yêu cầu. Từ đó cho thấy tất cả nhân tố của thang đo đều thỏa các yêu cầu về độ tin cậy cũng như tính xác thực theo gợi ý của Hair và cộng sự (2011). Tóm lại, kết quả trên cho thấy, việc sử dụng thang đo cho mô hình này là hoàn toàn phù hợp.
Giá trị phân biệt của các thang đo trong mô hình đo lường
Để kiểm định giá trị phân biệt của thang đo trong mô hình đo lường, nhóm tiến hành phân tích tỷ số Formell-Larcker, được trình bày trong bảng 4.4 trích trong phần phụ lục. Bằng cách so sánh căn bậc 2 của AVE, nhóm nhận thấy căn bậc 2 của AVE một nhân tố lớn hơn hệ số tương quan lớn nhất của nhân tố đó với nhân tố khác.
Theo bảng 4.5 (trích ở phụ lục) phân tích hệ số phóng đại phương sai, các kết quả cho thấy rằng, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến trong mô hình đo lường dao động từ 1.000 đến 2.142, tất cả đều nhỏ hơn 3. Điều này có ý nghĩa rằng, tất cả các nhân tố trong mô hình đều phân biệt với nhau. Từ đó khẳng định tất cả các nhân tố này đưa vào mô hình là phù hợp.