IX. Đánh giá về dự PIN
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1Thống kê mô tả nhân khẩu học
Như bảng 4.1 được trình bày ở phụ lục, chúng tôi cung cấp nhân khẩu học của 275 người thực hiện khảo sát. Đầu tiên là về giới tính trong đó nam có 145 người chiếm 52,7% trong tổng số người tham gia khảo sát, nữ có 130 người chiếm tỉ lệ 47,3%, không có sự chênh lệch lớn về giới tính, cho thấy dù đối tượng ở giới tính nào cũng đều rất quan tâm đến thời trang và những người có ảnh hưởng.
Thứ hai là độ tuổi, chúng tôi nhận thấy phần lớn là từ 18 - 25 tuổi chiếm 69,5%, tiếp đến là từ 26 - 30 tuổi chiếm 18.2%, đứng thứ ba là 31 - 40 tuổi với 9.5%, và cuối cùng là những người có độ tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 2.9%. Hầu hết những người tham gia khảo sát của chúng tôi có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, là độ tuổi năng động dễ dàng theo dõi và hòa nhập với những xu hướng mới trong ngành thời trang. Vì vậy họ sẽ tìm kiếm, theo dõi những người có ảnh hưởng đến thời trang và sẽ tác động đến ý định mua hàng của họ.
Về nghề nghiệp, đối tượng chiếm tỉ lệ nhiều nhất là học sinh, sinh viên với 62,2%, sau đó đến những người đang có việc làm ổn định chiếm 21.1%, tiếp theo là những người đang tìm kiếm việc làm, chiếm tỷ lệ là 15,3%, cuối cùng là khác chiếm 1.5%. Học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những người có ảnh hưởng mà họ theo dõi. Bởi vì đây là độ tuổi thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ và dễ dàng tiếp cận với mạng xã hội, truyền thông, Internet, muốn bắt kịp các xu hướng mới được đặt ra bởi người có ảnh hưởng mà học theo dõi về ngành thời trang.
Đối với thu nhập bình quân mỗi tháng của những đối tượng tham gia khảo là dưới 2 triệu đồng chiếm 40,4%, đứng thứ hai là từ 2 – 10 triệu đồng chiếm 42,9% và tỷ lệ ít nhất là thu nhập trên 10 triệu đồng với 16.7%. Qua bảng thống kê chúng ta có thể thấy rằng thu nhập của những
người tham gia khảo sát ở mức trung bình. Và chủ yếu là học sinh, sinh viên nên họ ít chịu gánh nặng về tài chính và có mong muốn thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, đặc biệt quan tâm đến ngành thời trang.