Phương pháp Thử và Sai (Trial & Error)

Một phần của tài liệu Tai lieu Khoi nghiep (Trang 28 - 29)

Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về tư duy sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy, phần lớn mọi người khi có vấn đề thường nghĩ ngay đến việc áp dụng các ý tưởng sẵn có trong trí nhớ. Sau khi phát hiện ra những “phép thử” đó sai, người giải tiến hành các phép thử khác.

Phương pháp cổ điển Nguyên tắc của phương pháp “Thử và Sai” là tuần tự thử triển khai các giả thuyết, loại bỏ dần các giả thuyết không đúng cho đến khi xác định được giải pháp tốt nhất. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống khi đối diện với vấn đề mới phát sinh và cả trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được thực hiện tuần tự qua một số bước và lặp lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.

Bước 1 - Thử (Trial): Triển khai thử một giả thuyết được xem là có triển vọng. Bước 2 - Sai (Error): Sau khi thử triển khai giả thuyết đã chọn mà kết quả thu

được không như ý, hay không đạt mục tiêu đề ra, chuyển qua bước tiếp theo.

Bước 3 - Phân tích: Phân tích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái sai.

Bước 4 - Sửa sai: Xây dựng một giả thuyết mới có khả năng đạt được kết quả,

tránh những cái sai của giả thuyết trước.

Bước 5 - Lặp lại bước 1, và các bước tiếp theo với giả thuyết mới như một chu

kỳ mới cho đến khi đạt được mục tiêu.

Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là:

1. Số phép thử và sai có thể nhiều, gây ra lãng phí trí lực, sức lực, phương tiện, thời gian, tốn kém và không thúc đẩy phát huy tư duy đột phá.

2. Các phép thử, cách đánh giá đúng – sai có thể mang tính chủ quan của con người, nhận định “sai”có thể mang tính chủ quan (đôi lúc cái “sai” nếu phát triển tiếp, có thể đi đến lời giải đúng).

3. Sự tồn tại của tính “ì” tâm lý.Kiến thức và kinh nghiệm riêng của người giải luôn có khuynh hướng đưa người giải đi theo con đường mòn đã hình thành trong quá khứ.

Một phần của tài liệu Tai lieu Khoi nghiep (Trang 28 - 29)