Kỹ năng thuyết phục

Một phần của tài liệu Tai lieu Khoi nghiep (Trang 58 - 77)

Kỹ năng thuyết phục là một trong các kỹ năng cần thiết dành cho các thành viên tham gia hoạt động nhóm. Thuyết phục là việc sử dụng ngôn ngữ, hành động cùng với các công cụ hỗ trợ để tác động đến người khác nhằm cố gắng làm cho họ thay đổi và thực hiện những điều mà mình mong muốn. Để thuyết phục cần phải đạt được ba yêu cầu cơ bản: linh hoạt, khéo léo và kiên nhẫn.

- Linh hoạt: đòi hỏi người thuyết phục không được cứng nhắc, máy móc. Không có một công thức chung cho tất cả mọi trường hợp mà tuỳ thuộc vào từng đối tượng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và nội dung mà người thuyết phục có những phương pháp khác nhau.

- Khéo léo: thể hiện trong quá trình thuyết phục luôn thể hiện sự tự tin vào bản thân nhưng không được tự mãn. Các vấn đề đưa ra được trình bày một cách sinh động, hấp dẫn người nghe dễ được người nghe chấp nhận.

- Tính kiên nhẫn: thể hiện sự kiên trì, không nôn nóng khi người nghe chưa chấp nhận ý kiến của mình mà bỏ cuộc.

Các bước cơ bản để thuyết phục người khác

- Hãy hiểu đối phương

Để thuyết phục người khác trước tiên bạn phải hiểu họ, họ có nhu cầu gì và mong muốn gì. Ai cũng có nhu cầu và mong muốn riêng và rất đa dạng trên tất cả các lĩnh vực lý trí, tình cảm và thể chất. Nhưng không phải lúc nào những nhu cầu và mong muốn đó cũng được thể hiện một cách công khai, bạn cần phải tìm hiểu nó. Vì thế bạn đừng bỏ qua mọi tín hiệu xung quanh, nó chính là những thông tin cần thiết cho bạn. Bạn cũng đừng ngần ngại đặt những câu hỏi về những gì mà họ đang tìm kiếm. Khi đưa vấn đề ra, bạn cần phải đứng trên quan điểm của họ chứ đừng đứng trên quan điểm của bạn để thuyết phục họ.

- Hãy tạo sự thiện cảm với đối tượng mà bạn đang muốn thuyết phục

Thiện cảm và sự tin cậy thường đi đôi với nhau. Để tạo sự thiện cảm với đối tượng bạn cần chú ý đến trang phục, lời nói và hành động sao cho phù hợp với văn hoá của đối tượng mà bạn đang muốn thuyết phục.

- Tạo sự tin tưởng người nghe bằng cách:

+ Lập luận vấn đề một cách mạch lạc rõ ràng và logic.

+ Hãy bắt đầu vào điều mà ai cũng muốn nghe và muốn nghe tiếp câu chuyện của bạn.

+ Kết thúc câu chuyện để lại ấn tượng cho người nghe.

+ Khi đề cập đến giải pháp cho vấn đề bạn cần thể hiện được cả tính ưu, nhược điểm của nó. Bạn đừng chỉ đề cập mặt ưu điểm của giải pháp điều đó chỉ dẫn đến người nghe nghi ngờ bạn bởi vì không có giải pháp nào là hoàn hảo cả, nhưng bạn phải chỉ cho họ thấy được lợi ích của họ trong giải pháp đó.

- Hãy thể hiện tính chuyên gia của bạn khi thuyết phục người khác.

+ Tâm lý nói chung, người ta dễ tin vào chuyên gia nói. Muốn vậy bạn phải chứng tỏ bạn am hiểu vấn đề. Trong quá trình thuyết phục nên có những con số cụ thể dễ thuyết phục người nghe.

+ Trong quá trình luôn luôn thể hiện sự tự tin vào quan điểm mình trình bày. Một chút ngập ngừng, do dự trong quá trình thuyết phục sẽ dẫn đến sự nghi ngờ không tin tưởng của người nghe.

- Biết tạo ra sự thích thú cho người nghe bằng cách:

+ Tâng bốc đối tượng một cách có chiến lược: người nghe thường thích được tâng bốc nhưng phải biết cách và hợp lý. Bất kỳ một sự thái quá cũng đều dẫn đến kết quả ngược lại.

+ Trong câu chuyện phải có những điểm thú vị, những điều mà người nghe đang quan tâm và muốn nghe. Muốn vậy câu chuyện của bạn phải có những điểm nhấn phù hợp với những sở thích và thị hiếu của người nghe.

- Biết khêu gợi tính tư lợi của người nghe: Tâm lý chung ai cũng muốn biết nếu thực hiện những điều mà bạn đưa ra thì họ có lợi gì?

- Hãy tìm điểm tương đồng giữa quan điểm của bạn và người nghe điều này giúp tạo cảm giác bạn đang trên cùng chiến tuyến với người khác. Hãy thể hiện cho người nghe thấy ý tưởng của bạn rất "ăn khớp" với họ hoặc chí ít thì cũng "dính dáng" nhiều đến công việc của họ. Tốt nhất bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu hiểu những lo lắng của họ và biết cách chia sẻ. Lời nói của đồng minh bao giờ cũng có giá tị thuyết phục rất cao

- Tạo sự ủng hộ: Thông thường người ta hay ngả theo số đông, do vậy bạn cần phải cho người nghe biết ý tưởng của bạn đã thành công ở những đâu và được nhiều người ủng hộ như thế nào.

- Biết chọn đúng thời điểm để thuyết phục nghe: Việc lựa chọn thời điểm thuyết phục người nghe rất quan trọng, nó quyết định đến tính hiệu quả thuyết phục của ban. Muốn vậy bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn thích hợp:

+ Thời gian nói chuyện.

+ Khung cảnh của buổi nói chuyện. + Tâm trạng của đối tượng.

PHỤ LỤC 1

NHỮNG CUỐN SÁCH VỀ KHỞI NGHIỆP NÊN ĐỌC

1. Giáo trình khởi sự kinh doanh

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền, TS. Ngô Thị Việt Nga Nhà Xuất bản Kinh tế Quốc dân, năm 2016

2. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tư duy và công cụ

Nguyễn Đặng Tuấn Minh

Nhà Xuất bản Phụ nữ, năm 2017

3. The Startup Owner's Manual: The Step-By-Step Guide for Building a Great Company

Steve Blank & Bob Dorf

Nhà Xuất bản K&S Ranch, Incorporated, 2012 Đã được dịch sang tiếng Việt:

Sổ tay của các nhà khởi sự kinh doanh: Hướng dẫn từng bước để xây dựng một công ty vĩ đại

4. The Lean Startup

Eric Ries

Nhà Xuất bản Crown Publishing Group (USA), 2011 Đã được dịch sang tiếng Việt:

Khởi nghiệp tinh gọn

5. Business Model Generation

Alexander Osterwalder, Yves Pigneur, 2010 Đã được dịch sang tiếng Việt:

Tạo lập mô hình kinh doanh

6. The Crowdfunding Bible: How to Raise Money for Any Startup, Video Game or Project

(Kinh thánh cho gọi vốn cộng đồng - làm thế nào để gọi vốn cho khởi nghiệp, các trò chơi, video và các dự án)

Scott Steinberg, 2012

7. The Innovator's Method: Bringing the Lean Startup Into Your Organization

(Phương thức của người đổi mới sáng tạo: đưa khởi nghiệp tinh gọn vào tổ chức của bạn)

8. The Lean Entrepreneur: How Visionaries Create Products, Innovate with New Ventures, and Disrupt Markets

(Doanh nhân tinh gọn: làm thế nào để những doanh nhân có tầm nhìn sáng tạo sản phẩm, đổi mới sáng tạo thành công doanh nghiệp và thay đổi thị trường)

Brant Cooper và Patrick Vlaskovits, 2012

9. Lean Analytics: Use Data to Build a Better Startup Faster

(Phân tích trong khởi nghiệp tinh gọn – sử dụng dữ liệu để xây dựng một khởi nghiệp tốt hơn nhanh hơn)

Alistair Croll và Benjamin Yoskovitz, 2013

10. Value Proposition Design: How to Create Products and Services Customers Want

(Thiết kế tuyên bố giá trị - làm thế nào để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ khách hàng muốn)

Alexander Osterwalder, Yves Pigneur, Trish Papadakos, Alan Smith, Gregory Bernarda, 2014

Đã được dịch sang tiếng Việt

11. Lean B2B: Build Products Businesses Want

(Khởi nghiệp tinh gọn cho doanh nghiệp B2B – Xây dựng những sản phẩm doanh nghiệp muốn)

12. The Customer-Funded Business: Start, Finance, or Grow Your Company with Your Customers' Cash

(Doanh nghiệp được cấp vốn bởi khách hàng: Khởi sự cung cấp tài chính và tăng trưởng công ty bằng tiền của khách hàng)

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP

STT Công cụ Địa chỉ trực tuyến

1 Công cụ mô hình phân tích cơ hội trực tuyến

http://opportunityanalysiscanvas.com/

2 Story boarding https://storiesonboard.com/

3 Công cụ Business Model Canvas và Value Proposition Design

https://strategyzer.com/

4 Nền tảng khảo sát trực tuyến https://khaosat.me/

5 Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp http://www.brightjourney.com/

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH VƯỜN ƯƠM, ĐƠN VỊ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP

STT Tên đơn vị Địa điểm

1 Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp – Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội

2 Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội

3 Không gian Sáng tạo và Ươm tạo FTU - Trường Đại học Ngoại thương

Hà Nội

4 Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ NACENTEC- TBI

Hà Nội

5 Vườn ươm chế biến và đóng gói thực phẩm tại Hà Nội Hà Nội 6 Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc Hà Nội 7 Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội

(HBI-IT) Hà Nội

8 Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Đại học Huế Huế

9 Công viên Công nghệ thông tin Đà Nẵng Đà Nẵng

10 Vườn ươm ĐH Bách Khoa TP HCM (HCMUT-TBI) TP. HCM

11 Trung tâm ươm tạo phần mềm Quang Trung TP. HCM

12 Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thuộc Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

13 Vườn ươm công nghệ cao Sài Gòn TP. HCM

14 Vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp TP. HCM

15 Vườn ươm Việt Nam – Hàn Quốc. Cần Thơ

16 Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH KHÔNG GIAN LÀM VIỆC CHUNG (COWORKING SPACE)

STT Tên đơn vị Địa điểm

1 BKHUP Hà Nội

2 Toong Hà Nội

3 Fablab Ha Noi Hà Nội

4 UP Hà Nội

5 INNOVATION HUB HANOI Hà Nội

6 KiCoworking Space Hà Nội

7 TheVuon Hà Nội

8 Y-Nest Hà Nội

9 Tiktak Coworking Space Hà Nội

10 Hatch Nest coworking space Hà Nội

11 Espace coworking Hà Nội

12 Clickspace Hà Nội

13 HUB IT Hà Nội

14 Moonwork Hà Nội

15 iHouse Hà Nội

16 Regus Hà Nội

17 The Mahogany Coworking Space Hà Nội

19 DNC COWORKING SPACE Đà Nẵng

20 Da Nang Startup Network Đà Nẵng

21 Enouvo CoWorking Space Đà Nẵng

22 Hexagon Đà Nẵng

23 The Hub DaNang Đà Nẵng

24

Công ty CP Trung tâm ươm tạo Khởi nghiệp Sông

Hàn Đà Nẵng

25 IoT Space Đà Nẵng

26 V.Startup Coworking Space Đà Nẵng

27 UP Green Life Cần Thơ

28 Dreamplex TP. HCM 29 Work Saigon TP. HCM 30 Start Saigon TP. HCM 31 Saigon Coworking TP. HCM 32 Citihub TP. HCM 33 BIG Work TP. HCM

34 SILICON STRAITS SAIGON TP. HCM

35 Quodisys TP. HCM

36 The Workshop Coffee TP. HCM

37 Aspire TP. HCM

39 GekkoSpace TP. HCM

40 INCO Center TP. HCM

41 ITP - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM

42 The Ventures Vietnam TP. HCM

43 Space2UP TP. HCM

44 Start coworking space TP. HCM

45 Artfolio coworking cafe TP. HCM

46 Funwork TP. HCM

47 Circo TP. HCM

48 OFFICE168 TP. HCM

49 Gallery Pepper House TP. HCM

50 Workyos TP. HCM

51 Cado Worksapce TP. HCM

PHỤ LỤC 5

DANH SÁCH MỘT SỐ QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TIÊU BIỂU

STT Tên đơn vị Logo

1

Dragon Capital

Tập đoàn Dragon Capital là Tập đoàn Đầu tư tổng hợp tập trung chuyên biệt cho thị trường vốn Việt Nam. Được thành lập năm 1994, Dragon Capital hiện tại là một trong những quỹ quản lý có bề dày kinh nghiệm nhất tại Việt Nam. Công ty có văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội (dưới sự kiểm soát Ủy Ban Chứng Khoán Việt Nam) và tại Vương quốc Anh (dưới sự kiểm soát FSA).

2

Mekong Capital

Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư chuyên về vốn cổ phần chưa niêm yết tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành theo xu hướng tiêu dùng. Các công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital đều nằm trong số những công ty phát triển nhanh nhất và dẫn đầu thị trường trong các ngành thúc đẩy tiêu dùng tại Việt Nam như bán lẻ, nhà hàng, hàng tiêu dùng, phân phối,… Quỹ tập trung vào các ngành định hướng theo người tiêu dùng bắt kịp sức tiêu thụ ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam bao gồm phát triển thương hiệu, phân phối và bán lẻ

3

IDG Venture

Tập đoàn IDG Venture – Mỹ, đầu tư vào Việt Nam từ năm 2004. IDG dự tính đầu tư mạo hiểm 80-100 triệu USD vào Việt Nam giai đoạn 2003-2010 trong lĩnh

vực xuất bản ấn phẩm chuyên ngành, tổ chức các triển lãm hội nghị trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Trong quá trình hoạt động, IDG Venture đã phải hình dung ra thị trường như thế nào, hình dung ra nhu cầu của mọi người trong thị trường ấy, sau đó tìm ra những con người và sản phẩm mạo hiểm đầu tiên để thực hiện việc đầu tư mạo hiểm của mình.

4

VinaCapital Foundation (VCF)

Được thành lập từ năm 2007, Quỹ tài trợ VinaCapital Foundation (VCF) là một tổ chức phi chính phủ Mỹ và được xếp loại 501(c)(3), được khấu trừ thuế và được cấp phép như một tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam. Thế mạnh của Quỹ là khả năng thực hiện các dự án phát triển và nhân đạo tại Việt Nam một cách hoàn toàn minh bạch. Quỹ VCF là một tổ chức phi lợi nhuận độc lập dựa trên nền tảng chuyên môn cao từ tập đoàn VinaCapital trong khi vẫn tự do và độc lập để chỉ đạo và thực hiện các dự án phát triển riêng cho trẻ em trong các vấn đề về xã hội, kinh tế và môi trường.

5

CyberAgent Ventures (CAV)

Tại Việt Nam, CyberAgent Ventures (CAV) cũng là một trong số ít các quỹ đầu tư mạo hiểm đã rót vốn và đang tích cực tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới ở lĩnh vực Internet. Các công ty Nhật thường liên kết rất chặt chẽ với nhau, nhất là khi đầu tư ra nước ngoài.

Trong 12 dự án CAV đầu tư ở Việt Nam, Vật Giá là dự án thành công nhất. Vật Giá tăng trưởng rất nhanh, cả về quy mô và vị thế trên thị trường. Bên cạnh Vật

Giá, còn 2 dự án đáng chú ý khác là Foody và TeaMobi. TeaMobi là một thành công đáng nhớ của CAV. Họ là người tiên phong trong lĩnh vực game mobile. Vào thời điểm TeaMobi bắt đầu, thị trường rất lớn và không có nhiều đối thủ. Foody, dự án CAV mới đầu tư 2 tháng trước, cũng rất đáng chú ý. Với dịch vụ tìm kiếm nhà hàng chất lượng cao kết hợp cùng các đánh giá chính xác từ người dùng, CAV kỳ vọng Foody có thể trở thành số 1 trong thị trường ẩm thực Việt Nam.

6

DFJ VinaCapital

Là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên trong nước, DFJ VinaCapital kết hợp kinh nghiệm đầu tư quốc tế cùng sự am hiểu về thị trường địa phương để giúp các công ty trong quỹ phát triển thành công trong môi trường hoạt động tại Việt Nam. VinaCapital là tập đoàn quản lý quỹ tiên phong tại Việt Nam với hơn 200 doanh nghiệp trong danh mục đầu tư. DFJ là mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu thế giới với vốn tham gia trong hơn 600 công ty trên toàn cầu. Hai mạng lưới đầu tư lớn này giúp DFJ VinaCapital trở thành một nhà hỗ trợ đắc lực và là một cầu nối quan hệ lý tưởng cho các doanh nghiệp trong quỹ.

Đầu tư của DFJ VinaCapital vào các công ty được xây dựng dựa trên sự hợp tác lâu dài với những doanh nhân sáng lập. Quỹ là một nhân tố quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp trong quỹ và hợp tác chặt chẽ với đội ngũ quản lý để đạt được những mục tiêu được đề ra.

7

Kusto Việt Nam

Kusto Việt Nam thuộc một nhóm nhà đầu tư nước ngoài, hiện đang đầu tư sang các thị trường Kazakhstan, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam. Kín tiếng, ít thông tin, Kusto luôn khiến người khác tò mò khi được nhắc đến tên. Một số hoạt động đầu tư nổi bật của Kusto như Truongxua.vn, Everyday.vn, Wada.vn,...

Năm 2005 Kusto Group thành lập công ty Quản lý đầu tư mạo hiểm BTA tại Việt Nam – tiền thân của Kusto

Một phần của tài liệu Tai lieu Khoi nghiep (Trang 58 - 77)