Kỹ năng giải quyết các xungđột

Một phần của tài liệu Tai lieu Khoi nghiep (Trang 56 - 58)

Xung đột giữa các cá nhân trong nhóm là một phần trong các hoạt động nhóm thường xảy ra. Nó có thể khiến cho chúng ta bị stress, làm tổn thương mối quan hệ giữa các thành viên, ảnh hưởng chung đến hoạt động nhóm. Chúng ta không luôn tránh được

những mâu thuẫn này, nhưng chúng ta có thể học cách chế ngự và kiểm soát nó. Để giải quyết các xung đột cá nhân, mỗi người đều cần phải có kỹ năng nhất định về cách giải quyết các sự xung đột:

Các bước giải quyết xung đột: - Nhận diện sự xung đột:

+ Thông thường sự xung đột chưa thể hiện rõ ngay lập tức mà ban đầu có những biểu hiện như tránh mặt nhau, hoặc công khai chỉ trích nhau trong cuộc họp với các ngôn ngữ nói, cử chỉ và cao độ của giọng nói khi họ phản ứng với các thành viên khác trong nhóm.

+ Xác định loại xung đột mà bạn đang mắc phải. Việc nhận dạng được loại xung đột là rất quan trọng, với các loại xung đột khác nhau chúng ta có những cách giải quyết khác nhau. Có những loại xung đột ta không cần giải quyết mà theo thời gian tự nó được giải quyết.

+ Xác định hoàn cảnh nảy sinh xung đột, và những vấn đề liên quan đến chúng, đảm bảo rằng bạn đã hiểu được bản chất của xung đột.

- Tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề:

+ Hãy hỏi những người xung quanh về những vấn đề mà bạn đang đối mặt, thể hiện rằng bạn đang thực sự quan tâm và tôn trọng ý kiến của họ, mong muốn họ tham gia góp phần giải quyết vấn đề của bạn.

+ Hãy cố gắng hiểu được động lực và mục đích của đối tượng mà bạn đang có mâu thuẫn. Tại sao họ lại có hành động như vậy? Những hành động của bạn đã có ảnh hưởng như thế nào tới họ?

- Xác định phương pháp giải quyết vấn đề:

+ Xung đột thật sự chỉ được giải quyết khi cả hai bên đều thực lòng mong muốn giải quyết. Giải pháp khả thi khi thực sự thoả mãn yêu cầu của cả hai bên. Trong những trường hợp này bạn hãy sử dụng phương pháp thương lượng cả hai bên đều thắng (win- win) là phương pháp hiệu quả nhất trong hoạt động nhóm. Các phương pháp khác chỉ giải quyết mang tính tạm thời, mâu thuẫn không được giải quyết triệt để.

+ Trong quá trình thương thảo với đối tác, bạn hãy bình tĩnh kiểm soát được trạng thái tình cảm của mình, không nên biểu lộ những hình thức thái quá trên nét mặt, cử chỉ và điệu bộ

+ Hãy lắng nghe và cố gắng hiểu được đối phối phương nói gì. Nghe thật kỹ thay vì chỉ tập trung suy nghĩ về điều mình sắp nói. Hãy chứng tỏ cho đối phương biết rằng mình đang rất tập trung lắng nghe họ

+ Đối mặt trực diện với vấn đề bằng niềm tin có thể giải quyết được vấn đề mâu thuẫn bằng giải pháp hoà bình, nhanh chóng đánh giá được những điểm lợi và bất lợi và hậu quả xảy ra nếu như mâu thuẫn vượt quá phạm vi kiểm soát.

+ Tránh dùng những ngôn từ lăng mạ, khích bác hoặc chọc tức đối phương. Đừng đề cao mình hoặc vị trí mình trong cuộc tranh luận. Cùng nhau thảo luận bằng nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Mềm dẻo, cầu thị và vị tha là cách thức giải quyết mâu thuẫn tránh dẫn đến cuộc xungđột không cần thiết.

+ Khi vấn đề chưa được giải quyết không nên nóng vội, có thể tạm dừng chọn thời điểm thích hợp khác để nói chuyện sau.

+ Lên kế hoạch nói chuyện trực tiếp, cung cấp đầy đủ thông tin và trung thực cho đối tác để họ hiểu được vấn đề.

Một phần của tài liệu Tai lieu Khoi nghiep (Trang 56 - 58)