5W1H viết tắt cho các từ sau: What? (Cái gì?), Where? (Ở đâu?), When? (Khi nào?), Why? (Tại sao?), How? (Như thế nào?), Who? (Ai?)
Ví dụ: Khi nghiên cứu một cuốn sách chuyên ngành, đối diện với một công việc, thực hiện một ý tưởng, cần đặt những câu hỏi sau:
– What? (Cái gì?): + Cái đó là gì?
+ Cuốn sách này viết về cái gì? + Công việc này là gì?,... – Where? (Ở đâu?):
+ Cuốn sách nằm trong lĩnh vực nào, thuộc loại sách nào? + Công việc diễn ra ở đâu?
+ Ý tưởng này sẽ được thuyết trình ở đâu?,… – When? (Khi nào?):
+ Bối cảnh của cuốn sách viết khi nào? + Sự kiện này xảy ra khi nào?
+ Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?,… – Why? (Tại sao?):
+ Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
+ Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này? + Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến?,… - Who? (Ai?):
+ Ai là người viết cuốn sách này, viết cho ai? + Ai là người sẽ thực hiện công việc với tôi? + Ai đã nghiên cứu vấn đề này?,…
– How (Như thế nào?):
+ Công việc này sẽ được bắt đầu như thế nào? + Chiếc máy này hoạt động như thế nào? + Như thế nào là một công việc thành công?,…
Phương pháp tư duy 5W1H rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh. Việc tiếp cận giải quyết công việc nếu sử dụng hợp lý 5W1H sẽ khiến công việc đầy đủ, ít gặp thiếu sót. Sử dụng một cách sáng tạo có thể phát triển ý tưởng của bản thân. Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh. Hiện nay, phương pháp này còn được bổ sung thêm một số yếu tố để phát triển, ví dụ: 5W2H, 5W1H2C5M,… Những phương pháp này vẫn là nền tảng cơ bản nhất.