Tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 35 - 68)

1.2.2.1. Khái niệm về tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội là một dạng tập thể quân nhân được tổ chức trong các nhà trường quân đội, trong đó các thành viên gắn bó với nhau bởi mục đích chung là học tập, rèn luyện để trở thành người cán bộ quân sự, người sĩ quan chỉ huy bộ đội tương lai.

Theo cơ cấu biên chế của lực lượng vũ trang, các đơn vị học viên được biên chế thành các tiểu đội, trung đội, đại đội ( lớp), tiểu đoàn, các tập thể học viên được hình thành trên cơ sở đó và là những bộ phận nhỏ gắn bó hữu cơ với các tập thể khác trong nhà trường và quân đội.

Tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội tập hợp các thành viên dựa trên mục đích chung là đào tạo các sĩ quan trẻ cho quân đội, phục vụ sự nghiệp “xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội có tổ chức rất chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức đó vừa phản ánh đặc điểm của tổ chức quân sự, đồng thời phản ánh tính chất của tổ chức học tập,

rèn luyện. Nhờ có tổ chức chặt chẽ mà mọi hoạt động của tập thể học viên diễn ra thống nhất, tạo ra được sự phối hợp hoạt động của các thành viên, đảm bảo được nguyên tắc chỉ huy, phục tùng như quy định của điều lệnh quân đội.

Quan hệ giữa các thành viên trong tập thể học viên dựa trên tinh thần tập thể, tình đồng chí, sự phụ thuộc lẫn nhau về trách nhiệm xã hội. Nền tảng của quan hệ này là các quan điểm chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các giá trị chuẩn mực đạo đức người học viên sĩ quan, các quy tắc hành vi sinh hoạt. Quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên góp phần tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể, tạo điều kiện cho từng cá nhân cũng như cả tập thể phát triển thuận lợi.

Như vậy, tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội là một dạng tập thể trong các nhà trường quân đội. Tập thể học viên cũng mang đầy đủ các đặc trưng của tập thể nói chung, ngoài ra còn những đặc điểm riêng, phản ánh tính chất đặc thù của những tập thể trong các nhà trường quân đội.

1.2.2.2. Những đặc điểm cơ bản trong hoạt động và giao tiếp của tập thể học viên các trường sĩ quan quân đội.

Do tính chất, nhiệm vụ của các nhà trường quân đội nên hoạt động của tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội có những đặc điểm sau:

a. Mục đích hoạt động của tập thể học viên mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Hoạt động của tập thể học viên sĩ quan không phải trực tiếp tạo ra của cải vật chất mà là hoạt động nhận thức, hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người biến thành kinh nghiệm bản thân. Hoạt động chủ đạo trong việc hình thành nhân cách người học viên là học tập, rèn luyện. Hoạt động học tập, rèn luyện của người học viên sĩ quan nhằm mục đích qua thời gian đào tạo nắm được hệ thống kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ quân sự, kiến thức chuyên ngành, đồng thời nắm được những kiến thức về quản lý, giáo dục, chỉ huy để sau khi ra trường có thể thực thi được trên cương vị của người lãnh đạo, chỉ huy quân sự. Như nghị quyết

115/ NQĐU ( 5/ 1988 ) đã chỉ ra phương hướng cho các nhà trường quan sự: “Đào tạo cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt; vững vàng về chính trị, có trình độ năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lí và phong cách ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ”[16]. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo ở nhà trường còn giúp cho học viên có phương pháp luận khoa học trong việc xem xét đánh giá tình hình, trung thành với mục tiêu, lí tưởng của Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có phẩm chất đạo đức trong sáng. Nghị quyết 93/ NQĐUQSTW nhấn mạnh yêu cầu về phẩm chất chính trị của người học viên khi ra trường: “Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lí tưởng của Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Quyết tâm phấn đấu theo con đường xã hội chủ nghĩa, yên tâm gắn bó với sự nghiệp xây dựng quân đội, có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” [17].

Mục đích hoạt động của tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, từ tính chất của chiến tranh tương lai và vai trò của đội ngũ sĩ quan

trong tổ chức quân đội. Quá trình học tập rèn luyện ở nhà trường không chỉ giúp cho học viên nắm vững kiến thức quân sự và các vấn đề cơ bản của khoa học chung mà còn giúp cho họ trưởng thành về mặt đạo đức, tác phong, rèn giũa điều lệnh quân sự, hình thành các phẩm chất nhân cách người sĩ quan, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

“Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa có bước phát triển mới cả về nội dung, tính chất, phạm vi và phương thức hoạt động, đã và đang đặt ra những yêu cầu mới rất cao. Quân đội ta với tư cách là lực lượng chính trị, một công cụ đặc biệt của Đảng, của giai cấp công nhân Việt Nam, lực lượng nòng cốt để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và tiến hành chiến tranh nhân dân không những phải nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược ở các qui mô và cường độ khác nhau mà còn phải làm tròn nhiệm vụ đội quân công tác, tham gia vào đời sống chính trị đất nước. phòng chống có hiệu quả

chiến lược “Diễn biến hoà bình”” [3, tr. 11] , trước yêu cầu đó việc học tập, rèn luyện của học viên ở nhà trường để trở thành người sĩ quan quân đội có một ý nghĩa xã hội cao cả.

b. Hoạt động học tập của tập thể học viên các trường sĩ quan

diễn ra dưới nhiều hình thức, là sự đan xen giữa hoạt động học tập

trên thao trường, bãi tập với học tập trên giảng đường, phòng thí nghiệm, Cường độ học tập và rèn luyện diễn ra rất cao, đòi hỏi người học phải nỗ.lực rất lớn cả về thể lực và trí lực.

Quá trình huấn luyện của các trường đào tạo sĩ quan không chỉ thực hiện trong phòng học, phòng thí nghiệm mà còn giành nhiều thời gian cho hoạt động dã ngoại thực địa, trong những tình huống gần giống chiến đấu.

Tính đa dạng của hoạt động học tập trong các trường sĩ quan trước hết là do đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại thì một trong những công tác trọng tâm hiện nay của quân đội là đào tạo ra đội

ngũ sĩ quan có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng quân đội. Đội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội với tư cách là người chỉ huy, người lãnh đạo, người tổ chức hoạt động ở các đơn vị, đóng vai trò là lực lượng nòng cốt. Do vậy, họ phải được các nhà trường quân sự đào tạo toàn diện về các mặt như: trang bị hệ thống kiến thức cơ bản và hiện đại, có những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, đặc biệt chú ý phát triển ở họ năng lực trí tuệ, năng lực hành động sáng tạo, vững vàng về chính trị, đạo đức, lối sống... Qua các hình thức học tập tổ chức trên các giảng đường, người học có điều kiện để nắm một hệ thống những kiến thức cơ bản, làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, những kiến thức đó muốn trở nên vững chắc, có thể đem vận dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải kết hợp với các hình thức dạy học thực hành trên thao trường, bãi tập như: Luyện tập, diễn tập, thực hành bắn đạn thật... Nhờ có sự kết hợp các hình thức dạy học mà nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phát triển các phẩm chất tư duy cũng như các phẩm chất tâm lý khác, tạo nên

sự thích ứng của người học viên đối với hoạt động quân sự, gắn liền với cương vị, chức trách sau này đảm nhiệm.

Hoạt động học tập của người học được thực hiện đan xen cả trên giảng đường, thao trường, bãi tập còn là sự quán triệt quan điểm của Đảng về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong huấn luyện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù được xem hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách” [47, tr. 234] .

Quán triệt quan điển trên, các trường đào tạo sĩ quan trong quân đội đã có sự điều chỉnh đúng đắn trong kế hoạch huấn luyện, các hình thức huấn luyện, thực hành chiếm tỉ lệ lớn trong chương trình huấn luyện. Qua tìm hiểu ở Trường sĩ quan lục quân I, chúng tôi thấy thời gian dành cho các môn huấn luyện thực hành chiếm 55% trong tổng số thời gian huấn luyện. Do vậy, các buổi học của người học viên không đơn thuần chỉ diễn ra trong lớp học mà còn được tiến

hành ở những địa bàn rất đa dạng, trong các điều kiện địa hình, thời tiết khác nhau.

Do tính chất và hoàn cảnh đặc biệt của hoạt động học tập trong các nhà trường quân sự nên việc huấn luyện diễn ra với cường độ rất cao đòi hỏi sự căng thẳng, hao tốn cả về thể lực và trí lực của người học.

Sự căng thẳng, tính phức tạp trong học tập của học viên xuất phát từ đặc trưng chung của hoạt động quân sự. Hoạt động quân sự là loại hoạt động đặc biệt, trong đó người quân nhân sử dụng các phương tiện, vũ khí, kĩ thuật để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Đó là loại hoạt động có những lúc phải hy sinh xương máu, phải đối phó với âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, chịu sự tác động của các yếu tố trong chiến tranh như: Sự căng thẳng, ác liệt, tính khẩn trương của tình huống chiến đấu, sự bất ngờ... Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nội dung của hoạt động quân sự lại càng phức tạp, nhiệm vụ của hoạt động quân sự có sự biến động lớn, tình huống chiến đấu diễn ra khẩn trương, quy mô rộng... Tất cả các yếu

tố đó tác động mạnh lên tâm lý bộ đội, gây nên những căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng đến hiệu xuất hoạt động.

Các nhà tâm lý học Mác-xít cho rằng: Trong hoạt động quân sự thường nảy sinh các trạng thái tâm lý:

- Trạng thái căng thẳng tối ưu: Là trạng thái căng thẳng vừa sức chịu đựng của con người, gây ra trạng thái tích cực, làm cho hoạt động diễn ra thuận lợi, có hiệu xuất cao.

- Căng thẳng cực trị: Nảy sinh trong trường hợp đòi hỏi phải huy động các nguồn dự trữ thông thường trong cơ thể.

- Căng thẳng siêu cực trị: Nảy sinh trong trường hợp phải huy động các nguồn dự trữ thay thế của cơ thể. trạng thái này nảy sinh trong trường hợp có nguy hiểm trực tiếp tới cuộc sống cá nhân, của tập thể quân nhân [36, tr. 340] .

Từ vấn đề trên, để đảm bảo cho hoạt động cho người quân nhân đạt hiệu quả cao, đòi hỏi họ phải được chuẩn bị tốt về tâm lý và thể lực, có khả năng vượt qua những trạng thái căng thẳng cực trị và siêu cực trị.

Quá trình đào tạo trong các nhà trường quân đội là quá trình chuẩn bị con người, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nghề nghiệp quân sự.“Họ là lực lượng nòng cốt quyết định hiệu năng của vũ khí, trang bị kĩ thuật quân sự, quyết định tiến trình và kết quả của mỗi trận chiến đấu, của mọi cuộc chiến tranh, quyết định sức mạnh của quân đội, sự vững mạnh của nền quốc phòng toàn dân” [3, tr. 10]. Do vậy, người học viên trong các trường sĩ quan quân đội phải được chuẩn bị toàn diện, cả về kĩ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý..., quá trình đào tạo phải giúp cho họ nắm được một khối lượng kiến thức lớn, phát triển trí tuệ, hình thành những kĩ xảo, kĩ năng nghề nghiệp quân sự, khi ra trường người học viên có thể đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động quân sự hiện đại, hoàn thành tốt chức trách được đảm nhiệm. Vì vậy, trong học tập các nhà trường luôn đặt ra các yêu cầu cao đối với người học, học tập bám sát thực tiễn, thực hiện nhà trường đi trước đơn vị một bước. Do được chuẩn bị tốt ở các nhà trường nên thực tế các năm qua đội ngũ sĩ quan được đào tạo trong các nhà trường đều đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quân đội.

Một yếu tố nữa làm tăng mức khó khăn, phức tạp trong học tập của học viên xuất phát từ yêu cầu riêng trong hoạt động của bản thân các trường quân đội. Thực chất hoạt động học tập của người học viên là hoạt động lĩnh hội nền văn hoá lịch sử, biến kinh nghiệm của loài người thành kinh nghiệm cá nhân. Để biến những kinh nghiệm của xã hội loài người thành kinh nghiệm của bản thân, người học không thể hoạt động một cách thụ động mà đòi hỏi phải phát huy cao độ tính năng động, sự tích cực, người học phải “vật lộn với tri thức”, bỏ ra một công sức tương xứng cả về trí tuệ và thể lực.

Hiện nay, quá trình đào tạo ở các trường sĩ quan đã được chuyển dần lên đào tạo bậc đại học(NQ 93/ ĐUQSTW, 6 / 94 ). Do yêu cầu về nội dung huấn luyện, người học viên phải tiếp nhận một khối lượng thông tin lớn, gồm nhiều môn học khác nhau, thực hiện bằng nhiều hình thức huấn luyện. Ví dụ: “Học viên sĩ quan ở Học viện phòng không với các chuyên ngành tên lửa, ra đa, pháo phòng không trong bốn năm học phải học tới 78 môn học chung, 7 môn học chuyên ngành tổng quỹ thời gian là 4890 tiết học” [(dẫn theo) 65, tr.

156]. Với khối lượng kiến thức lớn như vậy cộng thêm tính chất của các tri thức trang bị cho người học ngày càng hiện đại đòi hỏi học viên phải nỗ lực rất lớn để đáp ứng yêu cầu do mục tiêu đào tạo đề ra.

c. Quá trình đào tạo diễn ra trong trật tự quân sự nghiêm túc và quan hệ quân nhân đúng với điều lệnh quân đội.

Đặc điểm của hoạt động quân sự, các tổ chức quân sự, là đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh. Tập thể học viên các trường sĩ quan quân đội là một dạng tập thể cơ sở quân nhân, mọi hoạt động của người học viên đều được thực hiện trên cái nền của hoạt động quân sự. Do vậy, quá trình đào tạo ở các nhà trường quân sự khác với các nhà trường dân sự ở chỗ: Được tiến hành trong một trật tự quân sự nghiêm túc và quan hệ quân nhân đúng điều lệnh quân đội. Trong toàn bộ thời gian đào tạo ở nhà trường quân sự người học viên bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của điều lệnh, điều lệ quân đội (điều lệnh nội vụ, điều lệnh kỷ luật) từ ăn, mặc, đi đứng, xưng hô, chấp hành thời gian đều

tuân theo các qui định chặt chẽ. Hàng ngày người học viên buộc phải thực hiện 11 chế độ trong ngày, thời gian học tập, công tác được thực hiện đúng kế hoạch từng ngày, từng tháng, từng quý.

Quan hệ qua lại giữa các quân nhân trong tập thể học viên cũng được thường xuyên duy trì đúng với các qui định của điều lệnh quân đội. Mối quan hệ đó phải thực hiện theo các nguyên tắc:

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 35 - 68)