Cấu trúc tâm lý của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 91 - 100)

Những nội dung này gắn bó mật thiết với nhau và là nguồn gốc sức mạnh của tập thể, là hạt nhân cố kết mọi thành viên trong tập thể thành một sức mạnh thống nhất, đảm bảo cho tập thể học viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện của mình.

1.3.3. Cấu trúc tâm lý của bầu không khí tâm lý tích cựctrong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội. trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Vấn đề cấu trúc bầu không khí tâm lý tập thể đã được bàn đến trong các công trình nghiên cứu của B. M. Parưgin, Đào Thị Oanh, Minh Hà, v.v… Nhìn chung, các công trình này đều dựa trên một cơ sở thống nhất là mối quan hệ qua lại trong tập thể để nghiên

cứu, chỉ ra các thành phần cấu trúc của bầu không khí tâm lý tập thể.

Các tác giả: Đào Thị Oanh [52, tr. 77], Minh Hà [ 21, tr. 197] cho rằng, nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể có thể chỉ ra ít nhất 3 loại quan hệ: Quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc; quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang; quan hệ với lao động. Mặc dù đã chỉ ra các thành phần cơ bản tạo nên bầu không khí tâm lý tập thể là: Quan hệ giữa những con người trong tập thể với nhau và quan hệ giữa những con người trong tập thể với lao động, nhưng các tác giả này vẫn chưa đi sâu vào nội dung tâm lý của từng mối quan hệ.

B. M. Parưgin, trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ rõ: Khi nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể chúng ta không dừng lại ở quan hệ giữa những con người trong tập thể với nhau, con người trong tập thể với công việc, vì tâm trạng của tập thể còn có thành phần của nhãn quan, thế giới quan, nhân sinh quan của cá nhân cũng như thành viên của tập thể. Do vậy, bầu không khí tâm

lý tập thể được biểu hiện trong cả mối quan hệ của mỗi thành viên trong tập thể đó với bản thân mình. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra: Khi xem xét từng mối quan hệ cần dựa trên lăng kính của hai dãy chỉ số cơ bản của tâm trạng tập thể là chỉ số mang tính cảm xúc và chỉ số mang tính đối tượng [ 90, tr. 12-13]. Như vậy, B. M. Parưgin không những chỉ ra mô hình khái quát của bầu không khí tâm lý tập thể dựa trên cơ sở của bốn mối quan hệ: Quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc; quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang; quan hệ với lao động; quan hệ với bản thân của từng thành viên mà còn đưa ra phương hướng cho việc nghiên cứu những nội dung tâm lý của từng mối quan hệ.

Có thể xác định, cấu trúc của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội gồm bốn mối quan hệ cơ bản: Quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc; quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang; quan hệ với nhiệm vụ học tập, rèn luyện; quan hệ với bản thân của từng thành viên. Nội

dung tâm lý ở mỗi mối quan hệ được biểu hiện trên hai mặt: Mặt nhận thức; mặt cảm xúc, thái độ.

1.3.3.1. Mặt nhận thức.

a. Trong quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc gồm:

Nhận thức đúng đắn các yêu cầu của điều lệnh quân đội trong quan hệ cấp trên-cấp dưới: Mỗi thành viên xác định rõ ràng vị trí của mình trong mối quan hệ, nắm được các quy định dành cho mỗi vị trí, có thái độ đúng với các quy định, mong muốn thực hiện tốt các quy định; sự hiểu biết lẫn nhau giữa người lãnh đạo, chỉ huy đối với cấp dưới, biểu hiện ở: nắm chắc đặc điểm tâm lý của nhau, xử sự phù hợp với các đặc điểm tâm lý riêng của từng thành viên trong tập thể.

b. Trong quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang gồm:

Nhận thức sâu sắc những yêu cầu của điều lệnh quân đội trong quan hệ giữa các quân nhân với nhau: Từng người xác định rõ ràng nhiệm vụ, chức trách của mình, những yêu cầu để đảm bảo cho sự phối hợp hoạt động diễn ra nhịp nhàng, thống nhất, đồng thời mỗi người còn phải hiểu nguyên tắc đạo đức khi quan hệ với nhau, như nguyên tắc

nhân ái, nguyên tắc làm chủ tập thể…; sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể: Mọi người nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhau, những thuận lợi, khó khăn của nhau trong học tập, rèn luyện.

c. Trong mối quan hệ với nhiệm vụ học tập,rèn luyện gồm:

Nhận thức sâu sắc mục tiêu, yêu cầu đào tạo, coi mục tiêu, yêu cầu đào tạo là mục tiêu của chính mình, hướng hoạt động của mình vào thực hiện thắng lợi mục tiêu đó; ý thức rõ ràng ý nghĩa xã hội của nghề nghiệp quân sự; hiểu biết đầy đủ vai trò của quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xác định rõ giá trị của nghề sĩ quan.

d. Trong mối quan hệ với bản thân gồm: Tự nhận thức, tự

ssánh giá bản thân, mỗi người tự giác nhận thức về vị thế của mình trong tập thể, nhận thức ý nghĩa xã hội khách quan của những động cơ, mục đích cá nhân, điều chỉnh những động cơ, mục đích đó cho phù hợp với lợi ích tập thể.

a. Trong quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc gồm:

- Sự tôn trọng, tin tưởng của chỉ huy đối với cấp dưới: Thể hiện

ở thái độ công bằng, thẳng thắn, tôn trọng nhân cách cấp dưới, không đối xử thô bạo đối với cấp dưới, cởi mở, chân tình với cấp dưới, thường xuyên động viên, giúp đỡ các thành viên trong tập thể vượt qua những khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Sự tôn trọng, tin tưởng của cấp dưới đối với người lãnh đạo,

chỉ huy: Thể hiện ở tình cảm thân thiện, không khí đầm ấm, tâm

trạng hài lòng của các thành viên với người lãnh đạo, chỉ huy của mình. Quan hệ cấp trên-cấp dưới không có sự ngăn cách về tình cảm, các thành viên mong muốn được giãi bày, chia sẻ tình cảm với người lãnh đạo, chỉ huy trong đơn vị.

b . Trong quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang gồm: - Thái độ sẵn sàng hợp tác, phối hợp hoạt động của các thành viên trong tập thể học viên: Thể hiện ở thái độ mong muốn được

cộng tác, hỗ trợ cho nhau, bổ xung cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau: Thể hiện ở thái độ thân thiện,

chia sẻ cảm xúc với nhau, chú ý đến nhau, tạo điều kiện, giúp đỡ lẫn nhau nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

- Thái độ tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau: Biểu hiện ở việc lắng

nghe ý kiến của nhau, tôn trọng nhân cách người khác trong giao tiếp, gửi gắm tình cảm, đặt niềm tin vào nhau, chia sẻ cảm xúc với mọi người, không có sự ngăn cách giữa các thành viên, mọi người được sống trong không khí đầm ấm.

- Thái độ đòi hỏi cao ở nhau: Thể hiện ở ý thức trách nhiệm

đối với nhau, ở thái độ thẳng thắn, chân tình, mạnh dạn phê bình trước những khuyết điểm của người khác. Trong tập thể không có những biểu hiện của thói ghen ghét, đố kỵ, dư luận của tập thể hướng vào mục tiêu vì sự tiến bộ của mọi người, vì sự vững mạnh của đơn vị.

c. Trong quan hệ đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyện gồm:

- Tình cảm yêu mến, gắn bó với nghề nghiệp quân sự: Thể hiện ở tính tự giác, chủ động, sáng tạo của các thành viên trong tập thể.

Trên cơ sở nhận thức được mục tiêu, yêu cầu đào tạo, từng thành viên đề xuất ý kiến, tham gia góp ý với người lãnh đạo, chỉ huy trong việc vạch kế hoạch tổ chức quá trình học tập, rèn luyện trong tập thể. Các quy định của điều lệnh kỷ luật, quy chế trong học tập, rèn luyện được các thành viên tự giác chấp hành; không khí thi đua trong học tập, rèn luyện được thể hiện rõ. Từng người, từng bộ phận sôi nổi thi đua với nhau, nỗ lực thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

d. Trong quan hệ đối với bản thân của từng thành viên:

- Tự đòi hỏi: Thể hiện ở xu hướng vươn lên hoàn thiện bản thân

của từng thành viên, từng người tự đặt ra những yêu cầu để mình phấn đấu nhằm thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo và đạt tới vị thế cao trong tập thể. Tự đòi hỏi còn thể hiện ở khả năng tự kìm hãm những thói quen không phù hợp ở các thành viên, mỗi người cảm thấy ăn năn, hối hận trước những sai lầm, khuyết điểm mà mình mắc phải.

- Tự khẳng định mình: Tự khẳng định mình quan hệ mật thiết với tự đòi hỏi ở mỗi thành viên, biểu hiện ở việc từng người mong

muốn xác định được vị trí của mình trong tập thể. Trên cơ sở nguyện vọng cá nhân, mỗi người có thái độ thi đua với nhau, khiêm tốn học hỏi người khác, tự điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các chuẩn mực chung của tập thể.

Tóm lại, cấu trúc bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học

viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội gồm hai mặt: Mặt nhận thức và mặt cảm xúc, thái độ của các thành viên trong tập thể nhưng cũng lại được biểu hiện trên các mối quan hệ cụ thể trong tập thể. Đó là: Quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc; quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang; quan hệ đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyện; quan hệ đối với bản thân của từng thành viên.

Có thể biểu đạt cấu trúc tâm lý của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2. Các nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành, phát triển bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 91 - 100)