Bầu không khí tâm lý tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 68 - 74)

tạo sĩ quan quân đội.

1.2.4.1. Khái niệm về bầu không khí tâm lý tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội

Bầu không khí tâm lý tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội là trạng thái tâm lý trội của tập thể học viên, phản ánh tính chất mối quan hệ qua lại, tính chất của hoạt động học tập, rèn luyện trong các nhà trường quân sự, biểu hiện ra ở thái độ trong quan hệ chỉ huy-phục tùng, thái độ giữa các thành viên với nhau, thái độ với nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành người sĩ quan tương lai trong quân đội và thái độ đối với bản thân của từng thành viên.

1.2.4.2. Con đường hình thành của bầu không khí tâm lý tập thể học viên là thông qua hoạt động học tập, rèn luyện và giao tiếp của các thành viên trong tập thể.

Khác với hoạt động của tập thể sản xuất. Hoạt động chủ đạo của học viên các trường sĩ quan quân đội là học tập, rèn luyện nhằm mục đích qua một thời gian nhất định trở thành người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, chủ trì ở các đơn vị. Để thực hiện mục đích này, các thành viên trong tập thể phải hoạt động cùng nhau, hợp tác với nhau, giữa các thành viên hình thành nên các mối quan hệ qua lại

chính thức và không chính thức rất đa dạng, phức tạp. Trên cơ sở các mối quan hệ liên nhân cách mà nảy sinh cảm xúc, thái độ, các định hướng giá trị, cách cư xử trong tập thể, từ đó bầu không khí tâm lý tập thể hình thành. Sự phát triển của bầu không khí tâm lý tập thể tuỳ thuộc vào sự vận động, phát triển các mối quan hệ giữa các thành viên. Như vậy, bầu không khí tâm lý tập thể học viên không tách rời khỏi hoạt động và giao tiếp Nó nảy sinh, hình thành và phát triển do giao tiếp giữa các thành viên với nhau trong cuộc sống và hoạt động chung của tập thể.

1.2.4.3. Nguồn gốc của bầu không khí tâm lý tập thể học viên là sự phản ánh những điều kiện sống và hoạt động chung của xã hội đồng thời phản ánh những điều kiện sống cụ thể của tập thể học viên.

Bầu không khí tâm lý tập thể học viên là biểu hiện của tâm lý xã hội, là một bộ phận tạo nên bộ mặt tinh thần của tập thể. Do vậy, nó vừa phản ánh những điều kiện sống và hoạt động của xã hội như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, đạo đức..., đồng thời nó vừa phản ánh

những điều kiện sống cụ thể của tập thể học viên. Sự thống nhất mục đích hoạt động, học tập, rèn luyện, tính chất mối quan hệ qua lại trong tập thể, đặc điểm tâm lý các thành viên... đều được biểu hiện ở bầu không khí tâm lý tập thể.

Là một dạng của tập thể cơ sở quân nhân, mối quan hệ qua lại trong tập thể học viên luôn thể hiện tính chất môi trường sư phạm quân sự nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ sĩ quan trẻ trong quân đội. Mặt khác, các mối quan hệ qua lại trong tập thể học viên luôn diễn ra trong khuôn khổ của điều lệnh quân đội, có sự định hướng đúng đắn từ phía tổ chức. Điều đó tạo ra những tiền đề rất tốt cho bầu không khí tâm lý tích cực phát triển.

Tuy nhiên, sự phản ánh những điều kiện xã hội, lịch sử vào bầu không khí tâm lý tập thể học viên không phải diễn ra trực tiếp mà thông qua những điều kiện bên trong của tập thể. Bầu không khí tâm lý tập thể học viên phụ thuộc vào sự trưởng thành về mặt chính trị-đạo đức, các giá trị được duy trì trong tập thể, xu hướng vươn tới mục đích của tập thể. Trong điều kiện hiện nay, trước sự

biến động của điều kiện kinh tế xã hội, những yếu tố như: Xu hướng nghề nghiệp, các định hướng giá trị cũng có biến động ở từng tập thể học viên, nên nó chi phối rất lớn đến bầu không khí tâm lý tập thể.

1.2.4.4. Bầu không khí tâm lý tập thể học viên được biểu hiện ở thái độ trong quan hệ chỉ huy - phục tùng, thái độ giữa các thành viên với nhau, thái độ với nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành người sĩ quan tương lai trong quân đội, thái độ đối với bản thân của từng thành viên.

- Thái độ trong quan hệ chỉ huy-phục tùng: Đây là mối quan hệ theo chiều dọc. Mối quan hệ giữa người chỉ huy với những người dưới quyền đóng vai trò quan trọng trong bầu không khí tâm lý tập thể, nó tạo ra bối cảnh chung cho sự tác động qua lại giữa quan hệ tình cảm và quan hệ công việc. Quan hệ giữa người chỉ huy với người dưới quyền thể hiện ở sự hiểu biết, gần gũi của người lãnh đạo đối với người cấp dưới; sự tôn trọng và tin tưởng của cấp dưới đối với cấp trên.

- Thái độ giữa các thành viên với nhau: Đây là mối quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang, biểu hiện ở độ liên kết của tập thể, tính chất các mối quan hệ liên nhân cách. Thái độ giữa các thành viên với nhau thể hiện cụ thể ở : Sự hợp tác, phối hợp hoạt động của các thành viên trong tập thể; sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; thái độ tin tưởng lẫn nhau, thái độ đòi hỏi cao ở nhau.

- Thái độ với nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Đây là một thành phần của bầu không khí tâm lý tập thể, nội dung thể hiện ở mức độ thoả mãn với hoạt động học tập, rèn luyện, tính chất hoạt động học tập, rèn luyện của tập thể.

- Thái độ đối với bản thân của từng thành viên: Bầu không khí tâm lý tập thể là những trạng thái cảm xúc chung, được liên kết bởi các trạng thái cảm xúc riêng của từng thành viên trong tập thể. Bởi vậy, bầu không khí tâm lý tập thể còn được biểu hiện ở thái độ của mỗi thành viên trong tập thể đối với chính bản thân mình: Tự đòi hỏi, tự khẳng định mình, tự nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân, sự tự tin, tự trọng, khiêm tốn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 68 - 74)