Các nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành, phát triển bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 100 - 122)

triển bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Nghiên cứu những nhân tố quy định sự hình thành và phát triển bầu không khí tâm lý tập thể học viên, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận của các nhà tâm lý học Mác-xít về vấn đề này.

Tác giả V. M. Sepel cho rằng, bầu không khí tâm lý tập thể phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo, sự trưởng thành về mặt chính trị-tư tưởng của tập thể, những đặc điểm cá nhân, mức độ tổ chức có khoa học của tập thể [59, tr. 227].

Tác giả Trần Trọng Thuỷ cho rằng bầu không khí tâm lý tập thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Hệ thống các quan hệ xã hội, cấu trúc không chính thức của tập thể, sự tương đồng về mặt tâm lý giữa các thành viên trong tập thể [63, tr. 89].

Trong cuốn “Một số vấn đề tâm lý trong sản xuất”, các tác giả nhấn mạnh vai trò của cấu trúc không hình thức trong tập thể đối với bầu không khí tâm lý. Nếu phối hợp một cách hài hoà giữa cấu

trúc hình thức và cấu trúc không hình thức của tập thể trong suốt quá trình lao động sản xuất thì bầu không khí tâm lý của tập thể sẽ thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của tập thể [72, tr. 70].

Nhìn chung, các nghiên cứu kể trên đã vạch ra các nhân tố chi phối đến quá trình hình thành, phát triển bầu không khí tâm lý tập thể. Nhưng vẫn chưa phân tích một cách đầy đủ mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố thuộc các điều kiện khách quan bên ngoài và các nhân tố thuộc điều kiện chủ quan bên trong của bản thân các tập thể.

Nguyên tắc quyết định luận trong tâm lý học Mác-xít khẳng định: Nguyên nhân quyết định việc nảy sinh các hiện tượng tâm lý là do các tác động bên ngoài, nhưng không phải trực tiếp mà thông qua các điều kiện bên trong và hoạt động của chủ thể. Do vậy, các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển bầu không khí tâm lý tích cực tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội gồm hai nhóm nhân tố: Nhóm các nhân tố bên ngoài và nhóm các nhân tố bên trong trong.

1.3.4.1.Nhóm các nhân tố bên ngoài. a. Tính chất các quan hệ xã hội

Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên. Các quan hệ trong xã hội bao gồm: Quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ văn hoá... Tất cả những yếu tố này tác động một cách thường xuyên đến đời sống tâm lý cá nhân cũng như đời sống tâm lý tập thể, làm cho bầu không khí tâm lý tập thể học viên phát triển theo hướng này hoặc hướng khác. Sự tác động này trước hết diễn ra đối với từng thành viên trong tập thể. Để đạt được mục đích học tập, rèn luyện, mỗi học viên phải tham gia vào các QHXH. Các QHXH in dấu ấn trong toàn bộ các phẩm chất, thuộc tính tâm lý cá nhân và được phản ánh rõ nét trong các đặc điểm quan trọng nhất của nhân cách như: Xu hướng, thế giới quan, nhu cầu, động cơ, hệ tư tưởng, tình cảm, hệ thống giá trị…

Kết quả của sự phản ánh các QHXH không chỉ dừng lại ở đời sống tâm lý riêng của từng thành viên trong tập thể mà kết quả của

sự phản ánh này được hợp nhất lại, hoà lẫn vào nhau, tạo ra bầu không khí tâm lý trong tập thể. Trong quá trình học tập, rèn luyện của tập thể, thông qua các mối quan hệ chính thức và không chính thức sẽ diễn ra sự trao đổi các ý nghĩa, quan điểm, tư tưởng và xuất hiện các hình thức khác nhau của mối quan hệ qua lại giữa người với người, mối quan hệ giữa con người với công việc như :Mối thiện cảm, ác cảm, tình bạn, tình đồng chí, không khí tin tưởng, sôi nổi hay bi quan, chán nản...

Như vậy, tính chất các quan hệ trong xã hội ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tâm lý trong tập thể học viên, nó là nhân tố quan trọng quy định tính chất bầu không khí tâm lý trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Tập thể học viên các trường sĩ quan QĐND Việt Nam là một bộ phận của toàn xã hội do vậy, mọi hoạt động của tập thể một mặt chịu sự tác động bởi tính chất của các QHXH, tính chất của việc đào tạo nên những cán bộ trẻ tương lai cho quân đội, những tác động tích cực từ phía hậu phương, gia đình các thành viên, mặt

khác còn được lĩnh hội bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang của quân đội, chịu sự tác động của các quan hệ có tính chất đặc thù như: Quan hệ chỉ huy và phục tùng, quan hệ đồng chí, đồng đội, quan hệ theo chức trách, nhiệm vụ... Đây là điều kiện quan trọng để tăng cường các mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa các học viên, làm nảy sinh trong tập thể tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đòi hỏi cao ở nhau, hướng hoạt động của tập thể học viên vào việc thực hiện tốt mục đích học tập, rèn luyện.

b. Điều kiện làm việc và công tác của tập thể.

Điều kiện học tập và rèn luyện thuận lợi hoặc không thuận lợi là một nhân tố góp thần tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể. Điều kiện làm việc và công tác của tập thể học viên bao gồm:

- Thời gian hoạt động chung: Đây là một yếu tố không thể thiếu để bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên hình thành và phát triển.

Thời gian sống và hoạt động chung càng nhiều, người học viên càng có điều kiện thuận lợi để hiểu biết lẫn nhau, trao đổi

thông tin với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, qua đó tạo nên sự thống nhất về định hướng giá trị, thiết lập và củng cố các mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa các thành viên trong tập thể. Sự hiểu biết lẫn nhau quá ít là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hờ hững, thiếu gắn kết về tâm lý ở tập thể học viên.

Sự ổn định của tập thể, sự có mặt thường xuyên, lâu dài của các thành viên trong tập thể học viên sĩ quan là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực.

- Kỷ luật trong tập thể: Kỷ luật không những là điều kiện cơ bản để xây dựng tập thể và làm cho nó tồn tại mà còn là một nhân tố tạo ra sự cố kết giữa các thành viên, ngăn ngừa các xung đột tâm lý. Duy trì nghiêm kỷ luật có tác dụng ngăn ngừa những xu hướng cản trở việc thực hiện mục đích chung của tập thể đồng thời định hướng cho cách cư xử của mỗi người. Kỷ luật là phương tiện rèn luyện phẩm chất đạo đức của từng thành viên, tạo ra sự gắn bó con người vào tổ chức và hoạt động của tập thể do vậy nó định hướng cho sự phát triển các mối quan hệ qua lại phù hợp với chuẩn mực

đạo đức, yêu cầu của nhiệm vụ học tập, rèn luyện, làm cơ sở cho bầu không khí tâm lý phát triển theo hướng tích cực.

- Phương tiện hoạt động: Điều kiện ăn ở, sinh hoạt được quan

tâm đúng mức, phương tiện phục vụ cho học tập và các hoạt động khác đảm bảo đầy đủ, thể hiện tính khoa học, tính thẩm mĩ, không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện mà còn tác động tích cực tới cảm xúc, tình cảm của con người đối với lao động. Nó tạo ra tâm trạng hồ hởi, phấn khởi trước kết quả hoạt động, tăng thêm sự gắn bó, yêu mến nghề nghiệp, giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi và tránh được những xung đột do trạng thái mệt mỏi gây ra, do vậy, điều kiện về phương tiện đảm bảo cho học tập, rèn luyện là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tâm lý tập thể học viên các trường sĩ quan quân đội.

c. Nội dung của hoạt động học tập, rèn luyện trong tập thể học viên.

Bầu không khí tâm lý bất cứ tập thể nào cũng bị chi phối bởi nội dung hoạt động lao động. Với những hoạt động mà nội dung

mang tính chất đơn điệu, cường độ cao sẽ dễ dẫn đến trạng thái mệt mỏi, căng thẳng về thể lực và tâm lý, dễ nảy sinh cảm xúc tiêu cực nảy sinh như: Bực bội, cáu gắt, căng thẳng, chán nản..., làm xuất hiện các xung đột tâm lý giữa các cá nhân. Nếu những hoạt động lao động có nội dung phong phú, cường độ vừa phải sẽ đưa đến trạng thái say sưa, hứng thú ở người lao động, mọi người làm việc tích cực hơn, quan hệ giữa con người với con người diễn ra trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hạn chế những căng thẳng tâm lý trong tập thể.

Hoạt động học tập, rèn luyện của tập thể học viên các trường sĩ quan quân đội là hoạt động mang tính chất đặc thù. Đó là hoạt động diễn ra với cường độ cao, khối lượng kiến thức lớn và tiến hành trong điều kiện luôn sẵn sàng chiến đấu. Đặc điểm đó dễ dấn đến những căng thẳng, mệt mỏi cho mỗi thành viên của tập thể. Tổ chức tốt quá trình học tập, rèn luyện một cách khoa học, quan tâm đến đời sống tinh thần của tập thể là con đường tốt nhất để tạo nên hứng thú hoạt động ở mỗi người, tạo điều kiện để các cảm xúc tích cực nảy nở, tăng thêm sự gắn bó giữa con người với con người.

d. Tính chất của hoạt động học tập, rèn luyện trong tập thể học viên các trường sĩ quan quân đội.

Bầu không khí tâm lý hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động và giao tiếp, do vậy, tính chất của lao động ảnh hưởng mạnh mẽ đến bầu không khí tâm lý tập thể. Cũng như nội dung, tính chất của hoạt động học tập, rèn luyện diễn ra ở trong tập thể nhưng lại bị quy định bởi những yêu cầu khách quan từ bên ngoài tập thể-từ xã hội. Với những loại lao động mang tính chất hoạt động tập thể sẽ tạo ra những điều kiện để cho các cá nhân có thể tiếp xúc với nhau thường xuyên. Nhờ giao tiếp mà các thành viên hiểu biết về nhau nhiều hơn, giữa họ hình thành nên mối quan hệ gắn bó thân thiết, tạo điều kiện cho bầu không khí tâm lý tích cực phát triển. Còn đối với những loại lao động mang tính chất cá nhân khép kín thì khó có thể tạo ra được bầu không khí tốt do các thành viên ít được tiếp xúc với nhau trong công việc.

Tính đồng đội cao là một đặc trưng quan trọng trong hoạt động của các tập thể học viên. Trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường người học viên phải gắn hoạt động của mình vào hoạt động chung của tập thể như các tổ, nhóm học tập, các bộ phận công tác. Đây là điều kiện thuận lợi dể bầu không khí tâm lý tích cực phát triển trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

1.3.4.2. Nhóm các nhân tố bên trong.

Đây là các nhân tố thuộc về điều kiện chủ quan của mỗi tập thể, bao gồm:

a. Phong cách lãnh đạo của người chỉ huy đối với tập thể.

Phong cách lãnh đạo của người chỉ huy đối với tập thể ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tâm lý tập thể. Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được các nguyên nhân gây ra xung đột như sau: 52% là do lỗi của người lãnh đạo; 32% là do sự không tương đồng về tâm lý giữa các thành viên trong tập thể; 15% là do sự lựa chọn cán bộ không đúng [64, tr. 97]. Qua

những số liệu trên chúng ta thấy hoạt động của người lãnh đạo, mối quan hệ của người lãnh đạo với tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với bầu không khí tâm lý tập thể học viên.

Phong cách lãnh đạo của người chỉ huy đối với tập thể học viên được thể hiện ở hai lĩnh vực.

Lĩnh vực thứ nhất, khả năng tổ chức hoạt động trong tập thể.

Mọi hoạt động trong tập thể được tổ chức một cách chặt chẽ, phân công rõ ràng, rành mạch, phù hợp với sở trường và năng lực của mỗi người, tổ chức nghỉ ngơi một cách khoa học chẳng những phát huy tiềm năng lao động của mọi thành viên mà còn góp phần giải toả những căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình hoạt động.

Bầu không khí tâm lý tập thể học viên còn liên quan đến việc đánh giá, kích thích vật chất, tinh thần trong tập thể. Khen thưởng đúng, dựa trên cơ sở bình bầu khách quan, dân chủ sẽ tránh được tình trạng ghen tị nhau và tạo ra không khí tâm lý tích cực. Khen thưởng không chính xác dễ gây ra những mâu thuẫn trong tập thể.

Lĩnh vực thứ hai, phong cách lãnh đạo của người chỉ huy đối

với tập thể được xác định ở tính chất mối quan hệ giữa người lãnh đạo với các thành viên trong tập thể.

Muốn tạo được bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể người cán bộ phải hướng mối quan hệ của mình vào việc thực hiện những mục đích chung của tập thể đồng thời tạo ra sự tin yêu, cộng tác của cấp dưới. Mức độ cộng tác của các thành viên quyết định sự đoàn kết của người lãnh đạo với tập thể, mức độ chan hoà về mặt tình cảm với tập thể. Hiện nay, có nhiều quan niệm, cách phân loại khác nhau về phong cách lãnh đạo. Ở đây có thể dẫn ra một cách phân loại phong cách lãnh đạo cách phân loại này chỉ ra ba phong cách lãnh đạo chủ yếu [21, tr .84-201]:

- Phong cách lãnh đạo độc đoán có thể làm cho lao động đạt được hiệu quả cao, sản phẩm có chất lượng nhưng trong quan hệ giữa các thành viên lại xuất hiện phản ứng đối nghịch, gây ra những xung đột trong hệ thống quan hệ ngang, trong tập thể không

khí trở nên nặng nề, hình thành tâm thế thụ động, tất cả mọi việc đều do lãnh đạo quyết định.

- Phong cách lãnh đạo buông lỏng tạo ra điều kiện tốt đẹp bề ngoài để xây dựng không khí tâm lý, nhưng trong tập thể lại không có tâm thế lao động, học tập mỗi người có quan hệ cá nhân với nhau tốt nhưng làm việc với nhau không tích cực.

- Phong cách dân chủ là điều kiện tốt cho không khí tâm lý. Nó có thể đem lại tự do cho mỗi thành viên nhưng họ vẫn tích cực làm việc và có sáng tạo.

Như vậy, trong tập thể học viên nếu người lãnh đạo thấy được đặc trưng hoạt động học tập, rèn luyện của nhà trường quân đội, nắm bắt được trình độ trưởng thành của tập thể trong những giai đoạn nhất định, sử dụng các kiểu lãnh đạo phù hợp sẽ là một nhân tố tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể, bởi lẽ: Phong cách lãnh đạo của người chỉ huy đối với tập thể tác động đến bầu không khí tâm lý tập thể học viên thông qua con đường điều tiết quan hệ của người chỉ huy với các thành viên khác trong tập thể.

Hơn thế nữa, phong cách lãnh đạo còn tác động đến mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể với nhau. Phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ tạo nên sự gắn bó giữa cấp trên với cấp dưới, các thành viên trong tập thể hình thành nên mối quan hệ tình cảm thân thiết, quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện và bầu không khí tâm lý tích cực có điều kiện thuận lợi để hình thành, phát triển trong tập thể.

b. Sự tương hợp về tâm lý giữa các thành viên trong tập thể.

Tương hợp tâm lý là sự phối hợp tối ưu những phẩm chất nhân cách của các thành viên, đảm bảo cho hoạt động của tập thể diễn ra một cách nhịp nhàng, thống nhất.

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 100 - 122)