Đặc trưng của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 77 - 91)

- Chi phối đến quá trình hình thành các nhu cầu, động cơ có giá trị xã hội cao ở mỗi học viên.

- Bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể là tác nhân kích thích trực tiếp để ý chí của mỗi thành viên trong tập thể phát triển.

1.3.2 Đặc trưng của bầu không khí tâm lý tích cực trong tậpthể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội. thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Tập thể học viên các trường sĩ quan quân đội là một dạng tập thể quân nhân trong môi trường sư phạm quân sự. Các thành viên trong tập thể học viên liên kết với nhau nhằm mục đích học tập, rèn luyện để trở thành người sĩ quan quân đội, các mối quan hệ diễn ra trong trật tự của môi trường sư phạm quân sự. Bầu không

khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường sĩ quan một mặt phản ánh những đặc trưng chung của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể, mặt khác phản ánh những đặc trưng riêng, gắn liền với yêu cầu của việc học tập, rèn luyện trong nhà trường quân sự.

Đặc trưng của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường sĩ quan quân đội được thể hiện ra ở những nội dung cơ bản sau đây:

1.3.2.1. Tính thống nhất cao về mục đích học tập, rèn luyện trong tập thể.

Thống nhất mục đích học tập, rèn luyện là điều kiện để tập thể học viên tồn tại và phát triển nhưng cũng là nội dung quan trọng của bầu không khí tâm lý tích cực, bởi lẽ nó chi phối đến các nội dung khác của bầu không khí tâm lý: Sự đoàn kết, thống nhất trong hoạt động, ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác trong học tập, rèn luyện...

Tính thống nhất mục đích hoạt động thể hiện ở việc mỗi thành viên trong tập thể ý thức rõ ràng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, coi đó là mục tiêu phấn đấu của mình. Trong hoạt động luôn thể hiện tinh

thần chủ động, say sưa với công việc, mọi người có sự nỗ lực cao, phát huy sáng kiến, kinh nghiệm, giữa các thành viên có sự thi đua với nhau, hướng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Tính thống nhất mục đích học tập, rèn luyện trong tập thể học viên còn thể hiện ở việc từng cá nhân thường xuyên chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh quân đội, những quy định của nhà trường, đồng thời giữa các thành viên còn thể hiện thái độ tương trợ giúp đỡ nhau trên tinh thần đồng chí, đồng đội cả trong học tập, sinh hoạt và mọi mặt của đời sống.

1.3.2.2. Thái độ quan tâm lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể.

Sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong tập thể học viên là vấn đề bản chất của quan hệ trong QĐND Việt Nam. Mười lời thề danh dự của quân nhân đã chỉ rõ: “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện

toàn quân một ý chí”. [19] Tập thể học viên là một dạng tập thể quân nhân, quan hệ giữa các thành viên đều phải tuân thủ theo những yêu cầu của điều lệnh quân đội. Sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đoàn kết nhất trí cao càng có ý nghĩa trong điều kiện học tập, rèn luyện ở các nhà trường quân sự. Những yếu tố này sẽ đưa trạng thái tâm lý của tập thể phát triển theo hướng tích cực, làm cho con người hiểu biết sâu sắc về nhau, tạo ra sự đồng tâm nhất trí cao, hướng sự nỗ lực của mọi thành viên vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ học tập, rèn luyện của tập thể.

Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đoàn kết nhất trí cao của những con người trong tập thể học viên thể hiện ở việc mọi người thường xuyên chú ý đến nhau. Người lãnh đạo nắm chắc điều kiện hậu phương gia đình, tình hình tư tưởng cũng như những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong học tập, rèn luyện của từng thành viên, mỗi thành viên thường xuyên trao đổi tâm tư, tình cảm với nhau, giúp đỡ lẫn nhau và tạo điều kiện cho người lãnh đạo thực hiện tốt chức trách của mình. Quan tâm giúp đỡ nhau, đoàn kết nhất trí cao

còn thể hiện ở tâm thế sẵn sàng chia sẻ tâm tư, tình cảm với nhau. Các thành viên cùng chia sẻ niềm vui trước kết quả học tập, rèn luyện của đồng đội mà không có sự đố kỵ, ghen ghét, động viên nhau kịp thời trước những khó khăn của cuộc sống, tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh. Sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau tạo nên tâm trạng của tập thể vui vẻ, phấn khởi, mỗi thành viên tập thể vui những niềm vui của tập thể, lo lắng cùng với tập thể trước những khó khăn phức tạp của cuộc sống.

1.3.2.3. Thái độ đòi hỏi cao lẫn nhau.

Đòi hỏi cao lẫn nhau là một đặc trưng rất quan trọng của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên và gắn bó mật thiết với nội dung quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết nhất trí cao trong tập thể. Đòi hỏi cao vừa thể hiện sự quan tâm, yêu mến lẫn nhau nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm chung của tập thể đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyện trong nhà trường quân sự.

Đòi hỏi cao lẫn nhau bao gồm đòi hỏi của người chỉ huy đối với các học viên, đòi hỏi giữa các thành viên với nhau và bao gồm đòi hỏi của các thành viên trong tập thể với người chỉ huy của mình.

Nội dung của yêu cầu cao được thể hiện một cách toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống, cả những yêu cầu xây dựng phẩm chất nhân cách của người học viên lẫn những yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy của người sĩ quan tương lai trong quân đội. Đòi hỏi cao phải luôn xuất phát từ yêu cầu kỷ luật quân đội, quy định của nhà trường và từ yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong các nhà trường quân đội. Mọi thành viên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát lẫn nhau, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu của quá trình đào tạo.

Như vậy, yêu cầu cao tồn tại như một phương thức thực hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau. Đòi hỏi cao vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của tập thể học viên đồng thời nó định hướng cho quan hệ

giữa các thành viên đúng với chuẩn mực đạo đức quân nhân, phù hợp với yêu cầu của quá trình đào tạo trong các trường sĩ quan quân đội.

1.3.2.4. Thái độ phê bình đối với nhau trong tập thể mang tính chất xây dựng, không dung túng cho nhau làm việc xấu.

Phê bình đối với nhau trong tập thể là nội dung không thể thiếu để bầu không khí tâm lý tập thể học viên phát triển theo hướng tích cực. Tính tích cực của bầu không khí tâm lý tập thể học viên được xác định bởi sự trưởng thành về chính trị-đạo đức của mỗi thành viên, tính chất tích cực trong mối quan hệ giữa con người với con người, sự thống nhất về ý chí, hành động, tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng tập thể lành mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Thái độ phê bình đối với nhau, không dung túng cho nhau làm việc xấu sẽ giữ vững định hướng trong quan hệ giữa các thành viên, ngăn chặn kịp thời tình trạng vô kỷ luật, lỏng lẻo về tổ chức trong tập thể. Nhờ phê bình thẳng thắn trong tập thể mà từng người có thể nhận thức một cách đúng đắn những mặt yếu trong hoạt động của mình, củng cố lòng tự tin ở mỗi

người, động viên họ phát huy những phẩm chất tốt đẹp để sửa chữa khuyết điểm.

Tuy nhiên, phê bình chỉ có tác dụng tích cực khi đó là những ý kiến mang tính chất xây dựng, hướng vào việc hoàn thiện nhân cách người học viên và phục vụ cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo của quân đội. Những ý kiến đó phải xuất phát từ tình đồng chí, đồng đội, thái độ quan tâm lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau. Phê bình cần phải có tính chất khách quan, hợp tình, hợp lý, tránh tình trạng chỉ dựa vào cơ sở thiện cảm, ác cảm cá nhân. Mặt khác, phê bình trong tập thể học viên cũng cần phải thể hiện sự kiên quyết, phê bình những cá nhân có biểu hiện sai trái nhưng cũng cần thấy rõ những ưu điểm, thành tích của họ. A. G. Kôvaliốp [32, tr. 168 ] cho rằng: “Bất cứ một tập thể nào cũng không thể không dùng đến sự phê bình. Nhưng điều thứ nhất là sự phê bình không bao giờ có tính chất “sổ toẹt”, không được làm huỷ hoại uy tín của mọi người trước tập thể. Nhất thiết phải nhớ rằng, khi một người được tập thể thừa nhận thì họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trái lại khi họ bị tập thể

lên án thì họ sẽ cảm thấy nản lòng và khổ sở. Thứ hai, phê bình cần phải bao hàm những yếu tố tích cực, phải kết hợp với sự hoạch định ra những ưu điểm cho con người.”.

Phê bình đối với nhau một cách thẳng thắn sẽ gây ra những cảm xúc nhất định ở mỗi con người như: Ăn năn, hối hận, tin tưởng, quyết tâm...Các cảm xúc đó chi phối đến suy nghĩ, hành động của cá nhân, làm biến đổi tính tích cực hoạt động của các thành viên trong tập thể học viên và ảnh hưởng đến quan hệ người- người làm cho quan hệ đó phát triển theo hướng tích cực.

1.3.2.5. Người lãnh đạo, chỉ huy thể hiện được uy tín của mình trước tập thể.

Uy tín của người lãnh đạo, chỉ huy là một trong những đặc trưng quan trọng trong tập thể học viên, bởi lẽ, uy tín của người lãnh đạo, chỉ huy là tác nhân điều chỉnh mạnh mẽ mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể nói chung, mối quan hệ giữa người lãnh đạo, chỉ huy với các học viên dưới quyền nói riêng. Như V.L. Mikheev nhà tâm lý học Xô viết đã chỉ rõ: “Tính chất

của bầu không khí tâm lý tuỳ thuộc vào tất cả các thành viên của tập thể. Nhưng những người lãnh đạo (cơ quan quản lý) và các tổ chức Đảng cùng với đoàn thanh niên cộng sản và công đoàn tạo thành hạt nhân gồm những người tiên tiến của tập thể đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra tính chất đó” [49, tr. 341].

Uy tín của người lãnh đạo, chỉ huy được xây dựng trên cơ sở năng lực tổ chức, lãnh đạo, phẩm chất đạo đức cách mạng của bản thân. Uy tín đó được thể hiện ở sự thừa nhận, tin tưởng của mọi người, các học viên trong tập thể coi người chỉ huy là người đại diện cho quyền lợi chung của tập thể, do đó người chỉ huy phải đồng thời là thủ lĩnh không chính thức của tập thể.

1.3.2.6. Dư luận trong tập thể lành mạnh, hướng vào mục tiêu xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh.

Dư luận trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội là một hiện tượng tâm lý phức tạp, một hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội. Đây là sự biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí của đại đa số thành viên trong tập thể học viên do đó có

sức mạnh to lớn đối với quá trình xây dựng tập thể học viên vững mạnh.

Trong mối quan hệ qua lại giữa dư luận tập thể và bầu không khí tâm lý tập thể ta có thể nhận thấy rằng: Bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên chịu sự chi phối, ràng buộc bởi dư luận tích cực trong tập thể học viên. Nhờ sức mạnh của dư luận mà từng người trong tập thể buộc phải điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn mực đạo đức QĐNDViệt Nam, nó như luồng thông tin ngược báo lại cho mỗi thành viên, giúp họ biết được thái độ của tập thể đối với hành vi của mình, qua đó mà ngăn ngừa các biểu hiện lệch lạc sắp sảy ra, kích thích từng học viên vươn lên thực hiện tốt những khuôn mẫu tác phong mà xã hội thừa nhận.

Như vậy, thông qua chức năng của mình, dư luận tích cực góp phần tạo nên không khí vui vẻ, phấn khởi trong tập thể học viên, làm cho sự gắn bó giữa các thành viên trong tập thể ngày càng chặt chẽ, khuấy động nên khí thế thi đua trong tập thể. Cũng qua dư luận tích cực mà duy trì được các mối quan hệ qua lại theo nguyên

tắc đạo đức QĐNDViệt Nam, giữa con người và con người thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, tạo nên sự thống nhất trong việc xác định những định hướng giá trị cơ bản của cuộc sống. Do vậy, dư luận lành mạnh là một nội dung không thể thiếu của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Dư luận lành mạnh trong tập thể học viên được thể hiện ở chỗ: Đạt được trình độ thống nhất cao, có những đòi hỏi cao đối với cán bộ, học viên trong tập thể, đồng thời hướng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu của quá trình đào tạo những sĩ quan trẻ cho quân đội, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

1.3.2.7. Các thành viên có tình cảm gắn bó với tập thể, tự hào về tập thể của mình.

Bầu không khí tâm lý tập thể là một hiện tượng tâm lý tập thể, được hình thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè, người lãnh đạo và thái độ đối với bản thân, do

vậy, bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội phải dựa trên cơ sở những cảm xúc, tình cảm tích cực của cán bộ, học viên trong tập thể.

Tình cảm gắn bó với tập thể, tự hào về tập thể là những biểu hiện cụ thể của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể học viên đồng thời là một đặc trưng quan trọng phản ánh tính chất tích cực của bầu không khí tâm lý trong tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Bắt nguồn từ sự thống nhất cao về về lý tưởng phục vụ Đảng, Tổ quốc và nhân dân, niềm tin chính trị, niềm tin đạo đức. Tình cảm đó còn xuất phát từ lòng tự hào về truyền thống, sự nghiệp “Anh bộ đội cụ Hồ”, truyền thống học tập, rèn luyện của tập thể. Những nét đẹp truyền thống quân đội, truyền thống tập thể đã kích thích tính tích cực của con người, cố kết các thành viên thành một khối, làm cho mọi người ngày càng gắn bó với tập thể, tự hào về tập thể. Tình cảm gắn bó với tập thể, tự hào về tập thể được thể hiện ở chỗ: Từng người có ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm

vụ xây dựng tập thể. Quan tâm đến mọi hoạt động của tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau với mục đích góp sức cùng nhau đưa tập thể ngày càng vững mạnh. Tình cảm của từng thành viên đối với tập thể còn thể hiện ở chỗ mọi người phấn khởi trước những thành công của tập thể, lo lắng trước những khó khăn mà tập thể gặp phải, từng người có ý thức bảo vệ truyền thống, danh dự của tập thể mà mình là thành viên.

1.3.2.8. Hoạt động của tập thể học viên đạt kết quả tốt.

Bất cứ một tập thể nào muốn có kết quả hoạt động cao đều phải dựa vào cái nền của bầu không khí tâm lý tích cực.

Hoạt động của tập thể học viên các trường đào tạo sĩ quan quân đội là hoạt động nghề nghiệp quân sự. Mục đích của hoạt động này là đào tạo nên đội ngũ sĩ quan có đủ phẩm chất, năng lực, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng quân đội, do vậy, kết quả hoạt động của tập thể học viên được đánh giá một cách toàn diện. Đó là

Một phần của tài liệu LUẬN văn xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ tâm lý tập THỂ TRONG các TRƯỜNG đào tạo sĩ QUAN QUÂN đội (Trang 77 - 91)