6. Kết cấu của Tiểu luận
1.3.5. Xác định chiến lược phát triển thương hiệu
1.3.5.1. Chiến lược mở rộng dòng: Xuất hiện khi công ty, tổ chức tung ra thêm một số sản phẩm, dịch vụ mới của loại sản phẩm, dịch vụ hiện tại với cùng một tên thương hiệu, như với mùi vị mới, kích cỡ mới, hình thức mới, thành phần mới hoặc kích cỡ bao bì mới. Ưu điểm của chiến lược này là chi phí thấp, rủi ro ít hơn để đưa ra những sản phẩm mới, đáp ứng mong muốn về sự đa dạng của khách hàng hoặc muốn sử dụng nguồn lực dư thừa. Tuy nhiên, hạn chế của nó là có thể khiến khách hàng nhầm lẫn và thất vọng, có thể đánh mất ý nghĩa đặc biệt của nhãn hiệu, ảnh hưởng đến các mặt hàng khác trong dòng sản phẩm. [3. p]
1.3.5.2. Chiến lược mở rộng nhãn hiệu: Là việc sử dụng nhãn hiệu để tung ra một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm được đổi mới thành công, cải tiến trong một chủng loại sản phẩm mới. [3. p]
1.3.5.3. Chiến lược phát triển nhãn hiệu mới: Công ty cũng có thể tạo ra một tên nhãn hiệu mới khi nó tham gia vào một loại sản phẩm mới qua đó không có nhãn hiệu nào hiện tại của công ty phù hợp. Tuy nhiên, hạn chế của chiến lược đa nhãn hiệu là việc cung cấp quá nhiều nhãn hiệu mới có thể khiến công ty dàn trãi nguồn lực của mình quá mỏng. [3.p ]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của trường khá khác biệt so với doanh nghiệp, bởi tính đặc thù trong hoạt động giáo dục đào tạo và đào tạo nghề. Với mục tiêu cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước, các nhà lãnh đạo giáo dục một mặt vừa phải tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường mặt khác cũng phải đầu tư, nghiên cứu các hoạt động để xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà trường với mục đích tạo niềm tin, uy tín với người học.
Tiểu luận đã đề cập đến các nội dung sau: Tổng quan vấn đề nghiên cứu về thương hiệu và vai trò của thương hiệu đối với trường cao đẳng, trung cấp; Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về thương hiệu nói chung và thương hiệu trường cao đẳng, trung cấp nói riêng.
Tiểu luận đã dựa trên cơ sở lý thuyết về thương hiệu trong các doanh nghiệp kết hợp với những đặc thù riêng có của tổ chức giáo dục đào tạo như các trường cao đẳng, trung cấp để đưa ra lý luận chung về xây dựng và phát triển thương hiệu của trường cao đẳng, trung cấp.
Qua những nội dung trên, tác giả kết luận như sau:Việc tiếp cận và vận dụng lý thuyết về thương hiệu phải tìm ra những điểm tương thích giữa phát triển thương hiệu của các tổ chức sản xuất kinh doanh với việc lựa chọn mô hình và cách thức quản lý thương hiệu tại các trường cao đẳng, trung cấp.
Song song với việc xây dựng, hiểu rõ vai trò của thương hiệu đối với hoạt động của nhà trường bên cạnh đó nhà trường cũng phải xây dựng các chiến lược marketing, các công cụ bổ trợ để phát triển thương hiệu trường học, thu hút nhiều sự quan tâm của người học, phu huynh và doanh nghiệp đến với nhà trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ BÀ RỊA VŨNG TÀU 2.1. Tổng quan về trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng tàu
2.1.1. Tổng quan khái quát về trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng tàu Rịa Vũng tàu
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng tàu
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu tiền thân là
trường Dạy nghề tỉnh BR-VT, được thành lập theo quyết định số 400/QĐ-UB ngày 21/8/1998 của UBND tỉnh BR-VT. Năm 2006, trường được đổi tên thành trường Trung cấp nghề tỉnh BR-VT. Ngày 05/11/2010, trường được nâng cấp lên Trường Cao đẳng nghề tỉnh BR-VT trực thuộc UBND tỉnh BR-VT. Từ 30/5/2017, trường chính thức đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sau đổi tên trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu không đã tích cực ổn định và xây dựng phát triển, đặc biệt là trường nằm trong danh sách 30 Trường trọng điểm Quốc gia được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tham gia Dự án “ Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề”.
Tên giao dịch quốc tế : Ba Ria – Vung Tau College of Technology Tên viết tắt : BC TECH
Địa chỉ cơ sở 1 : khu phố thanh tân TT Đất Đỏ- huyện Đất Đỏ - BRVT Địa chỉ cơ sở 2 : đường 3-2 phường 11 TP Vũng Tàu – tỉnh BRVT Email : info@bctech.edu.vn
Website : http://www.bctech.edu.vn
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng tàu
- Đào tạo nghề các hệ Cao đẳng, Trung Cấp, Sơ cấp
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, an toàn lao động cho người lao động đang làm việc tại các công ty cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Liên kết với các trường trong nước và ngoài nước đào tạo liên thông đại học, các nghề công nghệ cao và các chuyên ngành khác. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng tàu PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG CƠ SỞ CÁC KHOA CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG ĐÀO TẠO TRUNG TÂM BAN GIÁM HIỆU
KHOA CƠ KHÍ KHOA ĐIỆN P. ĐỐI NGOẠI VÀ CÔNG TÁC HSSV P. KIỂM ĐỊNH - KHẢO THÍ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KẾ TOÁN KHOA MAY THỜI TRANG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHOA LÝ THUYẾT CƠ BẢN CƠ SỞ I THỊ TRẤN ĐẤT ĐỎ CƠ SỞ 2 THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KTKH VÀ KHỞI NGHIỆP TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ NGOẠI NGỮ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NNL LOGISTICS VÀ CNHT
hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020
Từ khi được nâng cấp thành trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo 4 khóa bậc Cao đẳng, cùng với việc tuyển sinh Nhà trường đã triển khai thực hiện những công việc có tính lâu dài như chiến lược phát triển trường, thực hiện công tác để nâng cấp hạng của trường, thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng đào tạo… vừa phải thực hiện những nhiệm vụ trước mắt như: từng bước mở rộng quy mô, đa dạng ngành nghề đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo sự chuyển biến lớn về chất lượng đào tạo, phát triển chương trình giáo dục bậc cao đẳng, đẩy mạnh biên soạn và nghiên cứu khoa học, ổn định và từng bước xây dựng cơ bản cơ sở vật chất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ giáo viên nhân viên.
2.1.3.1. Quy mô đào tạo
Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác quảng bá và uy tín được tạo dựng trong quá trình tổ chức đào tạo nên số lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh vào trường đã tăng đáng kể và đều đặn qua các năm. Qua đó đảm bảo được cơ cấu phát triển của các ngành, nghề, cấp đào tạo của Trường.
Bảng 2.1: Bảng Số lượng người học tuyển sinh qua các năm học
TT Trình độ đào tạo Năm học Cộng
2017-2018 2018-2019 2019-2020
I Hệ chính quy 1.403 1.176 1.614 4.193
1 Cao đẳng nghề 423 603 450
2 Trung cấp nghề 980 1.000 1.004
3 Cao đẳng liên thông 173 160
II Hệ không chính quy 68 54 48 170
2 Liên kết đào tạo 68 54 48 170
Tổng cộng 1.471 2.230 2.147 4.363
2.1.3.2. Các ngành nghề đào tạo
Bảng 2.2: Các ngành nghề đào tạo
TT Ngành Nghề Trình độ
Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp
1 May thời trang và chế biến thực phẩm
May thời trang X X
Chế biến thực phẩm X
2 Công nghệ Thông tin và kế toán
Quản trị mạng X X
Quản trị Cơ sở dữ liệu X X
Lập trình máy tính X X
Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính X X X
Kế toán doanh nghiệp X X X
3 Điện Điện Công nghiệp X X X
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
X X X
KT lắp đặt điện và ĐK trong CN X X X
Điện tử công nghiệp X X X
Cơ điện tử X X
4 Cơ khí Công nghệ Ô tô X X
Hàn X X X
Cắt gọt kim loại X X X
Chế tạo khuôn mẫu X
Chế tạo thiết bị cơ khí X X
5 Khoa lý thuyết cơ ban Ngôn ngữ anh X X X Tiếng nhật Bộ môn chung X
2.1.3.3. Chất lượng đào tạo
- Quy mô đào tạo tăng nhanh, từ lưu lượng 1000 HSSV/năm học, đến nay đã lên đến 4.250 HSSV/năm học(trong đó trên 80% là con em ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Trường đã phối hợp với các trường thành viên của Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật xây dựng nội dung chương trình đào tạo liên thông và đã đưa vào giảng dạy .
- Qua các năm học (2017, 2018, 2019) số học sinh - sinh viên tốt nghiệp ra Trường có việc làm cao và được các doanh nghiệp đánh giá tốt về chất lượng tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với yêu cầu công việc
Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn một số hạn chế như: Số lượng và chất lượng giáo trình dạy nghề vẫn còn thiếu, nặng về lý thuyết, chưa đổi mới và cập nhật thường xuyên, - Thiết bị dạy nghề thiếu, chưa tổ chức triển khai đánh giá công tác kiểm định nghề; đánh giá kỹ năng tay nghề đối với HSSV cuối các khóa học.
Bảng 2.3: Chất lượng đào tạo qua các năm T T Chỉ tiêu ĐVT Năm học 2017-2018 2018-2019 2019-2020 1 Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp % 58 82 87 2 Tỉ lệ HS-SV đạt khá giỏi % 40 48 58 3 Tỷ lệ HSSV có việc làm % 70 75 85
Qua điều tra dấu vết học sinh ra Trường, kết quả cho thấy học sinh ra trường có việc làm như sau:
Hình 2.2: Biểu đồ tỉ lệ có việc làm của HSSV 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Kế toán CNTT Cn thực phẩm
Điện-ĐT May Cơ khí
Tỉ lệ có việc làm
2.1.4. Công tác tổ chức giảng dạy của nhà trường
- Trong thời gian qua, nhà trường đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung và ban hành một số Quy chế nội bộ nhằm mục tiêu cụ thể hoá các mảng công tác đào tạo của Nhà trường góp phần khuyến khích động viên, tăng cường chất lượng đào tạo và đưa ra các biện pháp quản lý để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Theo dõi thường xuyên quy trình giảng dạy, tổ chức thi học kỳ nghiêm túc.. Xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành nghề đào tạo của trường; trường đã hành lập bộ phận kiểm tra kỹ năng nghề, tổ chức hoạt động từ năm học 2020-2021. Hướng dẫn kịp thời các chế độ, quy định mới trong giáo dục đào tạo đến các Khoa giúp việc triển khai thực hiện ở cấp cơ sở một cách dễ dàng.
- Dự giờ giáo viên theo chủ trương của Nhà trường rất được các Khoa hưởng ứng, những giáo viên có chuyên môn kinh nghiệm được mời tham gia vào các nhóm dự giờ để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, phát hiện các điểm còn tồn tại để giúp giáo viên khắc phục, phát huy những điểm tốt, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, những kiến thức mới hướng đến việc hoàn thiện hơn công tác giảng dạy của từng giáo viên. Các kiến thức mới, kỹ năng sư phạm, các phương pháp giảng dạy tích cực từ Hội giảng giáo viên giỏi từ cấp Khoa đến cấp trường cấp tỉnh, Quốc gia được giáo viên chú trọng, tiếp thu, chia sẻ và áp dụng trong hoạt động giảng dạy .
- Phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học được Nhà trường đổi mới bằng việc xây dựng mới, cải tiến phương pháp đánh giá theo hướng phù hợp với quy định của Tổng cục dạy nghề và xu hướng phát triển của Nhà trường. Đánh giá theo quá trình giúp theo dõi tốt hơn sự tiếp thu kiến thức của người học qua từng giai đoạn học tập.
- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn (đối với Trường: mỗi tháng 1 lần sinh hoạt chuyên môn, đối với Khoa mỗi tuần 1 lần). Trong các lần sinh hoạt chuyên môn thường xuyên phổ biến các quy định, quy chế mới của cấp trên và của Trường ban hành.
- Trường có kế hoạch kiểm tra đánh giá chuyên môn: các Khoa có kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo từ khâu soạn giáo án đến khâu tổ chức thực hành gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy do Tổng Cục dạy nghề chỉ đạo.
Phương pháp giảng dạy, chương trình, giáo trình giảng dạy.
- Trường đã xây dựng 18 bộ chương trình khung cho tất cả các ngành nghề đào tạo ở 2 cấp độ Trung cấp và Cao đẳng và 06 bộ chương trình liên thông từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề.
- Các chương trình đào tạo đều được Trường rà soát và điều chỉnh hằng năm cho phù hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp ở địa phương.
- Đưa công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, đánh giá người học. 100% giáo viên giảng dạy đều biên soạn giáo án điện tử. xây dựng các phòng học thực tế ảo.
- Động viên toàn thể cán bộ giảng viên trong trường tham gia công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng sôi nổi trong toàn trường.
Công tác quản lý học sinh – sinh viên.
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá rèn luyện của từng HS-SV và là tiêu chí quyết định trong việc xét duyệt HS-SV nằm trong diện chỉ tiêu hoặc cấp học bổng học kỳ và cả năm.
2.1.5. Đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ công nhân viên
Đội ngũ giảng viên luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng đầu tư, đào tạo và phát triển đúng theo định hướng của Ngành và Nhà trường, đáp ứng về trình độ chuyên môn được đặt ra, trong quá trình giảng dạy đội ngũ giảng viên giáo viên luôn được Nhà trường quan tâm tạo điều kiện tham dự các khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độ hướng tới việc đảm bảo đội ngũ giảng viên đạt trình độ chuẩn theo quy định của Tổng cục. Số lượng giảng viên biên chế tại các Khoa đảm bảo yêu cầu về giới tính, tính kế thừa theo độ tuổi, trình độ chuyên môn theo từng chuyên ngành đào tạo. Cùng với đội ngũ Giảng viên cơ hữu hiện có của Trường, sự tham gia của lực lượng Giảng viên kiêm nhiệm đã giúp chỉ tiêu tỷ lệ giảng viên, giáo viên trên tổng số sinh viên, học sinh đảm bảo đúng theo quy định của Tổng cục, ngoài ra nhà trường liên tục tuyển dụng bổ sung đội ngũ giảng viên nhằm phục vụ cho sự phát triển không ngừng của Nhà trường.
Bảng 2.4: Cơ cấu giảng viên theo trình độ ĐVT: Người
TT Khoa chuyên môn
Trình độ đào
tạo Nơi đào tạo
Đào tạo chuyên sâu theo nghề SL GV Đại học Trên đại học Đ H B K ĐH SPKT ĐH Khá c
1 Điện - Điện tử 34 27 7 20 4 10 -Tự động hóa : 7 - Điện lạnh : 7 - điện công nghiệp : 20 2 Cơ khí 28 17 11 13 8 7 - tự động hóa : 4 - Hàn : 7 - Công nghệ ô tô : 12 - Cắt gọt kim loại : 5 Công nghệ thông tin và kế toán
22 12 10 13 9 - Công nghệ thông tin: 4 - QT mạng MT : 5 - Thiết kế web : 2 6 May thiết kế thời trang và CB thực phẩm 11 6 5 -Thiết kế Trang : 4 - công nghệ thực phẩm: 7 7 Cơ bản 20 17 3 3 17 - Tiếng anh ,Tiếng nhật : 2
- Chính trị, pháp luật : 2 - Văn , toán, lý, hóa: 7
TỔNG 115 79 36 77 28 43
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) Như vậy theo số liệu cho thấy, hiện nay đội ngũ giảng viên của trường có 0 % trình độ tiến sỹ, trình độ từ thạc sĩ đạt 31,3 %, số giảng viên đang theo học chương