Xây dụng cơ chế quản lý và đánh giá thương hiệu của

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bà rịa vũng tàu (Trang 102 - 109)

6. Kết cấu của Tiểu luận

3.2.8. Xây dụng cơ chế quản lý và đánh giá thương hiệu của

Thành lập Bộ phận quản lý thương hiệu với nòng cốt là đội ngũ chuyên viên của Phòng Kiểm định và hợp tác phát triển, giảng viên chuyên ngành Marketing của trường, Bộ phận này sẽ hoạt động xuyên suốt từ quá trình xây dựng đến việc giám sát việc thực thi các giải pháp quảng bá, phát triển thương hiệu.

Bộ phận quản lý thương hiệu là nhóm tiêu biểu đại diện cho nhiều bộ phận khác nhau của nhà trường, được trao quyền để nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu của trường, đảm bảo thương hiệu nhà trường đến được các Phòng, khoa khác nhau và ra bên ngoài nhà trường.

Bộ phận này giám sát việc thực thi truyền thông của nhà trường và có trách nhiệm biến thương hiệu thành trọng tâm để định hướng phong cách ứng xử của từng cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Bộ phận quản lý thương hiệu của trường sẽ báo cáo trực tiếp lên Ban giám hiệu, chịu trách nhiệm thực hiện điều phối công tác xây dựng thương hiệu trong toàn trường, có toàn quyền quyết định đối với hình ảnh thương hiệu; theo dõi liên tục, lập các tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá cho từng giai đoạn phát triển thường xuyên của thương hiệu.

Một số kiến nghị nhà trường cần phải thực hiện trong thời gian sắp tới để xây dựng và phát triển thương hiệu của trường.

- Cần phải xây dưng cho trường một đội ngũ riêng để giản lý và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của trường

- Trường phải dành ra một khoản tiền để đầu tư và phát triển thương hiệu một cách liên tục .

- Xây dụng và phát triển hoạt động truyền thông nội bộ - Nâng cao chất lượng tay nghề đội ngũ giáo viên - Phát triển nhiều lĩnh vực đào tạo xã hội đang cần

- Có những cơ chế khuyến khích ddeer nâng cao tay nghề trong công tác đào tạo

- Gắn đào tạo với thị trường lao động

- Tăng cường sự hợp tác đào tạo các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước

- Nâng cấp hệ thống trang website của trường, thư điện tử - Hoàn thiện và phát huy sử dụng hệ thống mạng nội bộ - Đơn giản hóa hình thức thông tin bằng văn bản

- Bố trí bản thông tin điện tử cho từng khoa để cán bộ - giảng viên và học sinh- sinh viên nắm bắt dễ dàng và nhanh chóng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đưa ra một số các nội dung hướng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu dựa trên những ưu điểm và các mặt còn hạn chế ở chương 2.

Dựa trên định hướng phát triển của trường, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn, những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của trường cao đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Bà rịa Vũng tàu chủ yếu bao gồm: Thực hiện định vị thương hiệu của trường; Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu; Tiếp tục bảo hộ thương hiệu; Phát triển hệ thống giá trị cốt lõi của thương hiệu. Để thực hiện được các giải pháp đó đòi hỏi sự đầu tư thích đáng về nguồn lực cũng như sự quyết tâm cao độ của các thành viên trong trường.

KẾT LUẬN

Tiểu luận “Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu” đã làm rõ được tầm quan trọng cũng như tác động của thương hiệu đến sự phát triển của các trường cao đẳng, trung cấp thông qua việc cung cấp cơ sở lý thuyết về phát triển thương hiệu giáo dục nghề nghiệp. Đây là căn cứ để tiểu luận tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu. Căn cứ vào định hướng phát triển của nhà trường đến năm 2025, tiểu luận đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại trường Cao Kỹ thuật công nghệ BRVT. Các giải pháp này đều gắn liền với quy mô và tiềm lực hiện tại của Nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; gia tăng mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài trường. Thực hiện được các giải pháp này giúp giảng viên và sinh viên của trường có nhiều cơ hội mới trong tương lai, đồng thời góp phần phát triển thương hiệu của trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ BRVT một cách vững mạnh.

Với tiểu luận “Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu”, tác giả mong muốn góp sức vào việc định vị hình ảnh của trường trong tâm trí công chúng, củng cố và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu trong việc đào tạo nguồn nhân lực cao cho xã hội.

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày các lý luận chung về thương hiệu và thương hiệu trường học; tiến trình xây dựng và phát triển thương hiệu trên cơ sở kiến thức được học, tài liệu thu thập được và cả ý kiến chủ quan của bản thân tác giả. Trong Chương 2, Tác giả trình bày thực trạng hoạt động và đánh giá công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà trường đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Chương 3 đề xuất các giải pháp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà trường trong thời gian tới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian hạn hẹp, kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, sai lầm. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để đề tài có thể hoàn thiệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dương Hữu Hạnh, Quản trị tài sản thương hiệu – Cuộc chiến giành vị trí trong tâm trí khách hàng, Nhà xuất bản Thống kê, 2005.

[2] TS Đào Hồi Nam, Bài giảng Quản trị thương hiệu, trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh

[3] PGS.TS Lê Thế Giới, Quản trị Marketing, Trường Đại học Kinh tế, Tp Bà Rịa Vũng tàu

[4] Philip Kotler (2000), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê Hà Nội

[5] Lê Xuân Tùng, Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao động xã hội Patricia F.Nicolino, Kiến thức nền tảng về quản trị thương hiệu

[6] Al Ries & Jack Trout (2004), Định vị: Cuộc chiến giành vị trí trong tâm trí khách hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội

[7] Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung, Thương hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2005.

[8] Viện nghiên cứu đào tạo và quản lý (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu: danh tiếng và lợi nhuận, Nxb Lao động, Hà Nội

[9] Xây dựng hình ảnh thương hiệu trường Cao đẳng nghề Đà nẵng trong tiến trình trình hội nhập/Nguyễn Thị Na thực hiện; Phạm Thị Lan Hương hướng dẫn.

[10] Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu “Thép miền trung” tại công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung/Trần Phước Quang thực hiện; TS Trần Quốc Tuấn hướng dẫn: Đại học Đà Nẵng, 2007

[11] Đề án phát triển trường giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030 của trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà rịa Vũng Tàu

[12] Website: www.Baria-vungtau.gov.vn [13] Website: www.thuonghieuviet.com.vn

Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Đo lường sự hài lòng của cán bộ công nhân viên , giáo viên đối với môi trường làm việc và văn hó trường

Câu hỏi Đồng ý

hoàn toàn

đồng ý Không đồng ý

Anh/ chị luôn cảm thấy yên tâm và hài lòng khi làm việc tại trường

Anh/chị được làm việc trong môi trường lành mạnh

Anh/chị luôn tin cậy vào đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường

Anh/chị được đối xử công bằng như những người khác

Nhà trường luôn khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình làm việc

BGH nhà trường, cấp lãnh đạo luôn quan tâm, động viên cán bộ-giảng viên

Trong công việc, anh/chị luôn mạnh dạn dám nghĩ, dám làm

“Không gian làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ, thông thoáng, phù hợp”

Môi trường thân thiện, mọi người biết quan tâm chia sẻ lẫn nhau

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Đo lường sự hài lòng của cán bộ công nhân viên , giáo viên đối với hoạt động truyền thông nội bộ của trường

Câu hỏi Hài lòng Không

hài lòng

Ý kiến khác

Các cuộc họp của nhà trường, khoa chuyên môn.

Hình thức công văn giấy tờ

Các hoạt động ngoại khóa của nhà trường Bảng thông báo nội bộ

Các cuộc hội thảo về nghiệp vụ chuyên môn:

Mạng nội bộ của nhà trường Trang web của nhà trường

]BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Đo lường sự hài lòng của cán bộ công nhân viên , giáo viên đối với công tác đào tạo của trường của trường và chế độ đãi ngộ của trường .

Câu hỏi Hài

lòng

Không hài lòng

Ý kiến khác

Các khóa đào tạo của nhà trường phong phú, phù hợp

hình thức đào tạo phong phú Được hỗ trợ kinh phí đào tạo

Được hỗ trợ về thời gian, công việc khi tham gia đào tạo

ứng dụng kiến thức từ các khóa học vào thực tế công tác giảng dạy và công việc:

Về cơ hội thăng tiến trong công việc Về môi trường làm việc:

Về chính sách đào tạo:

Về chính sách phúc lợi và phần thưởng dành cho cho người có đóng góp lớn

Về tiêu chí mối quan hệ trong nhà trường thân thiện:

Về vấn đề lãnh đạo trao quyền cho cấp dưới:

Về cơ chế quản lý,

Về tiêu chí cách đối xử, ứng xử của lãnh đạo đối với cán bộ giảng viên

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Đo lường sự hài lòng Cảm nhận của phụ huynh học sinh ,người học và người sử dụng lao động về trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu.

Câu hỏi Hài lòng Không

hài lòng

Ý kiến khác

Trường có chất lượng đào tạo tốt

Trường có đội ngũ giảng viên tốt,kinh nghiệm, nhiệt tình

Cơ sở vật chất phục vụ cho học nghề, giảng dạy hiện đại

Trường có loại hình đào tạo phong phú Mức học phí cạnh tranh

chế độ hỗ trợ học tập tốt đối với người học tại trường

Công tác tổ chức,quản lý đào tạo tốt

Môi trường thân thiện, lành mạnh kỷ luật tốt tạo sự tin tưởng cho người học

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bà rịa vũng tàu (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)