Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho trường Cao

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bà rịa vũng tàu (Trang 70 - 84)

6. Kết cấu của Tiểu luận

3.2. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho trường Cao

Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng tàu

3.2.1. Phân tích môi trường 3.2.1.1. Môi trường bên ngoài 3.2.1.1. Môi trường bên ngoài

Hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ nay đến năm 2030

Bà Rịa Vũng Tàu được xác định là một trong những trung phát triển công nghiệp logistics và du lịch của các tỉnh đông nam bộ nói riêng và của cả nước ní chung với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang, vv…Chỉ số sản xuất công nghiệp (trừ dầu thô và khí đốt) đạt khoảng 275.246 tỷ đồng, tăng 9,12%; các lĩnh vực sản xuất công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, lĩnh vực khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 9,8 - 9,9%; các sản phẩm công nghiệp mức tăng thấp nhất từ 1,4%, cao nhất đạt 69,92%,; trong đó sản xuất sắt, thép chiếm 35% tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng 8,75%. Trong năm 2019, có thêm 15 dự án công nghiệp đi vào hoạt động ổn định, đóng góp thêm khoảng 35.000 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp. Đối với dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics tăng trưởng mạnh, doanh thu dịch vụ cảng khoảng 4.056 tỷ đồng, tăng 4,8%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2019 ước đạt khoảng 71,1 triệu tấn, tăng 4,82%, đạt khoảng 52% tổng công suất thiết kế của cảng đang hoạt động. Đến nay, đã có hơn 100ha kho bãi logistics đi vào hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch phát triển tốt, các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch đều đạt ở mức cao, chất lượng được cải thiện. Doanh thu dịch vụ lưu trú khoảng 5.362 tỷ đồng, tăng 17,85%; số lượng khách lưu trú khoảng 3,71 triệu lượt, tăng 19,68%, trong đó khách nước ngoài khoảng 500 ngàn lượt, tăng 17,92%.

Ngoài ra, đối với mức bán lẻ hàng hóa ước khoảng 45.246 tỷ đồng, tăng 13,98%; kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí ước khoảng 5.082 triệu USD, tăng 14,02%; giá trị sản xuất nông nghiệp ước khoảng 8.362 tỷ đồng, tăng 3,45%, ngư nghiệp ước khoảng 10.777 tỷ đồng, tăng 4,21%...

Yếu tố tập quán, truyền thống, văn hoá, xã hội: cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo của nhà trường. Cùng với tiến trình đô thị hóa, sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Bà Rịa Vũng Tàu Không ngừng được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu của những người nước ngoài đang và sẽ đến đầu tư, làm việc và đi du lịch tại thành phố.

Yếu tố dân số: cũng ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của nhà trường.

Bảng 3.1: Dân số, dân số trong độ tuổi lao động ở Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2015-2020

Năm Dân số đến 31/12 (người) Dân số trong độ tuổi lao động (người)

Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ

2011 1.098.794 582.361 516.433 683.548 362.281 321.267 2018 1.112.900 576.228 572.085 783.936 515.486 368.450 2020 1.324.214 701.834 622.380 803.976 466.287 337.689

(Nguồn : Sở LĐ-TB&XH Bà Rịa Vũng tàu)

Dựa vào số liệu thống kê trên, ta thấy dân số tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đang bước vào thời kỳ " dân số vàng" , với tỉ lệ xấp xỉ 66% dân số trong độ tuổi lao động.

Bảng 3.2: Kết quả dự báo về lực lượng lao động, dự báo nhu cầu lao động ở Bà Rịa Vũng tàu giai đoạn 2020-2030

ĐVT: người

Năm Lực lượng lao động Nhu cầu lao động Cân đối thừa (+) thiếu (-)

2020 557126 553.994 3.132

2025 566.064 654.103 - 88.039

2030 604.038 694.708 - 90.670

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Bà Rịa Vũng tàu)

Như vậy, giai đoạn 2015-2020, Bà Rịa Vũng Tàu còn thừa lao động, bình quân thừa khoảng 3.132 lao động /năm. Giai đoạn 2020-2030, dự báo mức cung lao động không nhiều nhưng phía cầu lao động tăng, do dịch vụ phát triển, hệ số co giãn việc làm lớn.

Các chỉ tiêu cơ bản về lao động và đào tạo nghề đến năm 2030 như sau :

+ Giải quyết việc làm giai đoạn 2021-2030 khoảng 3,5 - 4,5 vạn lao động/năm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp dưới 3,5%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ được đào tạo nghề đạt 60%.

+ Bình quân mỗi năm đào tạo nghề 50.000 người. Trong đó Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ - 20%, trung cấp nghề - 30%, sơ cấp nghề -50% .

+ Có khoảng 14 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 1 trường sẽ tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN và châu Á.

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, xã hội đòi hỏi ở nhiều công việc, ngành nghề với những trình độ kiến thức khác nhau ứng với những năng lực khác nhau; vì vậy yếu tố tâm lý của người học và các nhà cung cấp không còn như trước đây là sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đều muốn dự thi vào các trường đại học mà đã có xu hướng phân luồng trong việc chọn trường, chọn ngành nghề theo trình độ năng lực và khả năng thực tế. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường về nguồn tuyển sinh.

Với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề và dự báo về công tác đào tạo nghề của thành phố Bà Rịa Vũng tàu, đã tạo ra thời cơ và thách thức cho Trường Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu nhiệm vụ cấp bách là phải đổi mới toàn diện, phát triển công tác dạy nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đến năm 2020.

Xác định đối thủ cạnh tranh:

Trong cơ chế thị trường, đã hình thành các trường đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế. Các trường hiện nay không còn độc quyền với các chuyên ngành đào tạo như trước đây, đồng thời được chủ động phát triển chuyên ngành đào tạo mới trên cơ sở nguồn lực hiện có của mình, do đó đã tạo nên một thị trường với nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp cùng sản phẩm đào tạo. Bà Rịa Vũng Tàu có 25 cơ sở dạy nghề (bao gồm các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề..) do sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, cùng với mạng lưới các trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học...

Bảng 3.3: Số lượng cơ sở đào tạo nghề ở Bà Rịa Vũng Tàu(đến ngày 01/10/2020) Tổng số (cơ sở) CHIA RA

Theo cấp quản lý Theo sở hữu Trung ương Địa phương Công lập Ngoài công lập 1. Trường cao đẳng nghề 4 4 3 1 2. Trường trung cấp nghề 6 6 2 4

3. Trung tâm dạy nghề 15 15 3 12

Tổng cộng 25 24 7 17

( Nguồn : Sở LĐ-TB&XH Bà Rịa Vũng Tàu)

Hệ thống các trường nào tổ chức đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học,, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp, cơ khí, điện - điện tử, vv... Đây là một thách thức lớn đối với nhà trường trong vấn đề cạnh tranh. Để xác định được các đối thủ cạnh tranh, nhà trường hãy tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có những đối sách thích hợp nhằm giành thắng lợi trên thị trường. Hiện nay, các trường có cùng chuyên ngành đào tạo và là đối thủ cạnh tranh của nhà trường: Trường Cao đẳng Công nghệ, Trường Cao đẳng Dầu Khí, Trường Cao đẳng Quốc tế Vabis, Trường Cao đẳng Du lịch, Trường Cao Sư Phạm, Trường trung cấp Kỹ thuật công đoàn, Trường trung cấp công nghệ thông tin, Trường trung cấp phước thọ , trường Trung cấp công nghệ phước lộc, Trường trung cấp giao thông, Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu Và một số phận hiệu của một số trường đại học.

Bảng 3.4: Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh là các trường cao đẳng công lập

Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu

Trường Cao đẳng Dầu khí

- Cơ sở vật chất đầy đủ, rộng, phòng học nhiều

- Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy cho hệ cao đẳng

- Cơ sở hạ tầng, phòng học, bàn ghế… cũ

- Tổ chức đào tạo theo hệ tín chỉ giúp sinh viên có khả năng rút ngắn được thời gian học

- Tỷ lệ xin được việc làm sau khi ra trường khá cao

- Có hệ cao đẳng liên thông lên Đại học

- Ký túc xá dành cho sinh viên rộng, sạch sẽ, nhiều phòng

- Ít ngành nghề để lựa chọn, chú yếu tập chung vào lĩnh vực dầu khí

Trường Cao đẳng Du lịch

- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy thực hành được trang bị đầy đủ - Không thi tuyển đầu vào nên người học dễ tham gia theo học - Được sự hỗ trợ của Sở du lịch nên thuận lợi trong việc dạy học và cơ hội giới thiệu việc làm cho sinh viên

-Đội ngũ giáo viên còn non trẻ. -Thương hiệu của trường chưa được biết đến nhiều

-Ít ngành nghề

- chủ yếu tập chung vào lĩnh vực du lịch

Trường Cao đẳng sư phạm

- Cơ sở hạ tầng tốt

- Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy cho hệ cao đẳng

- Tổ chức thi tuyển sinh nên chất lượng đầu vào tốt

- không tốn học phí

- Ít ngành nghề lựa chọn

- Sinh viên ít có cơ hội đi thực tế, đặc biệt ngành kinh tế

- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy thực hành chưa đầy đủ.

- chủ yếu tập chung vào đào tạo sư phạm

Bảng 3.5: Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh là các trường cao đẳng, trung cấp, hại học ngoài công lập

Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu

Các trường Cao đẳng Vabis, ĐH Bà Rịa Vũng

- Không thi tuyển đầu vào nên người học dễ tham gia theo học - Cơ chế điều hành linh hoạt - Đa dạng về ngành nghề đào tạo

- Cơ sở hạ tầng không tốt - Diện tích trường nhỏ

- Không đủ điều kiện vật chất phục vụ giảng dạy

Tàu, Trung Cấp KTCN Phước lộc, trung cấp Phước Thọ, Trung Cấp Công nghệ thông tin - Cách thức đánh giá khá dễ dãi - chương trình đào tạo linh hoạt , một số trường chuẩn hóa trình độ đào tạo theo quốc tế.

- Chi phí học tập rất cao

- Chất lượng đội ngũ giảng viên không tốt

- Chất lượng đào tạo không tốt - Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, hợp đồng nhiều nên kế hoạch học tập thường bị xáo trộn

- Thiếu các hỗ trợ về chế độ chính sách cho sinh viên

- Kỷ luật không nghiêm

- An ninh trong trường không tốt

Nguồn tuyển sinh

Khách hàng đào tạo của nhà trường là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở hoặc bổ túc được coi là đối tượng chính trong tuyển sinh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12/2020, Bà Rịa Vũng Tàu có khoảng hơn 35 trường phổ thông trung học với hơn 12.924 học sinh đang theo học lớp 12 tại các trường và Ngoài các em có hộ khẩu thường trú tại Bà Rịa Vũng Tàu, nhà trường còn xét tuyển các em ở ngoài Bà Rịa Vũng Tàu theo quy chế tuyển sinh của nhà trường.

Ngoài nguồn tuyển sinh chính thức từ các trường, nguồn lao động chưa qua đào tạo nghề từ các khu công nghiệp, doanh nghiệp, các công ty cũng rất cần thiết. Hiện Bà Rịa Vũng Tàu Có 13 khu công nghiệp và 24 cụm công nghiệp đang sử dụng khoảng hơn 100.000 lao động, trong đó mới có khoảng 30% lao động qua dạy nghề. Giai đoạn 2016-2020, khu vực này cần khoảng 27.337 lao động ở các trình độ, trong đó 12.300 lao động trình độ nghề, chiếm 45% tổng nhu cầu, trung bình mỗi năm cần 25.000 lao động qua dạy nghề. Các ngành nghề doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhu cầu lớn là: May (32,9%), chế biến (23%), điện tử ( 21,3%), sản xuất đồ chơi (11,13%)... Căn cứ vào hiện trạng tình hình đào tạo nghề ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Và

chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương đến 2025 có định hướng đến năm 2030 thì nhu cầu lao động qua dạy nghề sẽ tập trung vào một số ngành nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cũng như đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động tại các KCN-KCX đóng trên địa bàn, đó là: Công nghệ thông tin, Công nghệ tự động hóa và cơ điện tử, Cơ khí, điện tử, Thương mại và Du lịch

Ngoài ra, còn rất nhiều ngành nghề khác có thể phát triển như công nghệ vật liệu mới, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, tài chính - ngân hàng, xây dựng, giao thông - công chính, lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.. Với xu thế phát triển của các tổ chức có nhu cầu tuyển dụng lao động trong các ngành công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ, điều này đặt ra một sức ép với nhu cầu đào tạo cũng như năng lực hiện có của các trường trên địa bàn , đáp ứng kịp thời tại chỗ nhu cầu về nhân lực chuyên môn cho thành phố, khắc phục tình trạng

“thừa thầy thiếu thợ”.

3.2.1.2.Môi trường bên trong

- Đội ngũ cán bộ giáo viên-nhân viên: Đa số là ở độ tuổi còn trẻ, có trình độ, năng động, đạo đức, đam mê công việc và có tính sáng tạo, ham học hỏi. Giảng viên của trường có trình độ trên đại học chiếm tỉ lệ 24% (trên tổng số giáo viên đứng lớp), trong đó tập trung vào đội ngũ giáo viên khối kỹ thuật. Điều này rất thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn thực hành của Trường. Giảng viên của trường được đào tạo chuyên sâu về nghề chiếm tỉ lệ bình quân khoảng 30%. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh.- Giáo viên đi đào tạo, khảo sát nước ngoài (Úc, Anh, Đức, Malaysia, Mỹ, Trung quốc, Hàn quốc…) được bồi dưỡng phương pháp dạy học mới, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin trong giảng dạy, 100% giáo viên đứng lớp có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

Tuy nhiên còn thiếu số lượng giáo viên ở những ngành nghề, môn học mới và khó, tính tận tâm và sự trung thành chưa cao do cơ chế chính sách tiền lương và môi trường làm việc chưa đủ để thu hút nhân tài. Trong thời gian đến, nhà trường cần có những cơ chế chính sách để thu hút và giữ chân người tài

- Cơ sở vật chất: Nhà trường hiện nay có 76 phòng học lý thuyết và 92 phòng học thực hành cho tất cả các nghề, có 3 phòng hội thảo với sức chứa 100 chỗ ngồi, 2

phòng hội trường 500 chỗ ngồi. Trường tiếp nhận thiết bị dạy nghề từ dự án Giáo dục Kỹ thuật dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hàng năm Trường bổ sung thiết bị dạy nghề từ chương trình mục tiêu và từ nguồn quỹ phát triển của trường. Mỗi Khoa đều có các hệ thống phòng thực hành chuyên ngành và các điều kiện phục vụ kèm theo. Bên cạnh đó, Trường đã ký các hợp đồng liên kết đào tạo thực tập giữa các Khoa với các doanh nghiệp để sử dụng các máy móc thiết bị tại doanh nghiệp.

- Chương trình giảng dạy, giáo trình: Trên cơ sở Chương trình khung của Tổng cục Dạy nghề ban hành, Trường đã xây dựng 18 bộ chương trình khung cho tất cả các ngành nghề đào tạo ở 3 cấp độ Trung cấp nghề & Cao đẳng kỹ Thuật Công Nghệ và 06 bộ chương trình liên thông từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề và chương trình sơ cấp nghề. Các chương trình đào tạo đều được Trường rà soát và điều chỉnh hằng năm cho phù hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp . Ngoài ra đã ban hành chuẩn đầu ra của các ngành nghề đang đào tạo tại trường. Trường đã phối hợp với các trường thành viên của Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật xây dựng nội dung chương trình đào tạo liên thông và đã đưa vào giảng dạy .

- Tài chính: Trong những năm qua, từ việc tăng số lượng người học, khai thác các nguồn từ các hoạt động liên kết đào tạo, các loại hình dịch vụ, thực hiện tốt thực

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bà rịa vũng tàu (Trang 70 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)