Hậu quả liên quan đến quyền nhân thân

Một phần của tài liệu Căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 33 - 34)

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừtrường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Theo Điều 17 BLDS năm 2015 quy định quyền nhân thân có thể bao gồm: quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

Quyền nhân thân không gắn với tài sản như: quyền có họ tên, quyền đối với quốc tịch, quyền được khai sinh, khai tử,… Các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể

khác.

Quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình (như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, …). Đây là quyền nhân thân của chủ thểđối với tài sản vô hình mà người đó sáng tạo ra. Tuy nhiên, để được thừa nhận các quyền nhân thân gắn với tài sản thì chủ thểđó phải chứng minh đươc sự tồn tại của loại tài sản vô hình do chính mình sáng tạo ra. Nếu không có tài sản đó thì không phát sinh các quyền nhân sthân của chủ thể có liên quan. 26

Hợp đồng bị hủy bỏ có thể có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến quyền nhân thân của các bên. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 đã không có quy định điều chỉnh

25Dương Văn Đức (2017), Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Kinh tế

- Luật, tr. 67.

26“Tư vấn về quyền nhân thân”, https://hangluatthanhcong.vn/tu-van-quyen-nhan-than/, truy cập lần cuối ngày 10/06/2021.

27

hay giải pháp cụ thể xử lý trường hợp này. Khắc phục hạn chếđó, BLDS năm 2015 quy định “việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định”.

Việc hủy bỏ hợp đồng làm tác động đến quyền nhân thân được đề cập ở trên mà có gây thiệt hại thì bên bị vi phạm có thể áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại và các yếu tố khác theo quy định của chế tài này như đã trình bày ở phần

trước.

Một phần của tài liệu Căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 33 - 34)