Hủy bỏ hợp đồng trái quy định pháp luậ t

Một phần của tài liệu Căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 34 - 37)

Một tuyên bố hủy bỏ hợp đồng được xem là trái pháp luật khi không có các căn

cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của BLDS năm 2015 thì bên hủy bỏ

hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúngnghĩa vụ. Trách nhiệm dân sựởđâythường thấy là: bồi

thường thiệt hại, phạt vi phạm,…

Xuất phát từ quan niệm hợp đồng đã được xác lập thì không thể bị hủy bỏ, các nhà làm luật quy định như vậy là nhằm muốn ngăn chặn những trường hợp hủy bỏ

hợp đồng một cách tùy tiện. Khi đó hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng sai trái mà bên bị hủy bỏ phải gánh chịu có thể rất đáng kể, ảnh hưởng đến lợi ích của bên bị hủy bỏ

mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng. Lúc này bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng phải bù đắp những tổn thất cho bên bị hủy hỏ thông qua việc phải chịu các trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi của mình. Quy định như vậy nhằm để một bên có ý định hủy bỏ hợp đồng phải có sự cân nhắc thận trọng, vì có thể từ bên bị vi phạm trở thành bên vi phạm hợp đồng. Cần lưu ý rằng việc một bên hủy bỏ hợp đồng trái pháp luật thì không làm hợp đồng bị hủy bỏ, lúc này sẽ xem xét hành vi không thực hiện hợp đồng có cấu thành các căn cứ hủy bỏ hợp đồng hay không để làm phát sinh quyền hủy bỏ cho bên bị vi phạm.

Đểđảm bảo sự tồn tại của hợp đồng cho các bên thực hiện đến cùng, pháp luật cho phép một bên nếu nhận thấy bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ, thì có thể áp dụng chế tài buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 352 BLDS năm 2015. Đây là một loại trách nhiệm dân sự quan trọng để khắc phục việc hủy bỏ hợp đồng trái pháp luật, duy trì được hiệu lực của hợp đồng. Hiện nay chế tài này được áp dụng rất phổ biến.

Tuy nhiên quy định tại khoản 5 Điều 427 BLDS năm 2015 chưa thực sự thuyết phục, dễ phát sinh bất cập trong thực thi. Bởi lẽ, trong trường hợp một bên có đủcăn

28

cứđể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, nhưng không “thông báo ngay cho bên kia” thì có cấu thành việc hủy bỏ hợp đồng trái pháp luật không?

Điều khoản này dùng thuật ngữ “không có căn cứ” thì mới cấu thành hành vi hủy bỏ hợp đồng trái pháp luật. Theo đó điều khoản về thông báo hủy bỏ hợp đồng chỉ mang ý nghĩa thủ tục, nhằm để bên bị hủy bỏ biết được bên đối tác thể hiện ý chí mong muốn hủy bỏ hợp đồng. Đây không được xem là căn cứ hủy bỏ hợp đồng, nên nếu không thông báo hủy bỏ thì không được xem là hủy bỏ hợp đồng không có căn

cứ. Lúc này pháp luật chỉ đặt ra hệ quả của việc không thông báo là nếu có phát sinh thiệt hại thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường, chứ không phủđịnh quyền hủy bỏ

hợp đồng. Thông báo hủy bỏ chỉ mang ý nghĩa là trình tự, thủ tục khi của việc thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng. Vì vậy khoản 5 Điều 427 dùm cụm từ “không có căn

cứ” là chưa rõ ràng về mặt quy định.27

Như vậy, để xem xét một hành vi hủy bỏ hợp đồng có trái pháp luật hay không thì phải xem có thỏa điều kiện hủy bỏđược pháp luật quy định hay theo thỏa thuận của các bên. Vì quyền hủy bỏ hợp đồng phát sinh bắt buộc dựa trên cơ sở xem xét có hay không các căn cứ hủy bỏ hợp đồng, mọi hành vi hủy bỏ hợp đồng thỏa mãn các

căn cứ hủy bỏ hợp đồng thì không được xem là hủy bỏ hợp đồng trái pháp luật.

27 Võ Sỹ Mạnh (2017), tlđd (6), tr. 8.

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 nêu ra những vấn đề lý luận chung về khái niệm hợp đồng, các trường hợp chấm dứt hợp đồng, cũngnhư chế định hủy bỏ hợp đồng là một trong các hình thức làm chấm dứt hợp đồng. Để làm rõ cơ sở lý luận về chếđịnh hủy bỏ hợp đồng, tác giả đã liên hệ quy định này trong Bộ luật Dân sự năm 2015 với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 cũngnhư các văn bản pháp luật quốc tế thông dụng (Công ước của Liên hợp quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tếnăm 2004,…). Hiện nay, thuật ngữ“hủy bỏ hợp đồng” không được định nghĩa trong bất kì văn bản pháp luật Việt Nam nào, do đó tác giả đã nghiên cứu chếđịnh này chủ yếu dựa trên quy

định vềcăn cứđể áp dụng quyền hủy bỏ hợp đồng và hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị hủy bỏ. Nội dung tập trung lưu ý đến việc phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của các quy định pháp luật trong chế định hủy bỏ hợp đồng vềcăn cứ áp dụng và hậu quả

30

Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO PHÁP

LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

Khi tham gia vào giao dịch dân sự, để có một cơ sở pháp lý vững chắc, ràng buộc lẫn nhau, các bên thường tiến tới xác lập hợp đồng. Các bên đều mong muốn

đạt được những lợi ích nhất định thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ của nhau trong hợp đồng. Do đó, hợp đồng dân sự cần phải được ổn định và chỉ nên chấm dứt khi các bên đều đã đạt được những kỳ vọng đó.

Pháp luật có nghĩa vụ duy trì sự ổn định của các giao dịch dân sự, nhằm đảm bảo sựlưu thông trong nền kinh tế. Đểđảm bảo hợp đồng được thực hiện, BLDS năm

2015 quy định những biện pháp xử lý như: tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ, đơnphương

chấm dứt thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng…nhưng để áp dụng những quyền này còn phụ thuộc vào các điều kiện pháp luật quy định.

Theo tác giả, quyền hủy bỏ hợp đồng khi có sự vi phạm hợp đồng mang lại hậu quả nghiêm khắc nhất mà các bên khi giao kết hợp đồng đều không mong muốn. Vì hợp đồng bị hủy bỏ sẽ mang lại nhiều hậu quảđáng kể, nên pháp luật thường sẽ quy

định chặt chẽ các căn cứ hủy bỏ hợp đồng. Theo đó, hai căn cứ hủy bỏ hợp đồng cơ

bản nhất trong BLDS năm 2015 là: vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên

đã thỏa thuận và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng. Ngoài ra, còn có một sốtrường hợp hủy bỏ hợp đồng được quy định trong pháp luật chuyên nghành, và một sốtrường hợp được quy định trong phần các hợp đồng thông dụng, phần khác của BLDS năm 2015.

Trong phần này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích quy định, so sánh với pháp luật nước ngoài, thực tiễn xét xử và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của hai căn cứ hủy bỏ hợp đồng cơ bản của BLDS năm 2015 nhưđãđề cập

ở trên.

Một phần của tài liệu Căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)