Theo điểm a khoản 1 Điều 423 BLDS năm 2015 quy định: “Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận…”.
Hợp đồng được hình thành do ý chí của các bên khi tham gia giao dịch dân sự. Pháp luật có nhiệmvụphải tôn trọngsựthỏathuậncủa các bên, bởilẽchỉ có các bên trong hợp đồng mới là những người biết rõ hơn ai hết, họ cần phải làm gì.28 Trên
28Dương Văn Đức (2017), tlđd (25), tr. 34.
31
nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận, tự do, bình đẳng của các bên thì pháp luật có nhiệm vụ cho phép các bên được quyền xác lập hợp đồng, đồng nghĩacũng cho phép các bên tựđịnh đoạt sự tồn tại của hợp đồng đã giao kết.
Sự vi phạm hợp đồng cũng có nhiều mức độ khác nhau, đối với những vi phạm ít nghiêm trọng thì không nên là căn cứ hủy bỏ hợp đồng, nên cho phép các bên khắc phục. Tuy nhiên, hợp đồng được pháp luật điều chỉnh trên nguyên tắc tự do, hơn nữa việc chứng minh vi phạm nghiêm trọng là không dễ dàng trên thực tế và cũng cần bảo vệ bên thực hiện nghiêm túc hợp đồng. Do đó, việc pháp luật cho phép các bên thỏa thuận quyền hủy bỏ hợp đồng khi hợp đồng bị vi phạm là cần thiết.29Đồng thời quy định này cũng tương đồng với các quy định của luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điển hình như theo LTM năm 2005, tại điểm a khoản 4 Điều 312 quy
định rằng: “… chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp
đồng…”. Hiện nay pháp luật Việt Nam có sự nhất quán khi quy định thống nhất rằng sự thỏa thuận của các bên về điều kiện hủy bỏ hợp đồng là căn cứ để hủy bỏ hợp
đồng.
Bên bị vi phạm được quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này phải thỏa mãn hai yếu tố sau: Đã xảy ra hành vi vi phạm (i) ; và hành vi vi phạm này phải được các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng (ii).30 Từ hai yếu tố như trên, nhận thấy quy định pháp luật vềcăn cứđầu tiên này dẫn đến hai thực trạng như sau:
Đối với yếu tố thứ nhất(i), pháp luật dân sự Việt Nam quy định theo hướng khi một bên muốn hủy bỏ hợp đồng thì phải có hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại đã xảy ra trên thực tế, tức là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nhưng bên kia không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ. Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là cơ sở cần có để phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng. Vậy trong
trường hợp tuy chưa tới thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng một bên có nguy cơ
không thực hiện nghĩa vụ đúng hạn và việc không thực hiện đúng hợp đồng này có khảnăng cấu thành sự vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là căn cứ hủy bỏ hợp đồng thì có phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng hay không?
Hiện nay, BLDS năm 2015 đã có cơ sở pháp lý cho phép một bên hủy bỏ hợp
đồng khi biết chắc rằng khi đến thời hạn thì bên kia sẽ không thực hiện đúng hợp
đồng tại Điều 425.31 Nhưng quy định này theo tác giả còn rất khó áp dụng trong
29Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (2), tr. 254,255. 30Hoàng Cao Minh (2018), tlđd (24), tr. 24.
31ĐỗVăn Đại (2017), Luật Hợp đồng: bản án và bình luận bản án tập 2 (tái bản lần thứ 6), Nxb. Hồng Đức
32
trường hợp sau khi hợp đồng đã được giao kết hợp pháp, chưa đến thời điểm thực hiện hợp đồng, nhưng một bên có căn cứ chắc chắn rằng bên kia sẽ vi phạm điều kiện hủy bỏđã thỏa thuận trong hợp đồng.
Ví dụ trong tình huống giảđịnh như sau: A (bên bán) và B (bên mua) giao kết hợp đồng mua bán 30 tấn hạt điều, hợp đồng điều chỉnh theo BLDS năm 2015. A và B có thỏa thuận về chất lượng hạt điều là theo chất lượng chất lượng thông thường trên thịtrường, giấy kiểm định được giao tại thời điểm giao hàng. Nhưng B có thỏa thuận với A việc kiểm định chất lượng phải do công ty C thực hiện, nếu A không thực hiện việc kiểm định thông qua công ty C thì B có quyền hủy bỏ hợp đồng. Trước khi
đến thời hạn giao hàng cùng giấy kiểm định, A thông báo cho B đã không thực hiện thực hiện kiểm định chất lượng hàng hóa thông qua công ty C, mà đã thực hiện kiểm
định tại một công ty khác. Nhưng hạt điều vẫn đảm bảo đúng chất lượng trong hợp
đồng, và cơ quan thực hiện kiểm định cũng có uy tín, kinh nghiệm như công ty C. Vậy B có được quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này không?
Trong trường hợp trên nếu áp dụng theo Điều 425 BLDS 2015 quy định:
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộnghĩa
vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thểđạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Nhưng nguy cơ vi phạm trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng này yêu cầu phải làm mục đích của bên có quyền không thểđạt được, đây cũng là đặc điểm của vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Mặt khác thông thường thì sự vi phạm hợp đồng được các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ có thể không mang tính “nghiêm trọng” hay nói cách khác có thể không là vi phạm nghiêm trọng32, đồng nghĩa với việc có khảnăng không ảnh hưởng tới mục đích của bên có quyền. Do đó, trong ví dụ trên để chứng minh việc thực hiện kiểm định chất
lượng hàng hóa thông qua công ty khác của A có làm mất đi mục đích của B hay không khi chất lượng hàng hóa vẫn đảm bảo như thỏa thuận là rất khó và A cũng
không mất khảnăng thực hiện hợp đồng. Vậy Điều 425 BLDS năm 2015 trong một chừng mực nhất định đã loại bỏđitrường hợp hủy bỏ hợp đồng khi một bên có nguy
cơ vi phạm các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Mặt khác khác khi một bên có nguy cơ không thực hiện đúng hợp đồng trước khi đến thời hạn thực hiện, BLDS năm 2015 còn quy định biện pháp xử lý là bên có quyền được “hoãn thực hiện nghĩa vụ” theo Điều 41133, theo đó“Bên phải thực hiện
nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ
32Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (2), tr. 254,255. 33ĐỗVăn Đại (2017), tlđd (31), tr. 786.
33
của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khảnăng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. Không giống như quyền tạm hoãn thực hiện
nghĩa vụ, hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp “không có khảnăng thực hiện” tại Điều 425 không quy định cho bên bị mất khả năng thực hiện hợp đồng được quyền cam kết hay dùng các biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ.
Ởđây tác giả nhận định ý nghĩa của quyền hủy bỏ hợp đồng trong quan hệ dân sự, cụ thể là ý nghĩa về phòng tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên mong muốn chưađạt được tuyệt đối. Việc phải có vi phạm xảy ra cấu thành điều kiện để hủy bỏ hợp đồng như các bên đã dự liệu, thì mới phát sinh quyền tuyên bố
hợp đồng mang tính chất “trả đũa” hơn là “đề phòng, hạn chế” rủi ro, thiệt hại của bên bị xâm phạm quyền lợi. Mặt khác, Điều 425 BLDS năm 2015 quy định rất khắt khe vềtrường hợp hủy bỏ hợp đồng khi một bên có nguy cơ vi phạm hợp đồng thì rất khó áp dụng trong trường hợp vi phạm đó do các bên thỏa thuận là căn cứ hủy bỏ hợp
đồng. Việc quy định thiếu tính bao quát như trên sẽ làm cho bên bị vi phạm áp dụng quyền này một cách “thụđộng”, không hạn chế sớm được thiệt hại và không bảo vệ
quyền lợi của bên có khảnăng bị vi phạm trong mọi trường hợp.
Đối với yếu tố thứ hai (ii), trong trường hợp này thì việc phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng phải dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên, nghĩa là phải chứng minh
được rằng các bên phải có thỏa thuận này trên thực tế. Theo Điều 119 BLDS 2015, hợp đồng có thểđược xác lập “bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”
trừ những hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản. BLDS 2015 có quy định một số hợp đồng như hợp đồng vay có bảo đảm bằng tín chấp (Điều 345); hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần (Điều 453); hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 455); hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 459); hợp đồng về quyền sử dụng đất (Điều 502); hợp đồng hợp tác (Điều 504),… phải được lập thành văn bản, trong một số trường hợp phải được công chứng hoặc chứng thực.
Đối với những hợp đồng trên thì mọi thỏa thuận của các bên đều bắt buộc phải thể hiện bằng cách ghi nhận vào trong hợp đồng, do đó thỏa thuận về hủy bỏ hợp
đồng cũngđồng thời phải được ghi nhận như là một điều khoản trong hợp đồng. Khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra trên thực tế, thì dựa vào văn kiện hợp đồng để xác
định sự thỏa thuận của các bên về vi phạm đó là căn cứ hủy bỏ hợp đồng. Trong các hợp đồng này thì điều kiện phải có sự thỏa thuận của các bên có thể dễ dàng xác định
được thông qua văn bản hợp đồng đãđược ký kết. Sự thỏa thuận này phải được thực hiện trước khi xảy ra sự vi phạm hợp đồng theo như tinh thần tại điểm a khoản 1 Điều
34
423 "các bên đã thỏa thuận".34 Vậy nếu hình thức hợp đồng được xác lập bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì việc xác định sự thỏa thuận của các bên về một hành vi vi phạm là căn cứ hủy bỏ hợp đồng sẽnhư thế nào và liệu rằng quyền hủy bỏ hợp đồng có được phát sinh đối với các loại hợp đồng này không?
Ví dụ trong tình huống giảđịnh như sau: A cho B vay tiền, cả hai không xác lập hợp đồng. A và B có thỏa thuận việc vay không có trả lãi suất, B có nghĩa vụ trả
khoản tiền vay chia đều thành ba đợt. Đồng thời các bên có thỏa thuận nếu B không trảđủ tiền theo từng đợt thì thỏa thuận vay tiền giữa các bên sẽ bị hủy bỏ, bên A có quyền yêu cầu B hoàn trả toàn bộ số tiền vay ngay lập tức. Khi trả đến đợt trả tiền thứ hai, B đã không trảđầy đủ tiền đợt này cho A. A yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận, B phải hoàn trả lại tất cả số tiền vay cho A. Nhưng B chỉ đồng ý trả lãi theo số ngày chậm trả tiền, không chấp nhận yêu cầu của A.
Đối với hợp đồng được xác lập bằng lời nói hoặc bằng một hành vi cụ thể, thì thỏa thuận của các bên rất khó xác định. Dẫn tới việc xem xét hành vi của một bên có cấu thành vi phạm hợp đồng và đã được các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ
hợp đồng hay không rất phức tạp. Nhưtrường hợp trong ví dụ trên hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải được lập thành văn bản (Điều 463 BLDS năm 2015), theo
đó hợp đồng giữa A và B đã phát sinh hiệu lực. Nhưng vì là hợp đồng được xác lập bằng miệng nên không thể xác minh được có hay không thỏa thuận về sự vi phạm
nghĩa vụ trả tiền là căn cứ hủy bỏ hợp đồng. Mặt khác, khoản 4 Điều 466 quy định:
“Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không
đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trảtương ứng với thời gian chậm trả, trừtrường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”. Do đó việc áp dụng quyền hủy bỏ hợp đồng của A với căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 423 BLDS
năm 2015 là rất khó chứng minh trong trường hợp này.
Hợp đồng giao kết bằng lời nói có nhược điểm như: Giá trị chứng minh rất thấp, khó có thể chứng minh hợp đồng có tồn tại trên thực tế và hợp đồng này là căn cứ
pháp lý yếu, vì khi phát sinh tranh chấp thường phải cần một số chứng cứđể chứng minh về giá trị pháp lí.35Như vậy, quy định của BLDS 2015 về hủy bỏ hợp đồng dựa trên thỏa thuận của các bên về khảnăng áp dụng vào trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói hoặc một hành vi cụ thể còn rất hạn chế và khó khăn.
34 Võ ThịThanh (2012), tlđd (9), tr. 12.
35“Giá trị chứng minh của hợp đồng bằng lời nói”, http://luathopdong.vn/gia-tri-chung-minh-cua-hop-dong- bang-loi-noi/n2452.html, truy cập lần cuối ngày 27/06/2021.
35