0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

So sánh với pháp luật nước ngoài

Một phần của tài liệu CĂN CỨ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 44 -49 )

Trong phần này tác giả sẽ trình bày về việc quy định về áp dụng chế tài hủy bỏ

hợp đồng khi chưađến thời hạn thực nghĩa vụ trong Án lệ Anh và CISG năm 1890, quy định chung về vấn đề hủy bỏ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 (BLDS Pháp) và sự công nhận thỏa thuận vềđiều kiện hủy bỏ hợp đồng của các bên trong hệ thống pháp luật Thông luật (Common Law) làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện cho hai căn cứ hủy bỏ hợp đồng cơ bản nhất trong BLDS năm 2015.

Đối với vấn đề hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện trong Án lệ Anh và

CISG năm 1980:

Ở Anh, vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn được hiểu là “khi trước thời

38

của họnhư yêu cầu của hợp hộp hay tuyên bố không thể thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng”.36

Trường hợp vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đầu tiên được thừa nhận bắt nguồn từ án lệ của Anh trong vụ kiện nổi tiếng giữa Hochster v De La Tour năm 185337. Có thể tóm lược vụ kiện này như sau:

Vào tháng tưnăm 1852, De La Tour đồng ý thuê Hochster như người chuyển phát của ông trong ba tháng kể từ ngày 1/6/1852 cho một chuyến đi vòng quanh châu Âu. Ngày 11/5, De La Tour sa thải Hochster và bác bỏ hợp đồng. Ngày 22/5, Hochster

đưađơn kiện. Lập luận của nguyên đơn (Hochster) là, sự từ bỏ của bịđơn là một hành vi vi phạm hợp đồng và nguyên đơn cần phải được bồi thường thiệt hại. Còn lập luận của bị đơn (De La Tour) rằng, Hochster vẫn đang phải ở lại để chuẩn bị thực hiện một nghĩa vụđã đến thời hạn, do đó ông ta không thể làm việc này được. Nên có thể

nhận thấy hành vi của Hochster là vi phạm hợp đồng trước ngày thực hiện hợp đồng. Kết quả của vụ kiện trên là thẩm phán bác đơn của nguyên đơn.

Vậy trong trường hợp này bịđơn có căn cứ cho rằng nguyên đơn phải thực hiện một nghĩa vụ khác, và việc thực hiện nghĩa vụ này chắc chắn rằng sẽ khiến nguyên

đơn không thể thực hiện nghĩa vụ với bị đơn vào ngày 1/6 được. Có thể thấy trong

trường hợp này bị đơn hủy bỏ hợp đồng trên cơ sở dựđoán chắc chắn rằng nguyên

đơn sẽ vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.

CISG năm 1980 đã ghi nhận về sự vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện, tại khoản 1, 2 Điều 72 quy định: “1. Nếu trước ngày quy định cho việc thi hành hợp

đồng, mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy. 2. Nếu có đủ thời giờ, bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình.”.

Từ quy định trên, ta thấy CISG năm 1980 có sựtươngđồng với Án lệ Anh khi công nhận quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện. Nhưng quyền hủy bỏ

hợp đồng này phải đápứng các điều kiện: hiển nhiên thấy rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng (ii); nếu có đủ thời giờ thì phải gửi thông báo cho bên kia nhằm cho họ bảo đảm việc thực hiện hợp đồng (ii).

Đối với điều kiện thứ nhất (i), để có thể hủy bỏ hợp đồng, một bên phải có những chứng cứ xác đáng, khách quan, có khảnăng chắc chắn bên kia sẽ vi phạm hợp đồng. Sự vi phạm ởđây phải là vi phạm chủ yếu, có thể hiểu là vi phạm những nghĩa vụ có

36ĐỗVăn Đại (2017), tlđd (31), tr. 793.

39

tính chất nghiêm trọng. Ởđây không đề cập tới những vi phạm mà các bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng. Nhưng theo tác giả, sự vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng cũng là vi phạm chủ yếu theo ý chí của mình, vì hậu quả hủy bỏ

hợp đồng là một chế tài nghiêm khắc nhất trong việc xử lý vi phạm hợp đồng.

Đối với điều kiện thứ hai (ii), bên muốn tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu có thời gian thì phải thông báo cho bên kia biết. Đểđảm bảo sựổn định của hợp đồng, đảm bảo các quan hệ giao dịch được thực hiện theo thỏa thuận, CISG năm 1980 cho phép bên có khảnăng vi phạm hợp đồng được dùng các biện pháp bảo đảm, cam kết thực hiện đúngnghĩa vụ khi đến thời hạn. Quy định này cũng nhằm hạn chế việc hủy bỏ

hợp đồng trước thời hạn. Quy định này cũngđảm bảo quyền lợi cho bên bị vi phạm khi bên bị vi phạm chỉ phải áp dụng trong trường hợp “có thời gian hợp lí”.

Đối với quy định chung về vấn đề hủy bỏ hợp đồng trong BLDS Pháp:

Nghiên cứu về quy định hủy bỏ hợp đồng tại Điều 1184 BLDS Pháp: "Trong các hợp đồng song vụ, điều kiện hủy bỏ luôn được mặc nhiên áp dụng đối với trường hợp một bên không thực hiện cam kết của mình. Trong trường hợp này, hợp đồng không đương nhiên bị hủy bỏ. Bên nào mà cam kết đối với họ không được thực hiện, thì có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện hợp đồng nếu có thểđược, hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại.Việc hủy bỏ hợp đồng phải do Tòa án quyết định. Tòa án có thể dành một thời hạn nhất định cho bên bị đơnđể thực hiện

nghĩa vụ, tùy từng trường hợp cụ thể."

Quy định của BLDS năm 2015 có sự khác biệt với quy định của BLDS Pháp ở

một sốđiểm sau38:

Thứ nhất, Điều 1184 BLDS Pháp áp dụng đối với hợp đồng song vụ, để hủy bỏ

hợp đồng, bên bị vi phạm phải yêu cầu đến Tòa án. Còn theo quy định của BLDS

năm 2015 thì khi hủy bỏ hợp đồng, các bên không bắt buộc phải yêu cầu đến Tòa án mà có thể tự mình áp dụng việc hủy bỏ thông qua việc thông báo và được pháp luật công nhận.

Thứ hai, theo Điều 1184 BLDS Pháp thì khi bên bị vi phạm yêu cầu hủy bỏ hợp

đồng, bên vi phạm vẫn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng để tránh việc hợp đồng bị

hủy bỏ. Thời hạn tiếp tục thực hiện hợp đồng nói trên sẽ do Tòa án quyết định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Còn với quy định trong BLDS năm 2015 thì khi bên bị

vi phạm thông báo hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng chấm dứt. Nếu tranh chấp được

38 Võ ThịThanh (2012), tlđd (9), tr. 29,30.

40

đưa ra Tòa án, thì Tòa án chỉ xem xét việc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng của bên bị vi phạm là có trái pháp luật hay không nhằm làm cơ sở chấp nhận yêu cầu này.

Thứ ba, khi hội đủ điều kiện hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vẫn có thể không bị

hủy hoặc chỉ bị hủy một phần. Trong một cuốn sách của Nhà Pháp luật Việt – Pháp cho rằng: "Khi điều kiện hủy bỏđã hội đủ, thẩm phán vẫn có quyền hủy hoặc không hủy hợp đồng, ngoài ra Thẩm phán có quyền quyết định bồi thường thiệt hại cho

người có quyền mà không hủy hợp đồng hoặc chỉ hủy một phần"39. Đối với pháp luật Việt Nam thì Tòa án có nghĩa vụ phải chấp nhận yêu cầu hủy bỏ hợp đồng của bên bị vi phạm nếu yêu cầu này là đúng pháp luật.

Những sự khác biệt nêu trên cho thấy trong pháp luật Pháp, các thỏa thuận về

sự vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ hợp đồng của các bên không phải lúc nào

cũngđược áp dụng tuyệt đối, cứng nhắc.

Nhưng quy định của BLDS Pháp vềcăn cứ hủy bỏ hợp đồng cũng có nét tương đồng với BLDS năm 2015 ở hai căn cứ hủy bỏ hợp đồng cơ bản như khóa luận đang

phân tích tại điểm a và b khoản 1 Điều 423. Trước đây,Điều 1184 BLDS Pháp nằm trong quy định tại phần chung của hợp đồng quy định một cách khái quát nhất căn cứ

cho việc hủy bỏ hợp đồng trong hợp đồng song vụ, cụ thể "Trong các hợp đồng song vụ, điều kiện hủy bỏ luôn được mặc nhiên áp dụng đối với trường hợp một bên không thực hiện cam kết của mình". Nhưng Pháp đã sửa đổi phần hợp đồng vào năm 2016 và hiện nay tại Điều 1224 BLDS Pháp quy định “hủy bỏ hợp đồng phát sinh từ việc áp dụng một điều khoản hủy bỏ, hoặc trường hợp không thực hiện nghiêm trọng”40.

Bên cạnh đó, về vấn đề hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thì Luật ở Pháp không quy định cụ thểnhưng trên thực tế Tòa án vẫn cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng

trước khi hết thời hạn thực hiện khi bên có nghĩa vụ phải thực hiện cho biết sẽ không thực hiện hợp đồng.41

Đối với quy định vềtrường hợp hủy bỏ hợp đồng này trong Common Law:

Nghiên cứu nguyên tắc hợp đồng theo hệ thống pháp luật Thông luật (Common Law), chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc giải kết (kết thúc) hợp đồng. Thuật ngữ “giải kết hợp đồng” có nghĩa là “hủy bỏ hoặc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng”

(Theo từđiển Luật học Black Law, phiên bản thứ 4). Hợp đồng sẽ bị giải kết bằng bốn cách: Theo học thuyết L.CB – các bên hoàn thành tất cảnghĩa vụtươngứng khi

39 Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb. Văn hóa - Thông tin Hà Nội, tr. 113

40ĐỗVăn Đại (2017), tlđd (31), tr. 680.

41

giao kết hợp đồng; Theo thỏa thuận của các bên; Sự tiêu giải của hợp đồng – hợp

đồng chấm dứt không do lỗi của bất kì bên nào mà do một sự kiện khách quan làm cho hợp đồng không thểđược tiếp tục thực hiện (3); Do quy định của pháp luật (4).42

Đối với trường hợp thứ hai, Tạp chí Luật IIRR cho rằng thỏa thuận của các bên

ởđây được hiểu là: “Nếu cảhai bên chưa hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng họ

có thểđồng ý không tiếp tục thực hiện hợp đồng; Thỏa thuận của mỗi bên sẽ không nhất thiết phải thực hiện nếu như điều khoản trong hợp đồng đã không được hoàn thành; Nếu một bên đã hoàn thành nghĩa vụnghĩa vụ của mình trong khi bên kia chưa

hoàn thành, việc chấm dứt theo thỏa thuận phải được các bên đóng dấu, trừ khi có sự

suy xét giữa các bên.”.

Nhận thấy trong nguyên tắc hợp đồng của Common Law cũng thừa nhận hợp

đồng chấm dứt do bị hủy bỏtrên cơ sở thỏa thuận của các bên, đây là nguyên tắc cơ

bản nhất trong lĩnh vực dân sựđược hầu hết các quốc gia tôn trọng, BLDS năm 2015 của Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng việc hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận trong Common Law cũng có một sốđiểm khác biệt nhất định.

Về nội hàm, có thể thấy nguyên tắc hợp đồng trong Thông Luật tiếp cận việc hủy bỏ hợp đồng là một sự thỏa thuận của các bên, khác với các tiếp cận là quyền của một bên theo BLDS 2015 hay chếtài được một bên áp dụng trong LTM 2005. Trên

cơ sở là một bên hoàn thành nghĩa vụ của mình nhưng bên kia chưa hoàn thành, thì

hai bên có thể thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng, do đó có thể có hoặc không có sự vi phạm

nghĩa vụ. Ở đây cũng có thể hiểu là nguyên tắc này cho phép một bên hủy bỏ hợp

đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên kia.

Nguyên tắc hợp đồng trong Common Law yêu cầu các bên phải “đóng dấu”, có

thể hiểu là thỏa thuận hủy bỏ phải thể hiện bằng văn bản hoặc một cách thức nào đó tương tựđể thấy rõ được sự thể hiện ý chí của các bên. Do đó theo tinh thần của hệ

thống pháp luật Thông luật là thỏa thuận phải ghi nhận trong hợp đồng, không được thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng bằng lời nói. Trong khi đó, BLDS năm 2015 lại thừa nhận căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận của các bên ngay cả khi hợp đồng được

xác định bằng lời nói hoặc một hành vi cụ thể.

42 Nguyễn Quang Huy –Trưởng ban biên tập, Nguyễn Thị Quỳnh Mai – Phó ban biên tập, Nguyễn Thảo Bích Diệp, Nguyễn HồHương Ly, Nguyễn Phú Sỹ, Lê Trọng Hiền, Phạm Quỳnh Nhung, “Nguyên tắc hợp đồng theo hệ thống pháp luật Common Law – Phần III”, Tạp chí luật IIRR, Số 03, tr. 5-10.

42

Một phần của tài liệu CĂN CỨ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 44 -49 )

×