Điều kiện hủy bỏ hợp đồng do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp

Một phần của tài liệu Căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 50 - 89)

đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài

2.2.1Thực trạng pháp luật

Như đã trình bày ở các phần trước, việc ghi nhận căn cứ hủy bỏ hợp đồng do có sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng tại điểm b khoản 1

Điều 423 là điểm tiến bộ của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 nhằm tránh

trường hợp hợp đồng không thể bị hủy bỏ làm ảnh hưởng quyền lợi bên bị vi phạm. Các chuyên gia đã kiến nghị xây dựng quy định này trên cơ sở có tính khái quát cao cho phép hủy bỏ hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên,

để hạn chế việc hủy bỏ hợp đồng một các tùy tiện, vi phạm trong trường hợp này phải

ảnh hưởng lớn đến hợp đồng, và tiêu chí đểxác định vi phạm ở đây là tính “nghiêm

trọng” của việc không thực hiện hợp đồng.43

Để áp dụng quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này bắt buộc phải chứng minh sự vi phạm hợp đồng của một bên mang tính nghiêm trọng. BLDS năm 2015 đã định nghĩa thuật ngữ“vi phạm nghiêm trọng” nhằm làm cơ sởđể áp dụng căn cứ

hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này tại khoản 2 Điều 423, theo đó “vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Định nghĩa này đã hạn chế được sự thắc mắc, tranh cãi khi lý giải về sự vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.44

Đối với căn cứ thứhai để áp dụng quyền hủy bỏ hợp đồng, về mặt ghi nhận căn

cứ này trong luật chuyên nghành, cụ thể là LTM 2005 và chính việc định nghĩa thuật ngữ“vi phạm nghiêm trọng” phát sinh những thực trạng sau:

43ĐỗVăn Đại (2017), tlđd (31), tr. 681.

44

Thứ nhất, là việc tồn tại hai thuật ngữ“vi phạm nghiêm trọng” trong BLDS năm 2015 và “vi phạm cơ bản” trong LTM năm 2005 làm việc áp dụng pháp luật của cơ

quan tài phán trở nên lúng túng, dễ nhầm lẫn.

LTM năm 2005 cũng có định nghĩa về thuật ngữ “ vi phạm cơ bản” tại khoản

13 Điều 13 quy định: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.”. Theo đó tinh thần của LTM năm 2005 là vi phạm cơ bản phải gây ra thiệt hại cho một bên và thiệt hại đó phải ở một mức độ làm cho bên đó không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. LTM cũng không có nêu rõ việc xác định mức độ thiệt hại như thế nào mới cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồngcũng như thiệt hại về cái gì.

Thuật ngữ “vi phạm cơ bản” lần đầu tiên được ghi nhận trong LTM năm 2005,

trong bối cảnh hòa nhập kinh tế quốc tế, nhằm làm tương thích với các quy định trong pháp luật thương mại quốc tế như CISG năm 1980, UNIDROIT. Các chuyên gia lý

giải cho việc không sử dụng thuật ngữ “vi phạm cơ bản” trong BLDS năm 2015 vì:

Thứ nhất, thuật ngữ này được vay mượn từ pháp luật của nước Anh, nhưng thuật ngữ

này trong hệ thống Luật nước Anh được hiểu chính xác là “vi phạm điều khoản cơ bản”chứ không phải là “vi phạm cơ bản” hợp đồng hay nghĩa vụ trong hợp đồng, tác giả xin được phân tích cụ thể hơn ở phần sau (phần 2.2.3); Thứ hai, thuật ngữ “nghiêm

trọng” đã xuất phát trong BLDS năm 2005 ở trong phần quy định về một số hợp đồng thông dụng mặc dù chưa ghi nhận căn cứ hủy bỏ này, do đó việc ghi nhận thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” trong BLDS năm 2015 là để đảm bảo tính thống nhất với các quy định khác trong Bộ luật này, nhằm tránh sự xuất hiện hai thuật ngữ khác nhau trong cùng một vấn đề.45

Thực tế thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” trong BLDS năm 2015 là sự kế thừa một cách có chọn lọc từ thuật ngữ “vi phạm cơ bản” trong LTM 2005. Vì trong thuật ngữ “vi phạm cơ bản” đặt ra yếu tố phải gây “thiệt hại” cho bên bị vi phạm. Các

chuyên gia và cơ quan tài phán đã cho rằng thuật ngữ “vi phạm cơ bản” áp dụng trong chế tài hủy bỏ hợp đồng là không phải chứng minh thiệt hại, việc chứng minh thiệt hại sẽ mất rất nhiều thời gian cho cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, không

nên giữ thuật ngữ “thiệt hại” khi định nghĩa về sự vi phạm cơ bản nhằm tránh gây phiền phức khi giải quyết tranh chấp về hủy bỏ hợp đồng.46

45ĐỗVăn Đại (2017), tlđd (31), tr. 683, 684.

45

Trên nguyên tắc BLDS năm 2015 là luật “chung”, LTM năm 2005 là luật chuyên nghành, nên các quan hệ xã hội thuộc sựđiều chỉnh của LTM bắt buộc phải áp dụng luật chuyên nghành, vì nhiệm vụ của luật chuyên nghành là giải thích, định

hướng áp dụng trong những lĩnh vực cụ thể cho luật chung. Việc thuật ngữ“vi phạm

cơ bản” tồn tại yếu tố phải gây “thiệt hại” còn “vi phạm nghiêm trọng” thì khi giải quyết tranh chấp trong thực tiễn, việc lựa chọn áp dụng cơ sởpháp lí nào để hủy bỏ

hợp đồng sẽ gây khó khăn, dẫn đến tình trạng chủ quan trong xét xử, áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cơ quan tài phán.

Thứ hai, quy định pháp luật còn chưa cụ thể về việc xác địnhmục đíchgiao kết

hợp đồng của bên bị vi phạm là đối tượng tác động của sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụhợp đồngtừ bên vi phạm. Ở đây sẽ phát sinh các vấn đền rằng khi giao kết hợp đồng các bên có bắt buộc phải biết mục đích của nhau không? Mục đích của các bên có bắt buộc phải ghi nhận vào trong hợp đồng hay không? Việc quy định như vậy sẽ dẫn đến sự không thống nhất của cơ quan tài phán khi áp dụng căn cứ hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này, và có thể có khả năng áp dụng quyền hủy bỏ hợp đồng một cách tùy tiện, ảnh hưởng đến lợi ích của các bên, sự ổn định của các giao dịch dân sự.

Ví dụ: Công ty A (Nguyên đơn – Bên mua) có ký hợp đồng mua bán 30 tấn hạt

điều với Công ty B (Bịđơn – Bên bán), hợp đồng được điều chỉnh theo BLDS 2015, hai bên không thỏa thuận vềcăn cứ hủy bỏ hợp đồng. Công ty A đã đặt cọc trước cho công ty B 15% giá trị hợp đồng. Ngày 30/8/2020, Công ty B đã giao hàng đến kho của của công ty A tại cảng Cái Mép, công ty A có yêu cầu một cơ quan chuyên môn giám định chất lượng hạt điều để làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài cho đối tác của mình. Theo kết luận của cơ quan chuyên môn thì chất lượng hàng hóa không đạt chuẩn, không thể làm thủ tục xuất khẩu. Công ty A khởi kiện công ty B yêu cầu hủy bỏ hợp đồng với lý do “bên bán giao hàng không đảm bảo chất lượng, làm công ty A không thể xuất khẩu”, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Qua ví dụ trên tác giả nhận thấy trong trường hợp này hợp đồng giữa nguyên

đơn và bị đơn là hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, bên

mua có nghĩa vụthanh toán. Trong trường hợp này các bên không có thỏa thuận bất kỳđiều khoản nào vềcăn cứ hủy bỏ hợp đồng, nên để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, Tòa án phải xác định việc giao hàng không đảm bảo chất lượng xuất khẩu là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Ởđây ta thấy công ty B không bắt buộc phải biết mục đích mua hàng của công ty A, vì mục đích này là mục đích riêng

của bên mua, pháp luật không buộc phải ghi nhận vào hợp đồng. Có thể nhận định bên bán không vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng này, vì ởđây không

46

thể biết được mục đích xuất khẩu của bên mua, do đó yêu cầu hủy bỏ hợp đồng của công ty A là không có cơ sở, không được chấp nhận. Mặt khác nếu bên bán giao hàng

không đúng chất lượng, thì bên mua chỉ được yêu cầu bồi thường các thiệt hại do

“giao hàng không đúng chất lượng” hay cả thiệt hại do “không thể xuất khẩu ra nước

ngoài” được không?

Hiện nay trong pháp luật Việt Nam, tại Điều 118 BLDS năm 2015 quy định mục đích của giao dịch dân sựlà “mục đích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó”. Quy định này hoàn toàn không cụ thể, vì mục đích giao kết hợp

đồng thường được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng, nhằm thể hiện những mục tiêu, mong muốn cụ thể mà các bên muốn đạt được khi giao kết hợp đồng và mong muốn thực hiện hợp đồng theo mục đích đó47, nhưng không phải lúc nào mục

đích giao kết cũng được thể hiện trong điều khoản của hợp đồng.

Như vậy, quyền hủy bỏ hợp đồng của một bên trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào cơ quan tài phán nhận địnhsự vi phạm có là “vi phạm nghiêm trọng” hay không thông qua việc xác định mục đích giao kết hợp đồng của bên bị vi phạm. Việc

xác định mục đích các bên hướng đến khi tham gia giao dịch dân sự rất khó xác định, thực tiễn thường thấy có trường hợp sau48:

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự cùng nhau, khi xác lập hợp

đồng có thỏa thuận về các mục đích mà mình mong muốn qua giao dịch hoặc có thể các bên đều ngầm hiểu là các mục đích mà bên kia mong muốn. Đểxác định việc vi phạm hợp đồng có làm bên còn lại không đạt được mục đích thì có thể căn cứ vào thỏa thuận hoặc chứng minh được các mục đích đó các bên hoàn toàn có thể ngầm hiểu được với nhau. Nhưng cũng không thểxác định được một cách khách quan hết tất cả các mục đích của bên bị vi phạm được.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về mục đích. Ởtrường hợp này mục đích giao kết hợp đồng, ở trong một chừng mực có thểxác định thông qua loại hợp đồng. Như trong ví dụ nêu trên, có thể thấy cảnguyên đơn và bịđơn giao kết hợp

đồng mua bán, ngoài các mục đích cơ bản là bên bán muốn nhận thanh toán và bên mua muốn nhận hàng, thì các bên còn nhằm mục đích sinh lời. Do vậy việc bên bán

không giao hàng đúng chất lượng hay các bên có một sự vi phạm nào đó làm mất đi

mục đích sinh lời của nhau, thì vẫn có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy bỏtrong trường hợp này.

47Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 152.

47

Thứ ba, việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng. Hiện nay,

BLDS năm 2015 có quy định vềtrường hợp hủy bỏ hợp đồng khi một bên “không có

khả năng thực hiện nghĩa vụ” tại Điều 425. Nhưng quy định này đồng thời có thể được sử dụng trong cảhai trường hợp hủy bỏ hợp đồng khi một bên có nguy cơ không

có khả năng thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng khi đã đến thời hạn thực hiện

như một bên không còn khảnăng thực hiện nữa.49

Bên cạnh đó, Điều 425 BLDS năm 2015 có quy định khá giống với phần định

nghĩa thuật ngữ“vi phạm nghiêm trọng” khi đặt ra hệ quả của việc “không có khả năng thực hiện hợp đồng” là làm “mục đích của bên có quyền không thểđạt được”,

lúc này mới phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện. Vậy có chăng Điều 425 chỉ áp dụng quyền hủy bỏ hợp đồng khi một bên có nguy cơ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Mặt khác, như đã trình bày ở căn cứ hủy bỏ hợp đồng thứ

nhất, quy định này chưa thực sựmang tính bao quát, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong chừng mực nhất định khi không quy định bên muốn hủy bỏ cần phải thông báo cho bên có nguy cơ vi phạm biết để cam kết hoặc dùng biệt pháp bảo đảm sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ hay không?

2.2.2Thực tiễn xét xử

Quy định pháp luật hiện hành về căn cứ hủy bỏ hợp đồng khi có sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của một bên trong BLDS năm 2015 có sựtương thích với hủy bỏ hợp đồng do một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ trong LTM năm 2005, nên tác giả

trong phần này cũng sẽ phân tích các phán quyết, nhận định của cơ quan tài phán về

việc xác định “sự vi phạm cơ bản” theo pháp luật thương mại, bên cạnh đó đối chiếu với việc xác định “vi phạm nghiêm trọng” trong BLDS năm 2015. Ở đây tác giả sẽ đề cập đến hai vấn đề: thực tiễn về việc xác định các yếu tốtrong định nghĩa của thuật ngữ“vi phạm cơ bản” của cơ quan tài phán (i) và thực tiễn về việc cho phép hủy bỏ

hợp đồng trước thời hạn thực hiện trong trường hợp này trên cơ sở viện dẫn Điều 425

BLDS năm 2015 (ii).

Đối với vấn đề thứ nhất (i), như đã đề cập ở trên, thuật ngữ“vi phạm cơ bản” đặt ra yếu tố phải gây thiệt hại, và mức độ gây thiệt hại phải nghiêm trọng tới mức làm bên bị vi phạm không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng. Thạc sĩ Hoàng

Bảo Trung nhận định: “Thực tiễn vận dụng quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng cho thấy, đối với vi phạm cơ bản hợp đồng, nghĩa vụ chứng minh có tồn tại thiệt hại hay không thuộc về bên bị vi phạm nhưng việc ghi nhận mức độ thiệt hại đểxác định

49ĐỗVăn Đại (2017), tlđd (31), tr. 796.

48

tính “cơ bản” của vi phạm hợp đồng thuộc về cơ quan tài phán, chỉ có cơ quan tài

phán mới có thể mới có thể“cân đo” được thiệt hại đã “đến mức” làm cho bên bị vi phạm không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng hay chưa”50. Để hiểu rõ nhận định trên, nghiên cứu Bản án số 19/2010/KDTM-ST ngày 30/9/2010 của Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mỹ Tín và bị đơn Công ty TNHH Sản xuất –Thương mại và Dịch vụ Những bạn hữu. 51Nội dung như sau:

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mỹ Tín (Bên A) có ký hai hợp đồng nguyên tắc số 20/08/POS/MT và 25/08/POS/MT với Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại và Dịch vụ Những bạn hữu (Bên B), theo đó Bên B bán cho Bên A một số mặt hàng quà tặng gồm đồng hồ, khung hình, đế để điện thoại theo mẫu mà hai

bên đã thỏa thuận. Điều 3 của hai hợp đồng quy định “Thời gian giao hàng từ 20/8/2008 đến 30/8/2008 và từ05/09/2008 đến 15/09/2008”. Tuy nhiên, Bên B không

giao hàng mặc dù đã được Bên A nhiều lần nhắc nhở. Tòa án đã kết luận “Như vậy

đã có đủ cơ sởđể xác định phía bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng (không thực hiện nghĩa vụgiao hàng) được quy định tại Điều 37 Luật thương mại năm 2005” và tuyên “hủy bỏ hai hợp đồng nguyên tắc 20/08/POS/MT và 25/08/POS/MT”.

Trong trường hợp trên tòa án chỉcăn cứ vào mục đích cơ bản của các bên trong quan hệ mua bán để xác định sự vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Việc bên bán không thực hiện việc giao hàng là ảnh hưởng đến mục đích của bên mua là nhận hàng,

Một phần của tài liệu Căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 50 - 89)