Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức cơ quan Đảng cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức của ban tổ chức tỉnh ủy tỉnh savanakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 29 - 34)

1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức cơ quan Đảng cấp tỉnh Đảng cấp tỉnh

1.3.1.1. Đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế hoạt động chịu sự chi phối từ các quy luật của thị trường: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển của các nền kinh tế chỉ ra rằng, kinh tế thị trường có ưu điểm hơn so với kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Kinh tế thị trường tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, cạnh tranh làm cho kinh tế phát triển năng động, thích ứng.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường không phải là hoàn hảo, những khuyết tật của nó được xem là căn bệnh nan y không thể tránh khỏi như là khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, khai thác tài nguyên quá mức, hủy hoại môi trường, các hành vi vi phạm pháp luật... Nếu lợi nhuận là động lực thúc đẩy hoạt động của các chủ thể kinh tế thì việc theo đuổi lợi nhuận bằng mọi cách mù quáng để đạt được mục đích dẫn tới những hành vi trốn thuế, buôn lậu... Để khắc phục những khuyết tật đó đòi hỏi cần có sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước.

Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế không có nghĩa là nhà nước trực tiếp can thiệp và hoạt động kinh doanh của danh nghiệp mà là nhà nước tạo môi trường, điều kiện về pháp lý, kinh tế và thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế. Sự phát triển kinh tế thị trường dần được định hình về mô hình và tăng nhiều về quy mô, dung lượng. Thị trường quốc gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy nền kinh tế thị trường không thể chấp nhận được những tư duy cũ, làm việc ỷ nại, quan liêu, vô trách nhiệm và kém hiệu quả của đội ngũ công chức

22

nói chung và đội ngũ công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng.

Để làm tốt vai trò tham mưu, giúp việc cho Ban thường vụ tỉnh ủy, các lãnh đạo tỉnh thực hiện quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chất lượng đội ngũ công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy là yếu tố hết sức quan trọng; khi chất lượng đội ngũ công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy được bảo đảm, kết quả công việc và chất lượng tham mưu sẽ tốt hơn, giúp thúc đẩy, tháo gỡ những nút thắt, gỡ bỏ các yếu tố kìm hãm tiềm năng, tranh thủ cơ hội để tạo nên động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trên khu vực cả nước.

1.3.1.2. Yêu cầu mở cửa hội nhập

Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và nhà nước đã nêu rõ chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Hiện nay, toàn cầu hóa, khu vực hóa là xu thế khách quan lôi cuốn tất cả các quốc gia, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau. Tiến trình hội nhập quốc tế của Lào gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của quốc gia, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.

Hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức nhanh chóng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội: hội nhập kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trong đó, hội nhập kinh tế là cơ sở tiền đề hội nhập quốc tế của các ngành, các lĩnh vực. Thực chất của hội nhập kinh tế là hội nhập vào thị trường khu vực, thị trường thế giới. Chủ trương của Đảng là chủ động hội nhập, thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại và nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

23

Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập đòi hỏi chúng ta phải xây dựng, sửa đổi toàn bộ hệ thống thể chế hành chính nhà nước cho phù hợp với “sân chơi chung”, nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt, đổi mới tác phong và phương pháp làm việc, không ngừng bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, nền hành chính nhà nước Lào hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền hành chính thế giới. Khi đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức thương mại tự do các nước ASEAN..., nền hành chính nước ta phải tuân theo các chuẩn mực của các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và các Công ước quốc tế mà Lào tham gia. Điều đó đòi hỏi đội ngũ công chức Ban tổ chức Tỉnh ủy phải nắm vững chủ trương, chính sách pháp luật về kinh tế đối ngoại của Đảng va Nhà nước, hiểu biết sâu những quy định của pháp luật của các tổ chức quốc tế trên cơ sở tinh thông nghiệp vụ, chuyên môn, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và vi tính. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy là quá trình tự thân, cấp thiết do yêu cầu của mở cửa hội nhập quốc tế.

1.3.1.3. Đòi hỏi của quá trình cải cách hành chính

Công chức là chủ thể của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, mà trọng tâm là xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại. Đồng thời, lao động đặc thù của người công chức là loại lao động quyền lực thực thi pháp luật. Cho nên, chất lượng đội ngũ công chức được xem là yếu tố cơ bản, quyết định tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và cả bộ máy nhà nước nói chung; là yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, đảm bảo xây dựng một nền hành chính công - một nền hành chính phục vụ. Cải cách hành chính hiện nay đang được xem là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát huy dân chủ và cải thiện nhiều mặt đời sống nhân dân. Một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính

24

ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là cải cách đội ngũ công chức. Có thể xây dựng thể chế tốt, thiết kế được mô hình hệ thống hành chính tốt, nhưng nếu không có đội ngũ công chức thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc, trách nhiệm với dân thì mọi ý đồ cải cách cũng không trở thành hiện thực.

Nâng cao chất lượng công chức nói chung, công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy nói riêng là yêu cầu khách quan, đảm bảo xây dựng một nền hành chính công, một nền hành chính phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và xã hội, phù hợp với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ, những đòi hỏi về tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của công chức khi thi hành công vụ. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy góp phần thực hiện thành công cải cách nền hành chính trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1.4. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ

Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, đặc biệt là khoa học máy tính, mạng không dây, kỹ thuật số,... Việc ứng dụng khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng trong giải quyết, xử lý công việc đã làm thay đổi nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân, buộc họ phải kịp thời thay đổi, thích ứng nếu muốn tồn tại và phát triển.

Đối với khu vực nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật làm xuất hiện mô hình “chính phủ điện tử”. Muốn “chính phủ điện tử” vận hành được thì trước hết phải có “công chức điện tử” và “công dân điện tử”. Nghĩa là, người dân nói chung và đội ngũ công chức nói riêng phải biết làm chủ động công nghệ và tham gia vào quá trình tương tác mới có thể vận hành và ứng dụng được thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho công việc của mình.

Chính sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc xây dựng “chính phủ điện tử”, quản lý “kinh tế số” đòi hỏi đội

25

ngũ công chức phải nâng cao năng lực và trình độ để có thể theo kịp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội “số” trong công tác quản lý nhà nước.

1.3.1.5. Những hạn chế, bất cập của đội ngũ công chức

Trên thực tế cho thấy, đội ngũ công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dù có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhưng khi thực thi công vụ chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu công chức còn xảy ra ở nhiều nơi. Năng lực của đội ngũ công chức chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; nhiều công chức làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế.

Hiện nay, không ít công chức thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện; một bộ phận không nhỏ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh đó, một bộ phận công chức vẫn còn tư tưởng làm việc theo kiểu bao cấp trước đây, không có tính cạnh tranh, thiếu động lực để làm việc, suy giảm đạo dức, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí.

Xét trên tiêu chí hiệu quả làm việc thực tế, có thể thấy đội ngũ công chức chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp còn nhiều phàn nàn về sự sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền, tham ô, tham nhũng, lãng phí của đội ngũ công chức. Những vụ án tham ô, tham nhũng, hối lộ trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền, làm xấu đi tính ưu việt của bộ máy công quyền theo xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xẽ tiến tới.

Thực trạng trên đã phản ánh đúng tình hình đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy nói riêng. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò tham mưu cho ban thường vụ tỉnh ủy, các lãnh

26

đạo tỉnh trong quản lý nhà nước; đưa chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống của dân; thúc đẩy, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, kỷ luật công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh và ủy ban nhân dân huyện thực thi công vụ đúng theo pháp luật quy định thì càng đòi hỏi đội ngũ công chức Ban phải gương mẫu cho toàn thể đội ngũ công chức các cấp đã thuộc tỉnh. Để làm tốt điều đó yêu cầu phải nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, trình độ, kỹ năng cho đội ngũ công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy để bản thân mỗi công chức không chỉ đáp ứng tốt chức trách, nhiệm vụ được giao mà còn củng cố niềm tin và chứng minh cho tính ưu việt của chế độ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, khẳng định bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức của ban tổ chức tỉnh ủy tỉnh savanakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)