Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức có tầm quan trọng chiến lược và là nhiệm vụ rất cấp bách đối với Đảng và Nhà nước Lào hiện nay. Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã cho rằng: Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân, phục vụ nhân dân, làm mối quan hệ giữa đảng với đoàn thể. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một việc quan trọng nhất. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải tiến hành trong lúc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng; phải quan tâm bồi dưỡng tư tưởng vững chắc, lý tưởng chiến đấu, rèn luyện đạo đức cách mạng. Đồng thời, liên tục tăng cường nâng cao trí thức, năng lực cán bộ, công chức. Chỉ có làm thế mới có thể tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức về chất lượng và số lượng,
82
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực kỹ năng thực thi công vụ cho công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet là một giải pháp rất quan trọng vừa bảo đảm nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, vừa đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay, vừa có tác dụng nâng cao tính tích cực làm việc của họ.
Trên thực tế, với đội ngũ công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet hiện nay thì giải pháp này càng cần thiết vì số công chức có đủ năng lực để làm được việc chiếm tỷ lệ không cao. Đối với đội ngũ công chức đương nhiệm, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet có thể đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng thực thi công vụ để nâng cao khả năng đảm nhiệm công việc của công chức nhất là khi công chức muốn chuyển ngạch, bậc hoặc khi được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.
Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ công chức có tính quyết định tới việc đổi mới tổ chức hoạt động, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet.
Mục tiêu đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức là: đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức vừa có phẩm chất đạo đức cách mạng, trung thành với lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc, vừa có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, năng lực thực tiễn, đạt được tiêu chuẩn, chức danh công chức, đảm bảo từng người hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chức năng trực tiếp tham mưu và phục vụ Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet, từng bước đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ.
Quy mô chất lượng đào tạo quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng, thực hiện cơ cấu, tiêu chuẩn công chức và hiệu quả lãnh đạo của Đảng,
83
Nhà nước, đến sự thành bại của công cuộc đổi mới. Hiện nay, nhìn chung trình độ, kiến thức của đội ngũ công chức còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nhiệm vụ.
Trong thời kỳ đổi mới, trước sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và yêu cầu xây dựng phát triển của đất nước, đội ngũ công chức không chỉ phải có phẩm chất, đạo đức tốt, mà năng lực trình độ chuyên môn phải giỏi, kiến thức quản lý cao, nhanh nhẹn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đủ sức tranh thủ thời cơ, hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường khi nền kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới theo xu thế phát triển chung của thời đại.
Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức phải thực hiện đồng bộ các khâu, từ việc xác định nội dung, chương trình, xây dựng cơ sở trường lớp, chuẩn bị đội ngũ giáo viên đến việc bố trí sắp xếp công chức đảm bảo đã qua đào tạo, thực hiện từng bước chuẩn hóa đội ngũ công chức theo tiêu chuẩn. Phấn đấu từ năm 2025 trở đi đội ngũ công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào phải: tốt nghiệp đại học và sau đại học về chuyên môn, chuyên ngành, có bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về quản lý nhà nước và có chứng chỉ sơ cấp, trung cấp và cao cấp về lý luận chính trị.
Việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức danh cụ thể, vào quy hoạch phát triển đội ngũ công chức và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Ban. Đó chính là tư tưởng cốt lõi và nội dung chủ yếu của chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Ban nhằm xây dựng đội ngũ công chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia đến năm 2025 và Nghị quyết số 073/NQ-BCTTWĐ ngày 14/5/2019 về xây dựng kế hoạch
84
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo - quản lý, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Ban như:
Thứ nhất, xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức cho từng vị trí
công tác. Yêu cầu về tiêu chuẩn không chỉ gồm các tiêu chuẩn về trình độ đã được đào tạo (văn hóa, chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học) mà còn về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm công tác, tuổi đời, các kỹ năng giải quyết công việc cần thiết, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân… Tiêu chuẩn chức danh công chức xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ của quy trình phân tích, mô tả công việc, đồng thời đúc kết từ kinh nghiệm thực tế để xác định các tiêu chuẩn phù hợp đối với công chức.
Thứ hai, thông qua việc đánh giá công chức định kỳ hàng năm để phân
loại một cách chính xác, khách quan thực trạng công chức (cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần phục vụ nhân dân); từ đó xác định công chức đang yếu hay thiếu kiến thức, kỹ năng gì sẽ tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đó. Tiến hành khảo sát để nắm bắt được nguyện vọng của từng công chức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc làm này vừa nhằm thực hiện đúng nguyên tắc đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm, vừa để làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo thực sự.
Thứ ba, cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn,
rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng thực thi công vụ cho công chức Ban một cách kịp thời hơn nữa. Nên quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng thực thi công vụ cho từng công chức phụ trách theo mảng, lĩnh vực được giao để công việc được tốt hơn. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho công chức được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế trong ngành để công chức có thể tiếp cận thực tiễn và bổ
85
sung những hụt hẫng trong kinh nghiệm và kiến thức của mỗi công chức. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tập trung dài hạn cho công chức trẻ, bồi dưỡng ngắn hạn cho công chức lớn tuổi, đồng thời cũng phải có kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng thêm cho công chức trung niên nhằm bổ sung thêm kiến thức, góp phần làm cho công việc hiệu quả hơn.
Thứ tư, tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về
thực trạng tình hình công chức Ban, chủ động xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh đối với từng vị trí công việc, từ đó dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng một cách khoa học, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức cho từng vị trí công tác. Yêu cầu tiêu chuẩn không chỉ gồm các tiêu chuẩn về trình độ đã được đào tạo (văn hóa, chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học) mà còn về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm công tác, tuổi đời, các kỹ năng giải quyết công việc cần thiết, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân... định kỳ công chức phải tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức. Tiêu chuẩn chức danh công chức xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ của quy trình phân tích, mô tả công việc, đồng thời đúc kết từ kinh nghiệm thực tế để xác định các tiêu chuẩn phù hợp đối với công chức. Lấy tiêu chuẩn ngạch công chức làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng với nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối tượng công chức.
Thứ năm, cần định hướng việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực của
Ban gắn với việc tạo nguồn công chức để bổ sung, thay thế, giới thiệu nhân sự quy hoạch, xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ. Tăng cường chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiền công vụ và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, công chức chuyên môn trong ngành. Chương trình, trang bị kiến thức, nghiệp vụ quản lý chuyên ngành cần được đổi mới trên nguyên tắc: dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm, tính chất họat động của cơ quan, căn cứ yêu cầu tiêu chuẩn chức
86
danh, và yêu cầu tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức; phù hợp với trình độ đội ngũ công chức hiện nay.
Thứ sáu, đổi mới nội dung, hình thức và chương trình đào tạo, bồi
dưỡng công chức theo hướng:
Thiết kế chương trình đào tạo chuẩn cho từng đối tượng tương ứng, chẳng hạn đối với công chức lãnh đạo quản lý, về kiến thức chung nhất thiết phải có các nội dung về phương pháp tư duy và tầm nhìn chiến lược, vĩ mô, về kỹ năng lãnh đạo quản lý, lập kế hoạch giao tiếp và vận động quần chúng... đối với công chức tham mưu, về kiến thức chung nhất thiết được trang bị các kỹ năng làm việc theo nhóm, soạn thảo văn bản...
Lấy tiêu chuẩn ngạch công chức làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng với nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối tượng công chức. Đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, chuyên sâu kết hợp với đào tạo trong thực tiễn. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng gắn lý luận với thực tiễn quản lý nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học. Tăng cường việc cập nhật, phổ biến, tập huấn bổ sung kiến thức mới cho công chức lãnh đạo, quản lý và công chức thừa hành.
Thứ bảy, thực hiện tốt các quy định về chế độ cho các công chức trong
thời gian đi học, tạo điều kiện để họ an tâm học tập. Điều chỉnh chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo hướng khuyến khích công chức chủ động học tập nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực công tác.
Thứ tám, Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức nhằm mục tiêu tiếp thu kinh nghiệm, tiếp cận các kiến thức khoa học hiện đại của thế giới, nâng cao năng lực quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước và của địa phương.
87
Thứ chín, Tạo cơ hội cho công chức trẻ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
được đi đào tạo dài hạn ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, ở Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Trung Hoa.
Thứ mười, Lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy cần có những kế hoạch xây
dựng chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của từng nhóm chức danh, làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đội ngũ công chức của Ban. Cần tăng cường kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Ban trong những năm tới, đặc biệt quan tâm, ưu tiên cho việc đào tạo công chức có hoàn cảnh khó khăn mà có tinh thần phấn đấu, học tập nhằm động viên họ yên tâm học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc cũng như năng lực lãnh đạo và quản lý đạt hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, cần xây dựng quy chế quy định học tập bắt buộc đối với công chức như trình độ phải đạt được, thời gian phải hoàn thành, công chức phải tự học, tự hoàn thiện các kiến thức còn thiếu; đơn vị, cơ quan có trách nhiệm định hướng kiến thức, nội dung cần bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu công việc, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho công chức tham gia các khóa học. Tổ chức đào tạo theo kế hoạch đã đề ra, tập trung đào tạo theo chức danh và vị trí việc làm; thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết cho đội ngũ công chức. Lựa chọn một số công chức có trình độ, năng lực để gửi đi đào tạo nâng cao và chuyên sâu ở nước ngoài; hình thành đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý. Điều quan trọng là phải xây dựng quy định về đánh giá hiệu quả áp dụng kiến thức đã học vào công tác thực tế của công chức, làm cơ sở để bố trí, sắp xếp cho công chức đúng chuyên môn, năng lực; thực hiện chế độ đãi ngộ để công chức có điều kiện học tập, nâng cao trình độ.
Trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, phải đặc biệt thực hành các phương châm lý luận gắn với thực tiễn, nâng cao tri thức gắn với rèn luyện
88
phẩm chất đạo đức, lấy tự học tập, tự rèn luyện làm chính, khiêm tốn, cầu thị không giấu dốt, tự mãn; phát huy vai trò tích cực, chủ động của người học. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức là một công việc thường xuyên có tính chất cơ bản, lâu dài. Đó không chỉ là đầu tư cho phát triển, mà còn là sự thể hiện mục tiêu và động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, phát huy nguồn lực con người, phát triển nhân tài của đất nước.