Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, thanh tra, kiểm tra công chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức của ban tổ chức tỉnh ủy tỉnh savanakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 96 - 98)

công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet

Đánh giá, thanh tra, kiểm tra công chức là một trong những biện pháp để quản lý và xây dựng một đội ngũ công chức chính quy, chuyên nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Trong đánh giá, thanh tra, kiểm tra công chức phải bảo đảm tính công bằng, bình đẳng, công khai và phải có các tiêu chí cụ thể để đánh giá thì các yêu cầu của công tác đánh giá mới có kết quả. Các phương pháp thực hiện:

+ So sánh kết quả làm việc với các mục tiêu đã xác định; + Phương pháp đánh giá theo kết quả làm việc;

+ Đánh giá dựa vào các sự kiện quan trọng; + Đánh giá thông qua báo cáo;

+ Phương pháp phỏng vấn;

+ Phương pháp tập thể nhận xét và bình bầu;

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet cần:

Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá công chức cụ thể, phù hợp với từng đối tượng công chức, phù hợp với công chức chuyên môn và công chức lãnh đạo. Ngoài các tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc, các tiêu chuẩn về quy trình, công nghệ, các tiêu chuẩn về hành vi, công chức lãnh đạo cần có

89

các tiêu chuẩn khác, như thực hiện các văn bản luật, các chủ trương, chính sách; xây dựng kế hoạch, phát triển nguồn nhân lực; kết quả quản lý, điều hành công tác chuyên môn; xây dựng văn hóa công sở; kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị...

Đổi mới phương pháp đánh giá công chức. Muốn đánh giá công chức cần có phương pháp đánh giá phù hợp, áp dụng các phương pháp đánh giá khác nhau cho các đối tượng công chức khác nhau. Ví dụ như: đối với công chức quản lý và công chức tham mưu nên áp dụng kết hợp phương pháp đánh giá theo mục tiêu và đánh giá theo tiêu chuẩn công việc; đối với công chức nghiệp vụ nên áp dụng phương pháp đánh giá theo các tiêu chí đánh giá cụ thể và cho điểm….

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thanh tra, giám sát các công chức trong đơn vị việc thực hiện các quy định chung như: Luật Thanh tra, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn khác.

Xác định hoạt động trọng tâm, trọng điểm trong công tác đánh giá, thanh tra, kiểm tra, giám sát, vừa bám sát, đáp ứng được các yêu cầu của việc phát triển kinh tế, xã hội ở các cấp, các ngành. Cần tập trung vào các nội dung chính của việc thanh tra: quản lý đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm công; thanh tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập…

Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực này. Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

90

và phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân vi phạm.

Triển khai các hoạt động thanh tra kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ để chủ động phát hiện, chấn chỉnh và xử lý, ngăn chặn sai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức của ban tổ chức tỉnh ủy tỉnh savanakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)