chuẩn chức danh đối với công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tỉnh Savannakhet
Việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính nhằm kịp thời phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; khắc phục tình trạng bố trí, sử dụng công chức không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vị trí công việc trong cơ quan, tổ chức; đảm bảo thống nhất trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.
75
Thông qua việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, giúp thủ trưởng đơn vị thấy rõ mức độ phức tạp của từng công việc, khối lượng công việc của từng vị trí việc làm từ đó có kế hoạch sắp xếp, bố trí cho phù hợp; là cơ sở để thủ trưởng các đơn vị bố trí sử dụng, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, đề bạt bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ công chức, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Muốn xác định vị trí việc làm một cách khoa học và có tính khả thi cao là phải làm thế nào phân tích công việc một cách tốt nhất. Phân tích công việc là quá trình mô tả và đưa ra bản tiêu chuẩn công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc được gắn với năng lực thực thi của công chức, bao gồm: kiến thức, thái độ và kỹ năng của mỗi người phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Phân tích công việc được phân thành hai nội dung cơ bản sau:
Một là, mô tả công việc. Bản mô tả công việc là liệt kê các chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc.
Hai là, xây dựng bản tiêu chuẩn công việc. Là liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân của từng công chức về tri thức, thái độ và kỹ năng cần thiết phù hợp nhất đối với mỗi loại công việc, nhằm đem lại những giá trị cho mỗi cá nhân và lợi ích của tổ chức.
Xác định vị trí việc làm và xây dựng cơ cấu chức danh, cơ cấu ngạch công chức hợp lý cho từng cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan hành chính sẽ giúp các cơ quan hành chính kiểm soát được biên chế; xác định rõ vị trí, ngạch công chức, nhóm công việc và nhiệm vụ cụ thể của mỗi công chức để từ đó làm rõ yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực, hiệu lực và
76
hiệu quả của bộ máy hành chính. Khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực trong các cơ quan hành chính như hiện nay.
Khi xây dựng bản mô tả công việc, mỗi đơn vị phải xây dựng tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức cho riêng đơn vị mình. Đó là các đòi hỏi của công việc đối với công chức về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có; các yêu cầu về đạo đức, tinh thần, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết; các yêu cầu về thể lực và các yêu cầu cụ thể khác. Tiêu chuẩn chức danh công chức được xây dựng nhằm các mục đích sau.
+ Làm căn cứ để xác định các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, trình độ kiến thức của từng chức danh công chức.
+ Làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, nhận xét, đánh giá, đề bạt công chức và để xác định rõ nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; để thực hiện các chính sách và các chế độ đãi ngộ khác với công chức.
+ Là căn cứ để tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch cho công chức các cấp trong hệ thống cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước.
+ Là căn cứ, cơ sở để công chức phấn đấu trong học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, hoàn thành tốt chức trách và thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.
Một bản tiêu chuẩn chức danh công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet phải bao hàm các nội dung cơ bản sau:
+ Tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chính trị + Tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng
+ Tiêu chuẩn về năng lực chỉ đạo, quản lý + Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn
Đối với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, bên cạnh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần đặc biệt quan tâm đến kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính công, sự hiểu biết về các chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng và
77
Pháp luật của Nhà nước. Việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh của công chức cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Công chức nắm giữ các vị trí càng cao trong bộ máy hành chính nhà nước thì đòi hỏi đối với các tiêu chuẩn càng phải cao, công chức cấp Trưởng Ban có tiêu chuẩn cao hơn cấp Phó trưởng ban, công chức cấp Phó trưởng ban có tiêu chuẩn cao hơn công chức cấp Trưởng Phòng, công chức cấp Trưởng phòng có tiêu chuẩn cao hơn công chức cấp Phó Phòng;
+ Công chức nắm giữ các vị trí có vai trò càng lớn phải có tiêu chuẩn cao hơn những người nắm giữ các vị trí khác, những người nắm giữ các vị trí có liên quan đến các mảng công tác như tổ chức cán bộ, hoạch định chính sách phải có tiêu chuẩn cao hơn những người trong các lĩnh vực khác;
+ Yếu tố về đức (phẩm chất và trình độ chính trị, đạo đức cách mạng, tinh thần làm việc, đạo đức công việc) phải luôn được đề cao đối với mỗi công chức;
+ Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ được xác định một cách chính xác trên cơ sở công việc và thực hiện công việc song đảm bảo không bị lạc hậu trước những thay đổi do quá trình đổi mới đặt ra.