Chính sách tiền lương, phụ cấp hiện hành mặc dù đã được đổi mới, nhưng nhìn chung thu nhập của công chức vẫn còn ở mức thấp, chưa thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt bình thường, làm cho một bộ phận công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy chưa thật sự toàn tâm, toàn ý tập trung vào công việc được giao. Chưa thực hiện nghiêm túc việc phân tích công việc; Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luật Cán bộ - công chức năm 2015 và văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ số 08/NV ngày 02/8/2016 đã được ban hành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, hoạt động triển khai thực hiện việc phân tích công việc tại cơ quan triển khai còn khá chậm.
Một bộ phận công chức Ban Tổ chức vẫn chưa tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Mặt khác, chưa có quy định để ràng buộc công chức Ban Tổ chức phải tự học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.
Công tác đánh giá, xếp loại công chức vẫn còn bất cập, chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá công chức. Các tiêu chí đánh giá còn chung chung, chưa sát, chưa có tiêu chuẩn đối với từng vị trí, chức danh công chức. Công tác đánh giá còn nể nang, không thực chất. Kết quả đánh giá còn mang tính hình thức, cào bằng, không có tính kích thích, tạo sự thi đua nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm trong công việc đảm nhận mà thay vào đó làm tăng thói xu nịnh, xây dựng các mối quan hệ với cấp trên để phát triển.
67
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả đã phân tích, làm rõ thực trạng chất lượng công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2018 đến 2020; thực trạng chất lượng công chức được đánh giá theo các nội dung: Về phẩm chất chính trị, đao đức lối sống; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tính chuyên nghiệp, kỹ năng xử lý công việc; Sức khỏe thể chất và tinh thần và Tiêu chí về kết quả hoàn thành công việc.
Từ thực trạng đó, tác giả đã chỉ ra những ưu điểm chính về chất lượng công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet đó là: Phần lớn công chức được đào tạo cơ bản; bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh; có trách nhiệm với công việc; năng lực, trình độ ngày một nâng lên; kỹ năng xử lý công việc ngày càng chuyên nghiệp.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet còn một số hạn chế: Một số công chức chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn chức danh, năng lực, trình độ; kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận công chức còn yếu; năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, còn kẽ hở; việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm; công tác kiểm tra, thanh tra chưa kịp thời; việc đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng công chức chưa hiệu quả; khen thưởng còn tràn lan; xử lý kỷ luật chưa nghiêm...
Từ những vấn đề hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã nêu trên là cơ sở để tác giả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới.
68
Chƣơng 3
ĐỊNHHƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG