Giải quyết tốt chế độ chính sách đối với công chức của Ban Tổ chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức của ban tổ chức tỉnh ủy tỉnh savanakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 98 - 102)

mạnh hoạt động tự thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, thực hiện nghiêm các quy định về quy trình thanh tra, kiểm tra.

Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các phòng ban, cơ quan, đơn vị trong việc phân công, theo dõi, kiểm tra nhiệm vụ hàng ngày, tuần, tháng của công chức thừa hành, gắn với việc nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại đơn vị, cá nhân hàng tháng.

3.2.6. Giải quyết tốt chế độ chính sách đối với công chức của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet

Đối với đội ngũ công chức, chính sách đãi ngộ tốt là động lực thúc đẩy sự phát triển, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ. Ngược lại, nếu chính sách đãi ngộ bất hợp lý sẽ làm triệt tiêu động lực làm việc của công chức, lãng phí chất xám và thậm chí làm nảy sinh mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ. Với các chính sách hiện thời, Đảng và Nhà nước đang hết sức quan tâm và chú trọng phát triển đội ngũ công chức.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói chung, công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet nói riêng cần thực hiện tốt các việc sau:

Thực hiện tốt Điều 4 Luật Cán bộ - công chức số 74/QH ngày 18/12/2015 như đã quy định rằng: Nhà nước coi trọng công tác của cán bộ, công chức và phát huy nó bằng việc thực hiện các chính sách theo quy định của pháp luật, tạo mọi điều kiện để cán bộ, công chức thuộc mọi giới, mọi dân tộc theo năng lực thực tế được phát triển về chính trị, tư tưởng, đạo đức, nâng cao chuyên môn về kiến thức và khả năng để có hiệu quả. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, là vốn quý, quyết định ưu nhược

91

điểm của việc thực hiện công việc, quan tâm đến việc nâng cao đời sống của công chức để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện tốt Hướng dẫn số 08/NV ngày 02/8/2016, câu 15. Điều 36 lợi ích của cán bộ - công chức mà đi nâng cao trình độ chuyên môn:

Cán bộ, công chức người đã có gia đình hoặc chưa có mà được cơ quan tổ chức cho phép đi nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước hoặc nước ngoài hơn một năm trở lên sẽ được nâng bậc lương thường xuyên và sẽ nhận được tiền trợ cấp hàng năm, trợ cấp vợ và trợ cấp con;

Cán bộ, công chức mà đi học ở trong nước hơn một năm trở lên người đã có gia đình hoặc chưa có sẽ nhận được mức lương cơ bản 90% và sẽ không được nhận chức vụ quản lý và phụ cấp ngạch chuyên viên;

Cán bộ, công chức mà đi học ở nước ngoài hơn một năm trở lên cho thực hiện sau:

+ Đi học ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ nhận được mức lương 100% đối với người có gia đình và 90% đối với người chưa có gia đình;

+ Đi học ở nước khác đối với người có gia đình phải sẽ nhận được mức lương 70% và 50% đối với người chưa có gia đinh.

Thực hiện tốt Quyết Định số 1259/TTrg.SK ngày 18/11/2009, Quyết Định của Tỉnh Trưởng về việc thực hiện chính sách với cán bộ đi nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước. Những người cán bộ, công chức mà nhà nước gửi đi đào tạo nên được nhận các chính sách theo Quyết định trên để họ có nỗ lực học tập.

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách đãi ngộ đối với công chức Ban phải quán triệt các yêu cầu cụ thể. Chế độ đãi ngộ đối với công chức của Ban phải thể hiện quan điểm, chủ trương, chính sách thống nhất của Đảng, Nhà nước về cán bộ, nguồn lực con người, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của đất nước, của địa phương. Trước tiên, đối với các chính sách, các

92

quy định bảo vệ quyền lợi của công chức tham gia vào bộ máy Nhà nước tại Ban thể hiện trong các quy định về tiền lương cơ bản, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà công chức được hưởng. Hiện tại, với thời buổi kinh tế thị trường khó khăn, mức sống và nhu cầu chi tiêu của các cá nhân trong xã hội đang ngày một nâng cao, do đó, Ban cần quan tâm sát sao hơn, kịp thời có các kế hoạch tăng lương, phụ cấp cho các cá nhân tham gia vào công việc có tính chất độc hại...để kịp thời quan tâm và động viên công chức làm việc và tạo điều kiện về sức khỏe để có thể an tâm làm việc. Ngoài ra, các quy định bảo vệ về quyền lợi khác như bảo vệ trước những hành vi xâm hại, các quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi công chức trong quá trình làm việc cần được quy định rõ ràng hơn để công chức có nhiều điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ và công việc của mình. Đảm bảo tính công bằng, trả lương theo kết quả thực hiện công việc, đúng hệ số lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp trong ngành theo đúng quy định của nhà nước cho các công chức.

Xây dựng chế độ chính sách phù hợp, tương xứng với tính chất, đặc thù công việc của Ban, triển khai thực hiện khoán biên chế và kinh phí hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Thực hiện sắp xếp, hoàn thiện bộ máy và biên chế công chức hành chính nhà nước, đảm bảo các yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở đó, từng bước giảm bớt tổng biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nâng dần mức lương tối thiểu của công chức. Thực hiện việc khoán quỹ lương đối với các cơ quan quản lý nhà nước để thiết kế lại bộ máy và tinh giản biên chế. Tuy nhiên, biện pháp này cần thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp cơ bản khác cùng nhằm một mục đích là xây dựng đội ngũ công chức có chất lượng.

Đề xuất nâng lương trước thời hạn, đề xuất phụ cấp trong công việc. Thực hiện ghi nhận kết quả làm việc tốt, đánh giá hiệu quả công việc để cuối năm được khen thưởng và nâng lương khi đủ điều kiện. Có chính sách khuyến

93

khích, đãi ngộ hợp lý để động viên đối với công chức có trình độ năng lực, làm việc có hiệu quả như thưởng các ngày lễ lớn từ quỹ Công đoàn, quỹ chung của đơn vị.

Thực hiện chế độ “dưỡng liêm” đối với công chức của Ban nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân, chống các bệnh hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí. Đối với Ngân sách nhà nước, có cơ chế phân bổ nhiệm vụ chi rõ ràng, quan tâm đến công chức nhiều hơn, đảm bảo cân đối về ngân sách nhưng luôn đáp ứng được nhu cầu của công chức khi tham gia làm việc. Đó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để bài trừ những tiêu cực còn đọng lại tại một số bộ phận nhỏ công chức. Bởi khi đã có điều kiện về kinh tế và điều kiện làm việc tốt, công chức sẽ hạn chế tối đa những hành vi tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt của người dân, của công để làm tài sản tư.

Thực hiện tốt hình thức biểu dương về tinh thần và thưởng vật chất đối với những người có sáng kiến có giá trị, đóng góp xuất sắc. Những người có cống hiến lớn, tỏ ra năng lực công tác giỏi được đề bạt lên cương vị cao hơn. Có chính sách khuyến khích công chức học tập, nâng cao trình độ.

Thực hiện phương châm đảm bảo cho mỗi công chức có thể sống bằng nghề nghiệp của mình, giải pháp về chính sách đãi ngộ phải đặt đến mức giúp cho công chức yên tâm đầu tư thời gian, trí tuệ nghiên cứu, hoạch định chính sách, biện pháp lãnh đạo, quản lý xây dựng phát triển đất nước; tăng cường thời gian bám sát, nắm cơ sở, tham gia tích cực vào phong trào cách mạng của quần chúng. Và điều không kém phần quan trọng là chính sách đãi ngộ phải góp phần tạo sức “đề kháng” chống lại thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc bằng lợi ích kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, khắc phục tình trạng tham nhũng, tham ô đang diễn ra gay gắt hiện nay.

94

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức của ban tổ chức tỉnh ủy tỉnh savanakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)