Các trường hợp không phải bồi thường thiệt ngoại do người của pháp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 29 - 34)

pháp nhân gây ra

Theo đó, tại khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 có quy định các trường hợp không bải bồi thường thiệt hại như: do “sự kiện bất khả kháng” hoặc hoàn toàn do

24 lỗi của bên bị thiệt hại thì bên gây thiệt hại không phải bồi thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bồi thường hoặc luật có quy định khác39.

Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng

Theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015:“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện

xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục

được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khảnăng cho phép”.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra, như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần,… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể

là sự kiện bất khảkháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới. Sự kiện bất khảkháng” là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện này xảy ra không phải do lỗi của bất kỳ bên nào, mà hoàn toàn ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể

tránh và khắc phục được40.

Hiện nay, trong khoa học pháp lý, hầu hết các quan điểm đều cho rằng sự

kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần,… và nó cũng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực hiện của các nước trên thế giới. Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 09/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp

đồng mua bán điện”sự kiện bất khả kháng” là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiếm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho

phép41.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp đều được xem là sự kiện bất khả kháng và không phải bồi thường thiệt hại. Theo đó, để được xem là sự kiện bất khả kháng, cần thỏa mãn ba điều kiện sau:

Một là sự kiện xảy ra một cách khách quan

39 Xem khoản 2, Điều 584 BLDS 2015

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhim bồi thường thit hi

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

40Ths.LS Lê Văn Sua (2017), “Bàn về sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc suy đoán lỗi tại điều 584 Bộ luật dân sựnăm 2015”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

[https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2103] (truy cập ngày 06/6/2021) 41Trường Đại học Luật TP.HCM, tlđd (1), tr.374.

25 Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định tiêu chí để xác định một sự kiện

được xem là xảy ra một cách khách quan hay một khái niệm cụ thể nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy luận một cách hợp lý rằng, một sự kiện xảy ra một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra không theo ý chí của các bên. Điều đó có nghĩa là, sự

kiện đó không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên. Sự kiện khách quan có thể là sự kiện tựnhiên như thiên tai (bão lũ, động đất, sóng thần,…) nhưng cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba; các sự

biến đổi xã hội (đình công, bạo loạn, chiến tranh,…) và các hiểm họa do cháy nổ tự nhiên. Tuy nhiên để xem xét tính “khách quan”, trong thực tế giới hạn giữa “khách quan” và “không khách quan” đôi khi rất mỏng manh.

Hai là, đây phải là sự kiện không thểlường trước được

Người của pháp nhân không lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời

điểm thực hiện công việc hoặc nằm trong kế hoạch thực hiện công việc. Phần lớn, quá trình thực hiện công việc nhất định sẽ có những kế hoạch sau đó là hành động và kết quả. Như vậy, từ quá trình lên kế hoạch, nhận nhiệm vụ và thực hiện hành vi,

người của pháp nhân hoàn toàn không lường trước được.

Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù không nằm trong phạm vi công việc

nhưng công việc chuẩn bị, “lường trước” sự kiện nằm trong một phần công việc,

nghĩa vụ tiền đềđể thực hiện công việc mà do người của pháp nhân không thực hiện

thì trường hợp này có thểkhông được xem là sự kiện không thểlường trước được. Trên thực tế, có nhiều trường hợp việc có lường trước được hay không vẫn

không phân định rõ ràng.

Ví dụ: Hai bên kí hợp đồng mua bán phân bón vận chuyển bằng đường sông. Trong quá trình vận chuyển bất ngờ gặp mưa dông lớn khiến một phần phân bón bị ướt, thậm chí là mất do ngấm nước mưa là tan. Trong trường hợp này, việc xác định bên có trách nhiệm vận chuyển có “lường trước được” hay không rất khó khăn. Nếu họ theo dõi dự báo thời tiết và không nhận được thông tin về trận mưa dông này thì

có thể xem xét “không lường trước được”. Nhưng nếu họ không theo dõi hoặc biết

nhưng vẫn vận chuyển thì trường hợp này không được xem là “không lường trước

được”.

Ba là, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được” mặc dù đã áp dụng mọi

biện pháp cần thiết

Bên cạnh các điều kiện yêu cầu sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện xảy ra khách quan và không thể lường trước được thì Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy

định sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không thể khắc phục được mặc dù bên có

nghĩa vụ đã nỗ lực áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khảnăng cho phép để

26

Điều kiện này phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực và hướng đến việc đảm bảo thực hiện công việc, nghĩa vụ của các bên. Theo đó, người của pháp nhân phải áp dụng mọi biện pháp trong khả năng cho phép để thực hiện công việc

cũng như cố gắng khắc phục thiệt hại, thay vì cho đó là sự kiện bất khả kháng và

“bỏ mặc” cho thiệt hại tự xảy ra. Đối với ví dụ được đề cập ở trên, khi gặp mưa

dông, nếu A không thực hiện các biện pháp để che chắn, bảo quản hoặc xử lý số

phân bị ướt hay nói cách khác là “bỏ mặc” số phân trên thuyền thì bên vận chuyển phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thiệt hại do hoàn toàn lỗi của người bị thiệt hại

Mặc dù lỗi không được xem là một trong những căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng yếu tố lỗi có vai trò quan trọng đặc biệt trong trường hợp chúng ta đang tìm hiểu hay xác định mức bồi thường,… Theo đó, nếu thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Ví dụ: A chạy xe máy ngược đường, phóng nhanh nên lao vào xe ô tô đang đi đúng làn đường và cả hai bên không kịp tránh. A bị thương nặng và cấp cứu.

Theo đó, người điều khiển xe ô tô đã thực hiện đúng, nghiêm chỉnh quy định của pháp luật giao thông đường bộ và thiệt hại của A đều hoàn toàn do lỗi của A. Trong

trường hợp này, người điều khiển xe ô tô không có nghĩa vụ phải bồi thường.

Các trường hợp khác: Thỏa thuận các bên, các trường hợp do luật định,…

Pháp luật Pháp cũng quy định những trường hợp người sử dụng lao động có thểđược loại trừ trách nhiệm nếu họ chứng minh được tình huống xảy ra thuộc một

trong các trường hợp sau:

(1) Người sử dụng lao động không phải là “chủnhân” của người có lỗi. (2) Nhân viên của họ không có lỗi.

(3) Lỗi của người lao động ngoài việc thực hiện nhiệm vụ. (4) Các thiệt hại do lỗi của người bị hại.

(5) Các thiệt hại do lỗi của người thứ ba. (6) Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng

Đối với các trường (1); (2); (3) rất dễ hiểu khi chúng được loại trừ nằm trong

các căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động khi người lao

động gây thiệt hại. Như vậy, ba điều kiện chúng ta phân tích ở trên là điều kiện cần

và đủđể phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ

27 Chúng ta cùng phân tích các tình huống loại trừ tiếp theo:

Thứ nhất, các thiệt hại do lỗi của người bị hại.

Người sử dụng lao động có thể trốn tránh trách nhiệm bằng cách chứng minh rằng thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Nạn nhân cũng có thể phải chịu một phần trách nhiệm. Khi điều này xảy ra, Tòa án có thể phán quyết rằng trách nhiệm được chia sẻ giữa nạn nhân, người lao động (nếu có liên quan) và người sử dụng lao động. Điều này làm giảm bớt sựđóng góp của người sử dụng lao động.

Thứ hai, các thiệt hại do lỗi của người thứ ba.

Người sử dụng lao động có thể không chịu trách nhiệm bằng cách chứng minh rằng người gây ra tất cả các thiệt hại không phải là nạn nhân hay người lao

động, mà là một người khác. Như vậy, người có lỗi sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hoặc phần trách nhiệm thuộc phần lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra do hoàn toàn lỗi của người thứ ba thì người thứ ba phải chịu hoàn toàn về phần thiệt hại.

Điều đó đồng nghĩa với việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động,

người sử dụng lao động sẽ được loại trừ. Nếu thiệt hại xảy ra thuộc một phần lỗi của người thứ ba và một phần do người lao động, trong tình huống này cảngười thứ ba, người lao động và người sử dụng lao động phải liên đới bồi thường tùy theo mức độ. Căn cứ này vừa có thể phân tích cho tình huống loại trừ trách nhiệm vừa có thể phân tích cho nguyên tắc bồi thường thiệt hại về vấn đề giảm bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, các thiệt hại tạm gọi do hiện tượng bất khả kháng42

Sự kiện bất khả kháng là một sự kiện không thể đoán trước và không thể ngăn cản, gây tổn hại hoặc ngăn cản cho nạn nhân và nằm. Ví dụ: thảm họa tự

nhiên, chẳng hạn như mưa, bão, lốc xoáy… điều này cũng được đề cập tại BLDS 2015 của Việt Nam. Theo đó, nếu hành vi gây thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng thì người sử dụng lao động được loại trừ trách nhiệm.

Nhìn chung, BLDS Pháp quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khá giống Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp có sự thống nhất hơn về thuật ngữ sử dụng cũng

như phạm vi áp dụng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến “nhân viên”. Ngoài ra,

pháp luật Pháp quy định vấn đề liên quan đến chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng mở hơn. Theo đó, pháp luật Pháp cho phép nạn nhân có quyền khởi kiện người lao động và người sử dụng lao động cùng một lúc và họ phải liên

đới chịu trách nhiệm trong vấn đề bồi thường thiệt hại.

42 Thuật ngữ gốc:”Le dommage a été causé par une force majeure”

[https://educaloi.qc.ca/capsules/la-responsabilite-de-lemployeur-pour-la-faute-de-son-employe/] (truy cập ngày 13/06/2021)

28

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 29 - 34)