Xác định “ngƣời của pháp nhân”

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 52 - 60)

Điều 597 BLDS năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người của pháp nhân gây ra có nội dung như sau:

Điều 597. Bồi thường thit hại do người ca pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi

thực hiện nhiệm vụđược pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì

có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền

theo quy định của pháp luật”.

Về mặt nguyên tắc chung, người nào gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường. Nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sựnăm 2015 về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại theo đó: “Người nào do lỗi cố

ý hay lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, uy tín tài sản,

quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của

pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”64

.

Tuy nhiên, ngoài nguyên tắc chung trên, Bộ luật dân sự 2015 còn có một số

chếđịnh đặc thù có thểđược xem như là ngoại lệ. Theo đó người bồi thường không phải là người trực tiếp gây thiệt hại. Một trong những chế định này là “bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra” – chếđịnh mà tác giảđang nghiên cứu.

Dường như chế định này không quá xa lạ, trong quá khứ thì ý tưởng buộc

người chủ bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra đã tồn tại trong cổ luật.

Theo Điều 456 Bộ luật Hồng Đức khi: “Đầy tớ đi ăn trộm, mà chủ nhà không trình báo quan, thì… phải bồi thường thay những tang vật ăn trộm hay ăn cướp”65.

BLDS năm 2015 đang cụ thể hóa mối quan hệ“sếp –nhân viên” hay “ông chủ - đầy tớ”. Trong chế định “bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra”, tồn tại hai mối quan hệ: người của pháp nhân và pháp nhân; người bị thiệt hại và pháp

64Điều 584 BLDS năm 2015

47 nhân (chủ thể bồi thường thiệt hại). Mục đích của Điều 597 BLDS năm 2015 là tạo

điều kiện cho người bị thiệt hại trong việc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi gây thiệt hại do người của pháp nhân gây ra đều áp dụng chế định nêu trên. Để áp dụng Điều 597 BLDS năm 2015 phải hội đủ một số điều kiện66. Theo đó, để xem xét tình huống xảy ra trên thực tế có thỏa mãn các căn cứ

phát sinh thì các khái niệm, định nghĩa ởtrong đó phải được làm rõ, cụ thểhóa; đặc biệt là các chủ thể.

Như phần phân tích về định nghĩa “người của pháp nhân” ở trên, hiện tại có

hai quan điểm về vấn đề này và vẫn chưa có sự thống nhất, đó là: Quan điểm thứ

nhất cho rằng “người của pháp nhân” bao gồm nhân viên và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Theo đó, tất cả cá nhân làm việc cho pháp nhân đều nằm trong thuật ngữ này, không bất kể chức vụ, công việc, loại hợp đồng. Quan điểm thứhai “người của pháp nhân” chỉ bao gồm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân67. Và hiện tại, BLDS 2015 chưa đưa ra khái niệm hay tiêu chí cụ thể để xác

định phạm vi cụ thể của thuật ngữ“người của pháp nhân”. Chính vì vậy, dẫn đến sự

không thống nhất trong hướng xử lý, giải thích của Tòa án.

Theo cách hiểu phổ biến, “người của pháp nhân” thường được hiểu theo

quan điểm thứ nhất. Đối với cách hiểu này, các Tòa án khi xét xử trên thực tế không hẳn chỉ đưa ra lập luận “người của pháp nhân” gồm nhân viên và người đại diện theo pháp luận mà còn đưa ra một số dấu hiệu để chứng minh mối quan hệ giữa

người gây thiệt hại và pháp nhân.

Ví dụ: Một bản án của toà án TPHCM đã được xét xử có nội dung sự việc

đơn giản như sau: anh H là chủ xe ô tô, nhận chở thuê cho Công ty TNHH vật tư và

thiết bị T (Cty T). trong quá trình vận chuyển thì bị xe đấu kéo của Công ty TNHH Q (Cty Q) do anh Đoàn Văn H, điều khiển, do mất lái đã đâm vào đuôi xe của anh

H đang điều khiển, làm cả hai xe đều lao xuống suối, làm cho H và hai người đi cùng đều bị thương nặng. Tòa án cho rằng Anh Đoàn Văn H (lái xe) là người của

pháp nhân thông qua cơ sở anh H có hợp đồng lao động theo quy định của Luật lao

động68.

Tương tự như bản án trên, Tòa án nhân dân TPHCM cho rằng ông Thái

Minh Đ là người lao động làm việc theo hợp đồng của Trường Mầm non M –

Quận M, theo quyết định phân công nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 số 213/QĐ-

MN14 ngày 30/7/2015 ông Đ có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của trường69. Chính vì vậy, ông Đ được xem là người của pháp nhân và trường Mầm non M phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

66 Xem thêm phần phân tích ở phần 1.2.2 của luận văn này

67

Xem thêm phần phân tích ở phần 1.1.2 của luận văn này

68 Bản án 02/2019/DSST của Tòa án nhân dân huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ngày 26/06/2019 về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

69 Bản án số 295/DS – PT của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/01/2019 về tranh chấp tài sản gửi giữ.

48

Như vậy, hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động là một trong những căn

cứđể Tòa án xác định chủ thể gây thiệt hại có phải là “người của pháp nhân” hay là

không.

Ở một bản án khác của Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau cho rằng H là nhân viên của Công ty TNHH MTV M, điều khiển xe gây ra tai nạn

trong lúc đang làm nhiệm vụ do Công ty giao, cho nên Công ty TNHH MTV M có trách nhiệm bồi thường cho anh A và chị N theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự70. Như vậy, Tòa án cũng nhận định H là “người của pháp nhân” – cụ thể là nhân viên của Công ty TNHH MTV M. Tuy nhiên, tại phần lập luận, Tòa án đều không nêu rõ ràng về khái niệm này, cũng không nhắc đến “hợp đồng lao động” tồn tại giữa cá nhân và pháp nhân mà Tòa án sử dụng cụm từ “…được Công ty giao điều khiển xe ô tô…”. Như vậy, có thể thấy, Tòa án tại bản án thứ hai lại dựa theo mối quan hệ quản lý, điều khiển giữa cá nhân và pháp nhân để áp dụng chế định chúng

ta đang tìm hiểu. Trong khi theo phần trình bày của tài xế thì anh H là tài xế lái xe,

được Công ty thuê lái xe theo chuyến, hưởng lương theo chuyến. Ta có thể thấy, tài xế H là người làm việc không thường xuyên cho công ty. Nếu tồn tại hợp đồng

trong trường hợp này thì chỉ là hợp đồng dịch vụ mà thôi, còn hợp đồng lao động theo ý kiến cá nhân tác giả thì khó tồn tại.

Hiện nay, có nhiều quan điểm của nhiều tác giảủng hộquan điểm thứ nhất vì sự phổ biến cũng như theo kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài. Ta thấy được trong các bản án, người gây thiệt hại không phải là người đại diện công ty mà chỉ là một nhân viên bình thường và Tòa án đã áp dụng điều 597 BLDS 2015. Điều này cho thấy thuật ngữ“người của pháp nhân” được thực tiễn xét xử hiểu theo nghĩa thứ

nhất (bao gồm cảngười làm công).

Hơn nữa, Bộ nguyên tắc Châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhà phân tích cho rằng “chúng ta có thể phân biệt trường hợp của công ty (hay pháp nhân khác) chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do người làm công gây ra và trường hợp theo đó pháp nhân này chịu trách nhiệm đối với việc của một trong những bộ

phận, cơ quan của mình, và trong trường hợp này, đây là trách nhiệm riêng của

công ty”

Đối với thuật ngữ này, pháp luật Anh cũng loại trừ “nhà thầu độc lập”, theo đó thì “contractor” sẽ không được xem là “employee” hay nói cách khác là “người của pháp nhân” tại chế định chúng ta đang nghiên cứu. Vì theo họ, giữa người sử

dụng lao động và “nhà thầu độc lập” không tồn tại mối quan hệ quản lý điều hành. Dù có hay không việc tồn tại hợp đồng lao động thì “nhà thầu độc lập” phải tự mình chịu trách nhiệm với hành vi của mình, bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi họ gây thiệt hại trong quá trình làm việc cho người sử dụng lao động.

70 Bản án 17/2018/DS-ST của Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau ngày 25/01/2018 về bồi

49 Pháp luật Pháp không đưa ra việc loại trừ chủ thể cụ thểnhưng họđưa ra tiêu

chí chung cho phạm vi áp dụng chế định. Theo đó, chỉ cần giữa người lao động và

người sử dụng lao động có tồn tại quan hệ quản lý điều hành thì người sử dụng lao

động phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà người lao động gây ra trong quá trình thực hiện công việc.

Hiện nay, ngoài chế định “bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây

ra” thì Điều 600 BLDS năm 2015 quy định thêm “bồi thường thiệt hại do người làm

công gây ra”. Trên thực tế, hai chế định này có nhiều sự nhầm lẫn, dẫn đến sự

không thống nhất trong cách áp dụng cũng như cơ sở pháp lý mà Tòa án dẫn chiếu

đến. Căn nguyên sự nhầm lẫn trên xuất phát từ dấu hiệu phân biệt hai thuật ngữ “người của pháp nhân” và “người làm công”.

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Việc làm 2013, “việc làm công là việc làm tạm

thời có trảcông được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử

dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa cấp xã”.

Từđó có thể suy ra, người làm công là người làm công việc tạm thời có trả

công trong việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với

các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã. Ngoài ra, ta có thể

hiểu một cách khái quát hơn như sau: Người làm công là người thực hiện một công việc thường xuyên hay vụ việc để nhận một khoản tiền. Người làm công khác với

người lao động. Người lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, có kí hợp đồng với tổ chức, doanh nghiệp và được hưởng các chế độ theo luật lao động

quy định.

Tóm lại, người làm công là người được thuê theo hợp đồng để làm các công việc nhất định ngắn hạn. Người này vẫn chịu sựđiều động và quản lý của chủcơ sở

hoặc người thuê mướn trong khi thực hiện công việc được giao. Theo đó, có thể

phân biệt “người của pháp nhân” và “người làm công” bằng các tiêu chí như: tính

chất công việc, các chếđộ được hưởng và các tiêu chí khác được thể hiện thông qua hợp đồng lao động hay thỏa thuận giữa các bên.

Như vậy, điều 597 BLDS 2015 cần bổsung thêm điều khoản cho khái niệm

“người của pháp nhân” như sau:

Người của pháp nhân bao gồm nhân viên và người đại diện theo pháp luật

của pháp nhân. Những cá nhân này phải có hợp đồng lao động hoặc hưởng được

các chế độ theo luật lao động và giữa các bên có tồn tại quan hệ quản lý, điều

50

2.2 Chủ thể bồi thƣờng khi ngƣời pháp nhân A nhƣng lại đang cho pháp nhân B mƣợn làm việc cho pháp nhân B.

Hiện nay chưa có bất kì quy định cụ thể nào về vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh thì không hiếm trường hợp xảy ra tranh chấp

trong quá trình mượn lao động như vậy.

Chúng ta cùng xem xét đến trường hợp, người của pháp nhân A nhưng đang cho pháp nhân B mượn làm việc cho họ. Vậy đối với trường hợp này thì pháp nhân

nào có nghĩa vụ bồi thường? Khi cá nhân là người của pháp nhân A nhưng B lại là

pháp nhân đang chịu trách nhiệm quản lý và làm việc cho B, ai sẽ là chủ thể bồi

thường.

BLDS năm 2015 chỉ có các chế định về “hợp đồng mượn tài sản” giữa các chủ thể mà không có bất kì quy định nào liên quan đến vấn đề mượn lao động đang đề cập tới.

Quay lại các căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại, bỏqua các căn cứ còn lại, chỉ xét hai điều kiện:

Người gây thiệt hại là người của pháp nhân. Pháp luật quy định “người của

pháp nhân” để muốn một chủ thể có khảnăng kinh tế lớn hơn chịu trách nhiệm bồi

thường. Đây là người của A, kí hợp đồng với A. Xét về mặt pháp luật, đây là nhân

viên của A, A chịu trách nhiệm quản lý, sắp xếp công việc và trả tiền lương.

“Gây thiệt hại trong quá trình thực hiện công việc được giao” nhằm xác định trách nhiệm bồi thường của pháp nhân, đây là một trong những điều kiện rất quan trọng nhằm phát sinh căn cứ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, người của pháp nhân không thực hiện công việc của pháp nhân A – pháp nhân của họ và thực hiện công việc của pháp nhân khác (pháp nhân B). Xét về điều kiện, thì trường hợp này có chịu sự điều chỉnh của chế định chúng ta đang tìm hiểu hay không? Như đã phân

tích ở phần trên, nếu đúng ra thì người của pháp nhân phải thực hiện công việc do pháp nhân giao (cụ thể là pháp nhân A). Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy được A và

B đã hình thành thỏa thuận về việc nhân viên của mình làm việc cho B trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu nói, trường hợp này A không bồi thường cũng hợp lý vì nhân viên của A gây thiệt hại nhưng không phải trong quá trình thực hiện công việc mà A giao. Pháp nhân B không bồi thường cũng hợp lý vì nhân viên này không phải là người của pháp nhân B. Cảhai pháp nhân đều không bồi thường thì quay lại chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường. Nhưng nó có thực sự công bằng với người bị

thiệt hại không, đặt biệt là khi khả năng kinh tế của nhân viên không đủ? Vậy thì nguyên tắc bồi thường kịp thời và toàn bộcó được đáp ứng, tuân thủ?

Trong trường hợp này, nếu xét về mặt bản chất thì pháp nhân B phải chịu trách nhiệm bồi thường. Sở dĩ, xét về mặt nguyên tắc thì nhân viên pháp nhân A

51

người của ai, quan trọng hơn là ai đang quản lý và họđang làm việc do ai giao phó.

Hơn thế nữa, không thể chỉ vì quan hệ thỏa thuận của A và B mà cả 2 chủ thể này

được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp này được. Chắc hẳn, trong quá trình thực hiện công việc mà B giao phó, dù như thế nào thì người bị thiệt hại sẽ kiện

người giao phó công việc cho người gây thiệt hại mà không quan tâm đến đó “thực tế” là nhân viên của pháp nhân nào. Như vậy, pháp nhân B sẽlà pháp nhân đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường. Sau đó quan hệ quản lý lao động, hoàn trả sẽ là câu chuyện của A, B và người của pháp nhân A.

Mục đích mà các nhà làm luật muốn hướng tới là đòi lại quyền lợi hợp pháp

cho người bị thiệt hại và thiệt hại được bồi thường toàn diện và kịp thời. Chính vì vậy, Tòa án cần linh động trong vấn đề này.

Quay lại với quy định pháp luật, vấn đềđang đề cập khá giống với chế định

“Cho thuê lại lao động” trong Bộ luật lao động (BLLĐ) hiện hành. Nếu pháp luật

lao động điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lại và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)