Do con người gây ra, cụ thể là người của pháp nhân

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 34)

Trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ vào nguồn gây thiệt hại chúng ta có thể tạm thời chia thành: thiệt hại do người gây ra; thiệt hại do tài sản gây ra.

Việc phân biệt nguồn gây thiệt hại có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm; các loại thiệt hại có thể xảy ra,… Trên thực tế, thiệt hại do người gây ra sẽ khác với do tài sản gây ra và tính chất, mức độcũng

có sựkhác nhau. Hơn nữa, nếu là thiệt hại do người gây ra sẽ rất dễdàng để quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại; đối với thiệt hại do tài sản gây ra (súc vật, cây cối,…) – đây là những nguồn gây nguy hiểm tạm gọi là vô tri, vậy căn cứ nào để người bị thiệt hại được bồi thường, ai là người được bồi thường?

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, pháp luật đã chỉ rõ nguồn gây thiệt lại là “người” cụ thể. Theo đó, các dạng khác như do

tài sản gây ra, do người không của pháp nhân gây ra,… sẽ không áp dụng chếđịnh

này. Nhưng quay lại cách hiểu người của pháp nhân thì còn nhiều mâu thuẫn.

Ở một tình huống xảy ra cụ thể, khi Tòa án hiểu “người của pháp nhân” bao

gồm nhân viên và cả người đại diện theo pháp luật thì Tòa án sẽ áp dụng chếđịnh này. Nếu Tòa án hiểu “người của pháp nhân” theo hướng chỉ bao gồm người đại diện theo pháp luật thì trong trường hợp là nhân viên của pháp nhân, Tòa án sẽ áp dụng qua chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra”. Như vậy, cách xử lý nào mới là đúng khi thậm chí chúng ta đã loại trừđược trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra, do người không của pháp nhân gây ra?

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)