hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý đểngăn
chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Chế định này dễ thấy nhất khi hành khách di chuyển các phương tiện giao
thông, đặc biệt là đường hàng không. Theo đó, phía bên cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về thiệt hại đối với vật dụng bị cấm
theo quy định mà do hành khách mang theo trong hành lý; hoặc trong hành lý ký gửi của hành khách, bao gồm: thiệt hại đối với các đồ vật dễ vỡ, hàng mau hỏng (đồ tươi sống, thực phẩm dễ hư hỏng…), tác phẩm nghệ thuật, máy ảnh, máy quay phim, tiền, đồ trang sức, kim loại quý, đồ làm bằng bạc, đá quý, thuốc chữa bệnh, hàng hóa nguy hiểm, máy tính, các thiết bị điện tử, giấy tờ có giá trị chuyển đổi thành tiền, chứng khoán, tài liệu đàm phán, hợp đồng, tài liệu kinh doanh, hàng mẫu, hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác… để trong hành lý ký gửi mà không khai báo vận chuyển theo dạng hành lý có giá trị cao và thiệt hại đối với các đồ vật tương tự
khác cho dù phía bên cung cấp dịch vụ có biết hay không biết. Do đó, để bảo đảm quyền lợi của chính mình, theo quy định tại khoản 5 Điều 585 BLDS năm 2015,
hành khách có thể kê khai giá trị hoặc có thể tự mua thêm bảo hiểm riêng cho hành lý của mình trong trường hợp giá trị thực tế hoặc chi phí thay thế của hành lý ký gửi hoặc hành lý xách tay vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của phía nhà cung cấp dịch vụ62.
Hoặc trường hợp mà người bị thiệt hại thấy rõ hậu quả và có thểngăn chặn
nhưng không ngăn chặn, cố ý để nó xảy ra hậu quả. Trong trường hợp này, nếu chứng minh được tình huống thì người bị thiệt hại sẽkhông được bồi thường.
62Lê Văn Sua (2017), “Bàn về nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo bộ luật dân sự 2015”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp [https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2205] (truy cập ngày 05/6/2021)
42