Chủ thể có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 48 - 52)

Theo quy định của pháp luật, khi người của pháp nhân gây thiệt hại thì pháp nhân phải có nghĩa vụ bồi thường. Đối với mối quan hệ hoàn trả sau đó là quan hệ

giữa pháp nhân và người của pháp nhân thì pháp luật cho phép tự do thỏa thuận. Tuy nhiên không phải bất kì trường hợp nào pháp nhân cũng có trách nhiệm bồi

thường mà tình huống gây thiệt hại xảy ra phải thỏa mãn các điều kiện luật định.

Điều kiện pháp nhân bồi thường trong trường hợp người của pháp nhân gây

thiệt hại

Một làngười của pháp nhân gây thiệt hại, có thiệt hại trên thực tế, có hành vi và có mối quan hệ nhân quả

Để pháp nhân bồi thường thiệt hại trong trường hợp người của pháp nhân gây ra thì phải có thiệt hại do người của pháp nhân gây ra; giữa thiệt hại và hành vi có mối quan hệ nhân quả, trực tiếp với nhau. Như vậy, nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế, cũng có hành vi thực hiện công việc, nhiệm vụ nhưng không tồn tại mối quan hệ nhân quả thì pháp nhân sẽ không bồi thường trong trường hợp này.

Như vậy, chúng ta cần xác định: người gây ra thiệt hại có được xem là người của pháp nhân hay không? Hành vi đó có gây thiệt hại hay không? Hành vi đó có là

nguyên nhân gây ra thiệt hại không?

Ví dụ: Khi người người của pháp nhân đang vận chuyển hàng hóa, bất ngờ

có một con chó chạy tới và gây tai nạn, gây thiệt hại. Trong trường hợp này, thiệt hại không phải do người của pháp nhân gây ra mà do súc vật gây ra, cụ thể là con

chó. Như vậy, chếđịnh được áp dụng để giải quyết là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Pháp nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Hai là, việc gây thiệt hại của người của pháp nhân xảy ra trong quá trình

thực hiện nhiệm vụđược giao.

Có thể thấy được, pháp luật quy định khá chặt chẽ trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại mà pháp nhân phải bồi thường. Không phải cá nhân khi thực hiện hành vi gây thiệt hại thì pháp nhân bồi thường mà hành vi đó phải “xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao”. Vậy như thế nào là hành vi xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao? Có nghĩa là khi gây thiệt hại, người của pháp nhân đang thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc thực hiện đúng công việc, chức trách mà công ty quy định. Như vậy, nếu người của pháp nhân không thực hiện công việc công được giao mà thực hiện công việc tư hoặc thực hiện công việc của công ty nhưng công việc đó vượt ra khỏi phạm vi, quyền hạn mà công ty giao phó thì nó không thuộc chế định chúng ta đang nghiên cứu và pháp nhân sẽ không bồi thường trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại.

43

Ba là, việc gây thiệt hại phải là thiệt hại ngoài hợp đồng63

Ta thấy được, chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp

nhân gây ra” thuộc phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Có nghĩa là, giữa

người gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại không tồn tại hợp đồng. Nếu giữa họ có tồn tại hợp đồng thì các bên sẽ giải quyết sự việc theo đúng thỏa thuận từđầu và sẽ

không thuộc sựđiều chỉnh của chếđịnh này. Xét về mặt bản chất, nếu giữa các bên

đã tồn tại hợp đồng, người của pháp nhân không thực hiện theo đúng hợp đồng và gây thiệt hại cho đối tác thì đây là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Tuy nhiên

để xem xét đây có phải là thiệt hại ngoài hợp đồng hay thiệt hại trong hợp đồng

cũng còn gặp nhiều vấn đềkhó khăn trên thực tế và không dễ dàng. Có nhiều vụ án

đã xảy ra trường hợp Tòa án xác định sai phạm vi của hành vi mà dẫn đến áp dụng

sai cơ sởpháp lý,…

Nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là thiệt hại tới đâu, bồi thường tới đó. Người gây thiệt hại là người chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhất định, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại cũng như đứng từgóc độngười gây thiệt hại mà người gây thiệt hại và chủ thể bồi thường lại là hai chủ thế khác nhau.

Vậy căn nguyên nào trong chế định này, các nhà làm luật cho phép người bị

thiệt hại có quyền yêu cầu pháp nhân bồi thường thiệt hại? Thông thường pháp nhân sẽ có khả năng kinh tế sẽ cao hơn so với khả năng kinh tế của cá nhân. Chính vì vậy, thiệt hại sẽ được bồi thường một cách nhanh chóng và kịp thời theo đúng

nguyên tắc bồi thường thiệt hại mà các nhà làm luật đặt ra. Tuy vậy, chỉkhi đáp ứng

đủ các điều kiện thì pháp nhân mới có trách nhiệm bồi thường như đã phân tích ở trên. Như vậy, nếu đáp ứng cả ba điều kiện nêu trên thì chế định “Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra” sẽđược áp dụng. Chỉ cần thiếu một trong các

điều kiện trên thì người của pháp nhân (chủ thể gây thiệt hại) đương nhiên phải bồi

thường theo lẽthông thường người gây thiệt hại phải bồi thường.

Vậy pháp luật Pháp quy định như thế nào về chủ thể bồi thường? BLDS Pháp cho phép nạn nhân (chủ thể bị thiệt hại) có thể kiện cả người lao động và

người sử dụng lao động cùng một lúc. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong chế định này là trách nhiệm liên đới. Pháp luật Pháp khá mở khi quy định về

quyền khởi kiện chủ thể bồi thường của nạn nhân. Đối với pháp luật Việt Nam, BLDS 2015 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân đối với hành vi trái pháp luật của “người của pháp nhân” mà thôi. Còn mối quan hệ hoàn trả sau đó giữa pháp nhân và “người của pháp nhân” là mối quan hệ thỏa thuận, pháp luật không can thiệp. Như phân tích ở trên, các nhà làm luật Việt Nam cho rằng

“pháp nhân” sẽ có khả năng kinh tế lớn hơn “cá nhân” sẽ bồi thường “kịp thời và toàn bộ” cho nạn nhân theo đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại mà BLDS 2015

quy định. Tuy nhiên, các nhà làm luật chưa dự trừđến tình huống pháp nhân có khả

44

năng kinh tế yêu hơn cá nhân gây thiệt hại. Việc quy định cứng nhắc về chủ thể bồi

thường thiệt hại trong chế định chúng ta đang nghiên cứu tại điều 597 BLDS 2015

45

Kết luận chƣơng 1

Chếđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân nói riêng không phải quá xa lạ đối với chúng ta. Các nhà làm luật đang ngày càng quy định một các chặt chẽ và hoàn thiện chúng nhằm mang lại công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể trong một xã hội văn minh. Hiện nay, theo quy định BLDS 2015 liên quan đến bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra đã đưa ra được căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khá rõ ràng.

Ngoài ra, trên cơ sở phân tích pháp luật nước ngoài, cụ thể là pháp luật Pháp và pháp luật Anh, cũng như bình luận các căn cứ, tinh thần pháp luật,… chúng ta đúc kết một số kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam như việc thống nhất phạm vi áp dụng của thuật ngữ “người của pháp nhân”; tham khảo trách nhiệm liên đới bồi

46

CHƢƠNG 2: NHỮNG BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Trên thực tế, các tình huống, tranh chấp xảy ra liên quan đến chếđịnh “Trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra” rất thường xuyên và phức tạp. Tuy nhiên những quy định liên quan đến chế định này lại còn nhiều bất cập trên khi áp dụng vào giải quyết. Chúng ta cùng xem xét, nghiên cứu một số bản

án để làm rõ các bất cập đang tồn tại. Từđó, đưa ra hướng hoàn thiện, giải pháp cụ

thể.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)