Giảm mức hoàn trả cho ngƣời của pháp nhân

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 60 - 68)

Tổng hợp các quy định trong BLDS năm 2015, ta có các căn cứ giảm mức bồi thường thiệt hại cho pháp nhân (chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại) trong chếđịnh “Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra”:

Thứ nhất, “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”76. Như vậy, nếu pháp nhân đáp ứng hai điều kiện là: không có lỗi hoặc lỗi vô ý và thiệt hại lớn so với khả năng kinh tế của pháp nhân thì pháp nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽđược giảm mức bồi thường. Tùy thuộc vào mức độ cụ thể mà mức giảm sẽ có sự khác nhau theo nhận định của Tòa án. Các nhà làm luật không căn cứvào “lỗi” của người gây thiệt hại (người của pháp nhân)

mà căn cứ vào lỗi của pháp nhân. Có nhiều cách đểxác định lỗi của pháp nhân như:

pháp nhân có quản lý chặt chẽ công việc của nhân viên; pháp nhân cẩu thả trong khi bàn giao công việc; pháp nhân biết mức độ nguy hiểm, rủi ro của công việc nhưng

vẫn yêu cầu thực hiện,… Tùy thuộc vào tình huống thực tế mà Tòa án có thể linh

động77.

Có thể so sánh tương tự vấn đề này trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới. Theo khoản 1 Điều 715 BLDS Nhật Bản hiện hành quy định, “Người mà sử dụng người khác trong một công việc nào đó mà người đó gây ra thiệt hại thì người sử dụng người làm công có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng người làm công đã nhiều lần quan sát và nhiều lần

nhắc nhở thì có thể không chịu trách nhiệm bồi thường”78. Theo pháp luật Trung

76

Khoản 1, Điều 585 BLDS năm 2015

77

Xem thêm phần 1.3.2 của Luận văn này

78

[第715条; ある事業のために他人を使用する者は、被用者がその事業の執行について第

55 Quốc, tại Điều 188 BLDS năm 1929 (sửa đổi bổsung năm 1983) quy định: “Người sử dụng người làm công phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bất kỳ thiệt hại nào mà người làm công đã gây ra trái pháp luật cho các quyền của người khác trong

việc thực hiện công việc của mình. Tuy nhiên, người sử dụng người làm công không

chịu trách nhiệm về các thiệt hại nếu anh ta thực hiện việc quan tâm hợp lý trong

việc lựa chọn nhân viên, và trong việc giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của người

làm công, hoặc nếu thiệt hại xảy ra bất chấp việc thực hiện sự quan tâm hợp lý đó”79. Tương tự, theo pháp luật Thụy Sỹ, tại khoản 1 Điều 55 Phần 5 BLDS năm 1911 quy định80: “Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về mất mát hoặc

thiệt hại do nhân viên hoặc nhân viên phụ trợ của mình gây ra khi thực hiện công

việc trừ khi anh ta chứng minh rằng anh ta hết sức cẩn thận để tránh mất mát hoặc

thiệt hại loại này hoặc mất mát, thiệt hại sẽ xảy ra ngay cả khi tất cả sự quan tâm

đúng mức đã được thực hiện”81. Sở dĩ pháp luật nước ngoài miễn trách nhiệm cho

người sử dụng lao động do họ quy định “lỗi” là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Từ những quy định trên, Tòa án Việt Nam có thể

học hỏi đểcác định lỗi của pháp nhân trong chếđịnh để đưa ra mức bồi thường phù hợp.

Thứ hai, “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra”82. Như vậy, trong trường hợp này, nếu bên bị thiệt hại có lỗi thì pháp nhân được giảm mức bồi thường. Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì pháp nhân phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ khi có thiệt hại xảy ra. Điều này là hợp lẽ nhằm bù đắp cho người bị hại. Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, nếu người bị thiệt hại có lỗi, Tòa án sẽ tùy theo mức

độmà đưa ra mức bồi thường hợp lý và bên bị hại mất một phần bồi thường.

Thứ ba, ngoài những căn cứ giảm mức bồi thường được quy định tại Điều 585 BLDS 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại có một căn cứ khác đó là “Bồi

thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết”. Điều

đương nhiên là người của pháp nhân phải “bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt

の監督について相当の注意をしたとき、又は相当の注意をしても損害が生ずべきであっ たときは、この限りでない。

79Điều 188 BLDS Trung Quốc năm 1929 (sửa đổi bổsung năm 1983): “Article 188: The employer shall be jointly liable to make compensation for any injury which the employee has wrongfully caused to the rights of another in the performance of his duties. However, the employer is not liable for the injury if he has exercised reasonable care in the selection of the employee, and in the supervision of the performance of his duties, or if the injury would have been occasioned notwithstanding the exercise of such reasonable care”.

80 Khoản 1 Điều 55 Phần 5 BLDS Thụy Sỹnăm 1911: “Art. 55: An employer is liable for the loss or damage caused by his employees or ancillary staff in the performance of their work unless he proves that he took all due care to avoid a loss or damage of this type or that the loss or damage would have occurred even if all due care had been taken”.

81

Nguyễn Minh Quân, Đặng Minh Trí, Đặng ThịMai Phương, Phan Minh Tuấn, Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2019), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm trong lĩnh vực y tế, Công trình Nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.74.

82

56

quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại” do vượt quá yêu cầu của

tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, chúng ta cần xét sâu hơn về“lỗi” của người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Nếu không có tình thế cấp thiết thì người của pháp nhân có gây thiệt hại hay không? Người gây ra tình thế cấp thiết ngoài việc phải bồi

thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do đã gây ra tình thế cấp thiết thì phải nên

chăng liên đới với người của pháp nhân bồi thường vì “lỗi” của họ? Các nhà làm luật cần linh động về chếđịnh này.

Ta có thể thấy, trong chế định “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra” thì pháp nhân phải có trách nhiệm bồi thường. Và theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì pháp nhân phải bồi thường “toàn bộ”. “Toàn bộ” ởđây chính là tất cả các thiệt hại xảy ra trên thực tế và chi phí phát sinh hợp lý theo

quy định của pháp luật. Và có thể thấy mức bồi thường là không hề nhỏ.

Khi pháp nhân giao phó công việc cho người của mình thực hiện thì tất nhiên

đều mong muốn mọi sự diễn ra thuận lợi như ý và không ai muốn bất kì một tình huống hi hữu nào xảy ra. Nhưng cuộc sống đa dạng, muôn màu, có những điều con

người không tính toán trước được, ngay cả việc người của pháp nhân gây thiệt hại và pháp nhân phải gánh chịu hậu quả bồi thường thiệt hại.

Mặc dù, theo BLDS 2015 đã loại bỏ đi yếu tố lỗi trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do người của pháp nhân nói riêng nhưng yếu tố lỗi trong chếđịnh này khá quan trọng. Dù người của pháp nhân thực hiện lỗi vô ý hay cố ý thì pháp

nhân đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, sau quan hệ bồi thường thiệt hại của pháp nhân và người bị thiệt hại đó là quan hệ hoàn trả của người của pháp nhân. Đây là mối quan hệ hai bên là

pháp nhân và người của pháp nhân. Vậy mức hoàn trả là bao nhiêu? Pháp luật không can thiệp vấn đềnày và cũng không quy định bất kì mức hoàn trả hay nguyên tắc hoàn trảnhư thế nào.

Có nhiều ý kiến cho rằng, “pháp nhân bồi thường thiệt hại bao nhiêu thì

người của pháp nhân phải hoàn trả lại bấy nhiêu”. Theo quan điểm cá nhân tác giả thì điều này không thực sự hợp lý, bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, BLDS năm 2015 cho phép pháp nhân sau khi bồi thường thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền

theo quy định của pháp luật83. Như vậy, sau khi pháp nhân hoàn thành nghĩa vụ bồi

thường hoàn toàn có thể yêu cầu người có lỗi phải hoàn trả tiền cho mình. Như vậy

83 Xem Điều 597 BLDS 2015

“Điều 597. Bồi thường thit hại do người ca pháp nhân gây ra

…nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

57

có nghĩa rằng, ngay tại thời điểm được hoàn trả lại một khoản tiền nhất định này thì số tiền thực tế mà pháp nhân bỏra đã đỡđi ít nhiều.

Trong tình huống này, chúng ta hoàn toàn có thể liên hệ tới khoản 1, khoản 4

Điều 585 BLDS năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như phân tích ở trên và khoản 2 Điều 595 BLDS năm 2015 trong vấn đề giảm mức bồi thường thiệt hại

do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết84. Tòa án sẽ căn cứ tùy vào mức độ lỗi mà có sự phân chia mức bồi thường thiệt hại. Như vậy, trong trường hợp này pháp nhân sẽđược giảm mức bồi thường.

Thứ hai, theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS 2015 thì pháp nhân chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khảnăng kinh tế của mình85.

Tòa án sẽ căn cứ vào tình hình thực tế và mức độ lỗi của từng chủ thể mà

đưa ra mức bồi thường thiệt hại tương ứng, hợp lý. Theo đó, phần tài sản mà pháp

nhân đã bồi thường thiệt hại có thểđược buộc người gây thiệt hại hoàn trả một phần

trong trường hợp người này thực hiện nhiệm vụ mà pháp nhân giao mà có lỗi trong việc gây thiệt hại. Mức độ tài sản mà người có lỗi gây thiệt hại phải hoàn trả pháp nhân là một khoản tiền theo quy định của pháp luật về trách nhiệm vật chất đối với công chức, người lao động gây thiệt hại cho người khác trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân giao cho86.

Hiện nay, quy định của pháp luật cho phép pháp nhân và người của pháp nhân tự do thỏa thuận về hoàn trả. Trên thực tế, có nhiều phương thức hoàn trả khác

nhau như trả trực tiếp, trừ qua tiền lương,… và mức hoàn trảcũng có sự khác nhau.

Có người hoàn trả toàn bộ, có người một nửa hay hai phần ba,… Đó là khi cả hai bên chấp nhận về mức bồi thường và phương thức bồi thường.

Tuy nhiên, có những trường hợp hai chủ thể này không thỏa thuận được về

mức bồi thường và dẫn tới tranh chấp xảy ra. Họ tiếp tục khởi kiện ở một vụ án dân

84 Xem khoản 2 Điều 595 BLDS 2015

“Điều 595. Bồi thường thit hại trong trường hợp vượt quá yêu cu ca tình thế cp thiết

“…

2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

85 Xem khoản 2 Điều 585 BLDS 2015

Điều 585. Nguyên tc bồi thường thit hi

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.”

86 Phùng Trung Tập (2017), Luật dân sự Việt Nam bình giảng và áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại

58 sựkhác. Để tránh việc không rõ ràng, mâu thuẫn trên, có ý kiến cho rằng: “mức đền bù, cách hoàn trả, (…) thực hiện theo quy định của pháp luật vềlao động”87

.

Và theo đó, Tòa án nên căn cứ vào tình hình thực tế, mức độ lỗi cũng như

khảnăng kinh tế của cả hai chủ thể mà phân chia phù hợp. Một bên là đại diện ý chí cho pháp nhân thực hiện công việc vì lợi ích của chủ thể khác. Một bên bàn giao, quản lý và phân công công việc cho nhân viên của mình; nhân viên gây thiệt hại và phải bồi thường thay họ. Xét về tình và lý thì rất khó để phân chia một cách công bằng, hợp tình, hợp lý. Nên chăng Tòa án cần dựa vào các nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 585 BLDS 2015 đểlàm căn cứ xử lý tình huống hoàn trả này.

87 Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2005, NXB. Chính trị quốc gia, tập II, tr.784.

59

Kết luận chƣơng 2

Dựa trên những kiến thức đã trình bày ở phần trên cũng như thực tiễn xét xử

thông qua những bản án được công bố, tác giả có một số ý kiến nhận xét như sau:

Thứ nhất, vấn đề áp dụng pháp luật hiện nay của các cơ quan giải quyết vụ

án dân sự chưa thực sự thống nhất và gặp nhiều bất cập khi vụán rơi vào chế định

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, cụ thể các vấn đề như: thống nhất khái niệm “người của pháp nhân” để đưa ra sự nhất quán trong việc áp dụng cũng như tránh nhầm lẫn với các chếđịnh khác; cách thức xử lý, chủ

thể bồi thường trong tình huống người của pháp nhân này được pháp nhân khác

mượn và gây thiệt hại; giảm mức hoàn trảcho người của pháp nhân.

Thứ hai, trên cơ sở phân tích bản án, bình luận các quy định pháp luật cũng như tham khảo kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, tác giả đã đưa ra ba kiến nghị nhằm hoàn thiện BLDS 2015.

60

KẾT LUẬN

Qua bài nghiên cứu trên, ta có thể thấy được chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với BLDS 2015 cũng

như đời sống xã hội. Theo đó, việc xây dựng và hoàn thiện các chếđịnh này nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm của mỗi công dân –đây

là những điều bất khả xâm phạm.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, với sự đa dạng của cuộc sống, các tình huống phát sinh từ các quan hệ

xã hội, các nhà làm luật không thể dự liệu hết tất cả các trường hợp trên thực tế. Chính vì vậy, dẫn đến một số bất cập khi áp dụng các quy định pháp luật. Thông qua việc nghiên cứu nghiêm túc và kĩ lưỡng về chếđịnh này, tác giải đúc kết một số

kết luận sau:

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã phân tích các khái niệm, đặc điểm, căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra nói riêng;

Thứ hai, bài nghiên cứu trình bày, phân tích được chủ thể có trách nhiệm bồi

thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể và các trường hợp không phải bồi

thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.

Thứ ba, qua việc phân tích, bình luận, so sánh các quy định của BLDS Việt Nam hiện hành với các chế định tương ứng với BLDS Pháp và pháp luật Anh, bài nghiên cứu đưa ra một số bình luận để hoàn thiện BLDS 2015.

Thứtư, luận văn đưa ra một số bản án trên thực tếở nhiều tình thành, cấp xét xử khác nhau cũng như bình luận các bản án, những bất cập, những quy định cần thống nhất để đưa ra hướng hoàn thiện cho chếđịnh mà tác giảđang nghiên cứu.

Thứ năm, dựa trên lý luận và thực tiễn, tác giảđưa ra một số kiến nghị sửa

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)