7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Xuất phát từ những bất cập trong thực thi công vụ của công chức và yêu
và yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã
Số lượng, tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của CCCX được quy định chi tiết tại khoản 1, Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ- CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ) và Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/1019 của Bộ Nội vụ “Hướng dẫn quy định về CBCC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố”. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn một số vướng mắc, bất cập; CCCX phải đảm nhiệm nhiều công việc thuộc nhiều chuyên ngành/lĩnh vực khác nhau. So với yêu cầu, nhìn chung, năng lực thực thi công vụ của một bộ phận CCCX không đồng đều; không ít CCCX chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một số lĩnh vực được phân công theo chức danh, không được thường xuyên bồi dưỡng bổ trợ kiến thức chuyên
môn và các kỹ năng cần thiết khác cho công tác QLNN ở cấp xã, dẫn đến một số CCCX chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Ví dụ theo các nhiệm vụ được quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV, để hoàn thành tốt công việc, công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) phải nắm được các quy định của luật chuyên ngành, như: Luật Trồng trọt, Luật Thú y, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xử lý vi phạm hành chính, ... và rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, giữa các văn bản cũng đã có không ít sự chồng chéo, mâu thuẫn, đòi hỏi CCCX phải được bồi dưỡng về nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực để có được trình độ chuyên môn cần thiết, đồng thời phải cẩn trọng trong giải quyết công việc.
Từ phân tích trên cho thấy, để CCCX có thể đảm nhiệm tốt chức trách được giao trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, đòi hỏi công tác bồi dưỡng phải được tăng cường triển khai một cách thường xuyên, linh hoạt và phù hợp.
1.3.2. Xuất phát từ các yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh công chức
Hiện nay, tiêu chuẩn CCCX được quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ- CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ “về việc hướng dẫn một số quy định về cán bộ, CCCX và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố”.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CCCX. Thực tế cho thấy, CCCX phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và cũng rất phức tạp có liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Do vậy, bồi dưỡng giúp công chức đạt tiêu chuẩn chức danh vừa để chuẩn hóa đội ngũ CCCX (nhất là đối với các địa bàn vùng khó khăn, vùng sâu – vùng dân tộc) vừa tạo điều kiện cho CCCX đủ năng lực giải quyết công việc nhanh hơn, khoa học hơn và đúng quy định.
Để đáp ứng yêu cầu trên, các nội dung CCCX cần được bồi dưỡng để đáp ứng chuẩn chức danh, bao gồm: (1) bồi dưỡng về lý luận chính trị; (2) bồi dưỡng về chuyên môn theo trình độ chuẩn cho từng vị trí việc làm và từng bước phải được bồi dưỡng chuyên sâu trên từng lĩnh vực để giải quyết công việc một cách hiệu quả; (3) bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước; (4) bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên ngành; (5) bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
1.3.3. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, hướng tới nền hành chính cơ sở tiên tiến và hiệu quả
- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 “về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020”. Trong đó Chính phủ đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.Trên cơ sở đó, trong tiến trình cải cách hành chính của nước ta, công tác bồi dưỡng đội ngũ CBCC là một trong những yêu cầu và là khâu then chốt để tiếp tục xây dựng nền hành chính vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, hoạt động thông suốt và hiệu quả.
Ngày 01 tháng 9 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, trong đó quy định mục tiêu ĐTBD công chức là việc: Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của CBCC và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.[12]
- CCCX là một bộ phận quan trọng bộ máy hành chính của các địa phương. Mọi hoạt động quản lý, điều hành ở cấp xã đều được thực hiện bởi đội ngũ này. Do đó, việc bồi dưỡng CCCX là rất cần thiết nhằm góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở cơ sở.
Trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay, bên cạnh các nội dung cải cách quan trọng, nhà nước ta còn tập trung vào xây dựng đội ngũ CBCC. Vấn đề đặt ra là không chỉ có chính sách tốt mà phải có đội ngũ tốt thì chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống và đến được với người dân ở mọi vùng miền của đất nước. Vì vậy phải xây dựng đội ngũ và tăng cường công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng CCCX.
1.3.4. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng những mong muốn, đòi hỏi của người dân và doanh nghiệp
Trong những năm qua, thực hiện cải cách hành chính, chính quyền cơ sở đã có tiến bộ rõ rệt trong giải quyết các thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ CBCC, tăng cường cơ sở vật chất, cải cách tài chính công và hiện đại hóa công sở... Tuy nhiên, so với yêu cầu của người dân và doanh nghiệp thì chính quyền cơ sở và CCCX một số địa phương còn chậm trể trong việc thực hiện công vụ, người dân phải đi lại nhiều lần để giải quyết một thủ tục hành chính.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công vụ thì bồi dưỡng phải xuất phát từ công việc, gắn liền với công việc mà CCCX đảm nhận. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài bồi dưỡng theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, thì CCCX cần được bồi dưỡng những kỹ năng hành chính chủ yếu như:
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm để giao tiếp một cách thành thạo trong các tình huống nhằm đạt được mục đích của giao tiếp và giúp người CCCX nhuần nhuyễn, tự tin trong công vụ.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản: Soạn thảo văn bản là một trong những kỹ năng rất cần được quan tâm bồi dưỡng nhằm giúp cho CCCX thành thạo trong việc xây dựng hệ thống các văn bản hành chính, đảm bảo thông tin quản lý thông suốt và phù hợp với tình hình của địa phương; đồng thời, tạo sự chủ động, tự tin, cho đội ngũ CCCX trong công tác tham mưu chỉ đạo bằng văn bản.
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: CCCX với đặc điểm là tiếp xúc và xử lý những công việc hàng ngày cho nhân dân. Thực tế đòi hỏi người công chức phải được trang bị kỹ năng này, tạo điều kiện cho CCCX nhạy bén trong việc
thu thập, cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, chính xác để góp phần nâng cao hiệu quả công tác được phân công đảm nhiệm.
- Kỹ năng tổng hợp, tham mưu và đề xuất: CCCX dù công tác ở vị trí chức
danh nào cũng đảm nhiệm vai trò tham mưu với UBND xã giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm. Để tham mưu đúng và hiệu quả, đòi hỏi công chức phải có kỹ năng tổng hợp tốt, phải xem xét tổng hợp một cách toàn diện ở các khía cạnh, từ đó, việc tham mưu và đưa ra những đề xuất mới khả thi và hiện thực.
- Kỹ năng dân vận, tuyên truyền và nắm bắt dư luận xã hội: Dư luận xã hội có thể hiểu là tập hợp các luồng ý kiến trong cộng đồng trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng hay các quá trình xã hội. Để giúp cho UBND cấp xã ban hành những văn bản quản lý, thực hiện những quyết định, những chủ trương đúng và tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội có hiệu quả, đòi hỏi CCCX phải nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận trước những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội quan trọng tại địa phương.
Mặt khác, CCCX là người gần dân, trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến dân. Do vậy, đòi hỏi CCCX phải có kỹ năng tuyên truyền, vận động, gắn bó với nhân dân, cùng nhân dân thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại địa phương.
1.4. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã ở một số địa phương và các giá trị tham khảo các giá trị tham khảo
1.4.1. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích 4.746 km2, gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng trị và 8 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đăkrông, Đảo Cồn Cỏ). Dân cư sống trên địa bàn tỉnh hiện nay có trên 620.000 người. Quảng trị có lợi thế là nơi hội tụ đặc trưng của các loại địa hình đồng bằng, miền núi, sông, biển, hải đảo. Với tiềm năng và lợi thế trên, đội ngũ CCCX cần được bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Nhiều năm qua, công tác bồi dưỡng CCCX được UBND tỉnh quan tâm đầu tư, đổi mới chương trình, nội dung, hình thức bồi dưỡng. Trong thời gian qua tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu 7 nội dung cơ bản:
Một là, cán bộ chính quyền được đi bồi dưỡng phải xác định rõ nhiệm vụ học tập của bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; bổ sung cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Hai là, các xã, phường, thị trấn có CBCC đi học phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể trên cơ sở dự báo nguồn kế cận và nhu cầu thực tiễn; đặc biệt cần lưu ý giải quyết hợp lý những rào cản, những vấn đề phát sinh trong công tác cán bộ nhằm xây dựng, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. Đồng thời phải xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí công việc, trên cơ sở đó cử CBCC tham dự các lớp bồi dưỡng phù hợp với vị trí công tác đó.
Ba là, các cơ quan tiếp nhận CBCC đi bồi dưỡng cần căn cứ vào vị trí công tác, yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng chức danh để xây dựng nội dung chương trình cho sát với thực thế đặc thù của chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó trang bị những phương pháp, kỹ năng cần thiết, theo yêu cầu công vụ nhằm hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao đối với CCCX.
Bốn là, các cơ sở bồi dưỡng CBCC của tỉnh chú trọng đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng người dạy chỉ nêu vấn đề, đặt tình huống và hướng dẫn gợi mở; người học thảo luận, đối thoại trực tiếp để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống.
Năm là, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo UBND các huyện – thị – thành phố
tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại CBCC cấp xã để làm căn cứ xây dựng quy hoạch bồi dưỡng và dự nguồn quy hoạch cán bộ.
Sáu là, UBND các cấp có cơ chế để cụ thể hóa các chế độ bồi dưỡng CCCX bao gồm: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh; bồi dưỡng theo vị trí việc làm. Hằng năm CBCC cấp xã phải tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí và chức danh công tác của mình. Sở Nội vụ, phòng Nội vụ các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ CCCX.
Quan tâm kết hợp yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cấp xã với nhu cầu thực sự của CBCC, bảo đảm CBCC khi bố trí vào vị trí công tác phải được đào tạo kiến thức chuyên môn theo chuẩn, bồi dưỡng đúng đối tượng.
Bảy là, có lộ trình, kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho công tác bồi dưỡng CCCX. Về quan điểm, tỉnh xác định CCCX là một nghề, nên đòi hỏi phải có nghiệp vụ riêng và CCCX cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nhiều mặt để đảm bảo tính chuyên nghiệp. Đồng thời, bên cạnh đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, tỉnh Quảng Trị rất chú trọng bồi dưỡng về chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CBCC với tính chất là “công bộc” của dân.
1.4.2. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Nam Định
Nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ CCCX và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, tỉnh Nam Định xác định trọng tâm là bồi dưỡng cho đội ngũ công chức xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng tiến trình cải cách hành chính.
Thứ nhất, tỉnh đã phối hợp, liên kết với các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp mở các lớp trung cấp chuyên môn cho số CCCX có trình độ văn hóa trung học phổ thông nhưng chưa có trình độ trung cấp đã được xếp vào các chức danh quy định. Kết quả, tỉnh Nam Định đã mở 3 lớp trung cấp Địa chính, 4 lớp trung cấp Văn hóa, 3 lớp trung cấp Luật, 2 lớp trung cấp Lao động - Xã hội, 3 lớp trung cấp Kế toán, 1 lớp trung cấp Văn thư - Lưu trữ, 4 lớp chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn, 2 lớp trung cấp công an và mỗi huyện, thành phố mở từ 1 đến 2 lớp trung cấp chính trị, trung cấp hành chính cho đội ngũ công chức đang giữ các chức danh chuyên trách, CCCX và là cán bộ nguồn. Theo tổng hợp của Sở Nội vụ tỉnh Nam Định, trình độ của CCCX bình quân có trên 81,54% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, có những chức danh đạt cao như địa chính - xây dựng đạt 96,42%, tài chính - kế toán đạt 94,64%, văn hóa - xã hội đạt 84,54%.
Thứ hai, về công tác bồi dưỡng kiến thức QLNN cho CBCC: Tỉnh Nam Định xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức QLNN cho CBCC nói chung cũng như CCCX nói riêng. Mặt khác, bồi dưỡng kiến thức
QLNN để công chức xã hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch, của chức danh đang đảm nhận theo quy định.
Thứ ba, trang bị kỹ năng hành chính, tỉnh đã mở 4 lớp về kỹ năng xử lý công việc, giao tiếp hành chính cho 457 chức danh văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, công chức đang phụ trách hoặc làm ở bộ phận “một cửa” ở xã, phường, thị trấn.
Kết quả công tác bồi dưỡng CCCX tỉnh Nam Định đã đạt được trong thời