Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã ở một số địa phương

các giá trị tham khảo

1.4.1. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích 4.746 km2, gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng trị và 8 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đăkrông, Đảo Cồn Cỏ). Dân cư sống trên địa bàn tỉnh hiện nay có trên 620.000 người. Quảng trị có lợi thế là nơi hội tụ đặc trưng của các loại địa hình đồng bằng, miền núi, sông, biển, hải đảo. Với tiềm năng và lợi thế trên, đội ngũ CCCX cần được bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Nhiều năm qua, công tác bồi dưỡng CCCX được UBND tỉnh quan tâm đầu tư, đổi mới chương trình, nội dung, hình thức bồi dưỡng. Trong thời gian qua tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu 7 nội dung cơ bản:

Một là, cán bộ chính quyền được đi bồi dưỡng phải xác định rõ nhiệm vụ học tập của bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; bổ sung cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Hai là, các xã, phường, thị trấn có CBCC đi học phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể trên cơ sở dự báo nguồn kế cận và nhu cầu thực tiễn; đặc biệt cần lưu ý giải quyết hợp lý những rào cản, những vấn đề phát sinh trong công tác cán bộ nhằm xây dựng, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. Đồng thời phải xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí công việc, trên cơ sở đó cử CBCC tham dự các lớp bồi dưỡng phù hợp với vị trí công tác đó.

Ba là, các cơ quan tiếp nhận CBCC đi bồi dưỡng cần căn cứ vào vị trí công tác, yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng chức danh để xây dựng nội dung chương trình cho sát với thực thế đặc thù của chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó trang bị những phương pháp, kỹ năng cần thiết, theo yêu cầu công vụ nhằm hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao đối với CCCX.

Bốn là, các cơ sở bồi dưỡng CBCC của tỉnh chú trọng đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng người dạy chỉ nêu vấn đề, đặt tình huống và hướng dẫn gợi mở; người học thảo luận, đối thoại trực tiếp để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống.

Năm là, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo UBND các huyện – thị – thành phố

tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại CBCC cấp xã để làm căn cứ xây dựng quy hoạch bồi dưỡng và dự nguồn quy hoạch cán bộ.

Sáu là, UBND các cấp có cơ chế để cụ thể hóa các chế độ bồi dưỡng CCCX bao gồm: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh; bồi dưỡng theo vị trí việc làm. Hằng năm CBCC cấp xã phải tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí và chức danh công tác của mình. Sở Nội vụ, phòng Nội vụ các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ CCCX.

Quan tâm kết hợp yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cấp xã với nhu cầu thực sự của CBCC, bảo đảm CBCC khi bố trí vào vị trí công tác phải được đào tạo kiến thức chuyên môn theo chuẩn, bồi dưỡng đúng đối tượng.

Bảy là, có lộ trình, kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho công tác bồi dưỡng CCCX. Về quan điểm, tỉnh xác định CCCX là một nghề, nên đòi hỏi phải có nghiệp vụ riêng và CCCX cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nhiều mặt để đảm bảo tính chuyên nghiệp. Đồng thời, bên cạnh đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, tỉnh Quảng Trị rất chú trọng bồi dưỡng về chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CBCC với tính chất là “công bộc” của dân.

1.4.2. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Nam Định

Nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ CCCX và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, tỉnh Nam Định xác định trọng tâm là bồi dưỡng cho đội ngũ công chức xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng tiến trình cải cách hành chính.

Thứ nhất, tỉnh đã phối hợp, liên kết với các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp mở các lớp trung cấp chuyên môn cho số CCCX có trình độ văn hóa trung học phổ thông nhưng chưa có trình độ trung cấp đã được xếp vào các chức danh quy định. Kết quả, tỉnh Nam Định đã mở 3 lớp trung cấp Địa chính, 4 lớp trung cấp Văn hóa, 3 lớp trung cấp Luật, 2 lớp trung cấp Lao động - Xã hội, 3 lớp trung cấp Kế toán, 1 lớp trung cấp Văn thư - Lưu trữ, 4 lớp chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn, 2 lớp trung cấp công an và mỗi huyện, thành phố mở từ 1 đến 2 lớp trung cấp chính trị, trung cấp hành chính cho đội ngũ công chức đang giữ các chức danh chuyên trách, CCCX và là cán bộ nguồn. Theo tổng hợp của Sở Nội vụ tỉnh Nam Định, trình độ của CCCX bình quân có trên 81,54% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, có những chức danh đạt cao như địa chính - xây dựng đạt 96,42%, tài chính - kế toán đạt 94,64%, văn hóa - xã hội đạt 84,54%.

Thứ hai, về công tác bồi dưỡng kiến thức QLNN cho CBCC: Tỉnh Nam Định xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức QLNN cho CBCC nói chung cũng như CCCX nói riêng. Mặt khác, bồi dưỡng kiến thức

QLNN để công chức xã hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch, của chức danh đang đảm nhận theo quy định.

Thứ ba, trang bị kỹ năng hành chính, tỉnh đã mở 4 lớp về kỹ năng xử lý công việc, giao tiếp hành chính cho 457 chức danh văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, công chức đang phụ trách hoặc làm ở bộ phận “một cửa” ở xã, phường, thị trấn.

Kết quả công tác bồi dưỡng CCCX tỉnh Nam Định đã đạt được trong thời gian qua cho thấy công tác bồi dưỡng phải bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch. Tỉnh đã quan tâm thực hiện chế độ kinh phí bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng CBCC; hỗ trợ kinh phí cho công chức bồi dưỡng trung cấp chuyên môn, cấp toàn bộ học phí và kinh phí tổ chức lớp, hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho một số lớp bồi dưỡng. Có sự phối hợp chỉ đạo, lãnh đạo của UBND các huyện, thành phố, lãnh đạo các sở, ngành cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng ở đơn vị mình; sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở bồi dưỡng như Trường Chính trị, Trung tâm Bồi dưỡng tại chức tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện, thành phố của tỉnh trong việc bố trí giáo viên, cơ sở giảng dạy.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn bồi dưỡng công chức cấp xã ở các địa phương có thể vận dụng cho huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Một là, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch bồi dưỡng của tỉnh, có tính đến nhiệm vụ cấp bách và nhu cầu bồi dưỡng của CBCC trong thực thi công vụ như tập trung bồi dưỡng kỹ năng hành chính, kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng giao tiếp hành chính, kiến thức hội nhập quốc tế.

Hai là, xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình đội ngũ CCCX của địa phương. Với bài học này, sau nhiều năm thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CCCX, từ đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ, thực trạng đội ngũ cán bộ, tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh công tác bồi dưỡng trong đó đề cập đến việc xây dựng nội dung chương trình cho sát với thực tế đặc thù chính quyền cơ sở của mình. Tỉnh Nam Định đã thực hiện biên soạn tài liệu QLNN về tôn giáo phù

hợp với địa phương có nhiều cơ sở thờ tự tôn giáo và tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức QLNN về tôn giáo cho cán bộ, CCCX theo tài liệu biên soạn.

Ba là, thực hiện đầy đủ các chế độ kinh phí bồi dưỡng đối với người học theo các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước. Kinh nghiệm ở tỉnh Nam Định cho thấy tỉnh đã quan tâm thực hiện chế độ kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ kinh phí cho công chức được đào tạo trung cấp chuyên môn, cấp toàn bộ học phí và kinh phí tổ chức lớp, hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho một số khóa học nhằm giúp công chức, nhất là CCCX ở các địa bàn khó khăn an tâm tham dự các lớp bồi dưỡng.

Bốn là, có sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ từ UBND tỉnh đến UBND các huyện, thành phố và lãnh đạo các sở, ngành chức năng trong việc tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng ở địa phương, đơn vị mình. Các cơ sở đào tạo như Trường Chính trị Tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh cũng đã làm tốt việc bố trí giáo viên, đảm bảo điều kiện giảng dạy.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CCCX (khái niệm, tiêu chuẩn của CCCX; nhiệm vụ của từng chức danh CCCX) và những vấn đề lý luận về bồi dưỡng CCCX, bao gồm mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc bồi dưỡng CCCX; các nội dung công tác chủ yếu về bồi dưỡng CCCX như: Xác định nhu cầu bồi dưỡng; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; Xác định nội dung bồi dưỡng; Xác định hình thức bồi dưỡng; Xác định nguồn kinh phí bồi dưỡng và Đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng. Đồng thời luận văn cũng đã phân tích sự cần thiết khách quan phải bồi dưỡng CCCX, bao gồm: Xuất phát từ các yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh; Xuất phát từ xây dựng nền hành chính cơ sở tiên tiến, hiện đại; Xuất phát từ nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước; Xuất phát từ mong muốn, đòi hỏi của người dân, doanh nghiệp. Từ đó, làm nền tảng lý luận khẳng định rằng công tác bồi dưỡng CCCX cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng phát triển.

Thông qua việc nghiên cứu - tìm hiểu thực tiễn một số địa phương đã đạt được những kết quả, chuyển biến khá rõ nét trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CCCX nói riêng, luận văn cũng đã bước đầu đúc rút một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho huyện Hoài Ân trong công tác bồi dưỡng CCCX.

Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu thực tiễn công tác bồi dưỡng CCCX huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong Chương 2 và đề ra giải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng CCCX của huyện Hoài ân trong Chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Hoài Ân, tỉnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và dân cư

Hoài Ân là huyện trung du, miền núi của tỉnh Bình Định, phía Bắc giáp thị xã Hoài Nhơn, phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía Đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía Tây giáp huyện An Lão.

Huyện Hoài Ân có 15 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn Tăng Bạt Hổ và 14 xã: Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Hữu, Ân Nghĩa, Ân Đức, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, BokTới, Ân Sơn và ĐakMang.

Hoài Ân không có quốc lộ chạy qua. Phía bắc có tỉnh lộ 629 nối với quốc lộ 1A tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn; phía nam có tỉnh lộ 630 nối với quốc lộ 1A tại cầu Dợi, Hoài Đức, Hoài Nhơn, chạy qua thị trấn Tăng Bạt Hổ, xã Ân Đức, xã Ân Tường Tây, xã Ân Nghĩa, lên huyện Kbang, Gia Lai nối với tỉnh lộ 637 và nối với quốc lộ 19 tại vườn Xoài, Tây Thuận, Tây Sơn. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 631 nối với quốc lộ 1A tại đèo Nhông, Mỹ Trinh, Phù Mỹ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có đường bộ cao tốc bắc nam chạy qua địa phận thị trấn Tăng Bạt Hổ và một số xã của huyện Hoài Ân; Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định đi qua đang được xây dựng.

Về dân cư, dân số toàn huyện hiện nay là 85.700 người, trong đó có 4,4 % là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là các dân tộc Bana và H're). Trải qua quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, các dân tộc sinh sống trên vùng đất Hoài Ân luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên nét văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Về kinh tế:

Trong giai đoạn từ 2016-2020, kinh tế Hoài Ân tiếp tục tăng trưởng khá, mức tăng trưởng giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2016- 2020 đạt 11,2%. Trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,4%; công nghiệp, xây dựng tăng 15,3% và thương mại, dịch vụ tăng 15,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Đến năm 2020: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 44,3%; công nghiệp, xây dựng chiếm 20,5% và thương mại, dịch vụ chiếm 35,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,2 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2015. Tỷ lệ tăng thu ngân sách địa phương bình quân hàng năm 20,9%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển toàn diện; các tiến bộ khoa học, kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và ngày càng phát huy hiệu quả; tiềm năng và lợi thế của địa phương tiếp tục được khai thác, sử dụng hợp lý, đưa giá trị sản xuất và lợi nhuận từ các loại cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng cao.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực; giá trị sản xuất năm 2020 trên 254,2 tỷ đồng, tăng 65,4% so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,3%.

Các loại hình thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Giá trị sản xuất của ngành năm 2020 trên 2.120 tỷ đồng, tăng 107,8% so với năm 2015; giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động [1].

Hoài Ân cũng là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch như Thác Đổ (Tân Xuân - Ân Hảo), thác Đá Dàn (Bình Hòa - Ân Hảo), thác Trà Lan (Trà Cơi); hồ Thạch Khê (Ân Tường Đông), hồ Vạn Hội (thôn Vạn Hội, Ân Tín) là một trong những hồ chứa nước cho nông nghiệp lớn nhất huyện;...

Về văn hóa, xã hội:

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên toàn ngành được nâng cao. Công tác phổ cập giáo dục hàng năm được duy trì và củng cố. Hiện nay 15/15 xã - thị trấn đạt chuẩn phổ Mẫu giáo 5 tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3; 8/15 xã - thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3; 7/15 xã - thị trấn đạt chuẩn

phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2. Học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình đạt 99,3%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 99,4% và Trung học phổ thông đạt trên 99%.

Trong lĩnh vực Y tế: Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế được quan tâm đầu tư. Các chương trình y tế Quốc gia, y tế cộng đồng, phòng chống dịch, bệnh được triển khai kịp thời, có hiệu quả. Đến nay, 15/15 xã - thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế, bình quân có 4,1 bác sĩ/1 vạn dân (chỉ tiêu 4,5 bác sĩ/1 vạn dân).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)