7. Kết cấu của luận văn
2.4. Thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hoà
Ân, tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 - 2020
2.4.1. Về xác định nhu cầu bồi dưỡng
Xác định nhu cầu bồi dưỡng là việc hết sức quan trọng trong quy trình bồi dưỡng. Xác định nhu cầu bồi dưỡng dựa trên kết quả phân tích về tổ chức, công việc, cách thức hoạt động và nhân sự… để có thông tin cho việc thực hiện bồi dưỡng.
Thực tế cho thấy việc bồi dưỡng CCCX tại một số địa phương đôi khi là do ý kiến của lãnh đạo hoặc chủ yếu là để hợp thức hóa bằng cấp của công chức chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng dựa trên thực tế năng lực của CCCX và mục tiêu phát triển đội ngũ CBCC lâu dài cho địa phương.
Trong giai đoạn 2017 - 2020, hằng năm UBND huyện Hoài Ân đều triển khai việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng CBCC. Cụ thể như việc thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng CBCCVC hằng năm của UBND tỉnh Bình Định, UBND huyện Hoài Ân đã thể chế hóa thông qua việc ban hành công văn số 189/UBND-NV ngày 16/5/2017 về việc cử CBCCVC tham gia các lớp bồi dưỡng năm 2017; Công văn số 184/UBND-NV ngày 18/5/2018 về việc cử CBCCVC đi đào tạo,
bồi dưỡng năm 2018; Công văn số 167/UBND-NV ngày 24/7/2019 về việc cử CBCCVC đi đào tạo, bồi dưỡng năm 2019; Công văn số 179/UBND-NV ngày 10/7/2020 về việc cử CBCCVC đi đào tạo, bồi dưỡng năm 2020. Việc thực hiện công tác khảo sát nhu cầu này được thực hiện theo phương thức từ trên xuống. Nói cách khác, UBND huyện Hoài Ân chủ yếu triển khai theo kế hoạch bồi dưỡng của UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
Tuy nhiên, trong các năm 2017 - 2018, UBND huyện Hoài Ân đã chủ động khảo sát nhu cầu để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. UBND huyện Hoài Ân đã phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia (thông qua Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế) tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên. Thông qua việc khảo sát nhu cầu CBCCVC, số CCCX đã đăng ký tham gia bồi dưỡng cũng khá lớn.
Thực tiễn tại huyện Hoài Ân cho thấy, việc khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng CBCCVC nói chung, CCCX nói riêng được chú trọng thực hiện “từ dưới lên” vào khoảng thời gian cuối mỗi năm để xác định nhu cầu cho năm sau; căn cứ nhu cầu thực sự của CCCX để triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CCCX theo chuẩn chức danh và đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ.
Qua nghiên cứu thực tế tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định thông qua tổng hợp các số liệu của cơ quan QLNN về đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương và khảo sát, tác giả nhận thấy:
- Nhu cầu về bồi dưỡng chuyên môn: Theo số liệu về chất lượng của CCCX huyện Hoài Ân, nhìn chung, trình độ theo chuyên môn của công chức chưa cao. Trong đó, số CCCX có trình độ cao đẳng: 5/136 người (chiếm 3,7%); trình độ trung cấp: 56/136 người (chiếm 41,2%); Chưa qua đào tạo: 02/136 người (chiếm 1,4%). Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng cao thì nhu cầu về bồi dưỡng chuyên môn cho CCCX là khá cấp thiết.
- Nhu cầu về bồi dưỡng lý luận chính trị và QLNN là một nhu cầu quan trọng để nâng cao lập trường tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực công tác của đội ngũ CCCX.
nhu cầu phát triển của một nền hành chính hiện đại, đội ngũ CCCX ngoài việc cần trang bị kiến thức và kĩ năng chuyên môn còn cần có trình độ tin học, ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc). Tuy khá nhiều CCCX huyện Hoài Ân có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trình độ A, B, C, song nó chỉ mang nặng tính bằng cấp, kỹ năng thực tế còn rất hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế hiện nay.
Để có cơ sở thực tiễn về nhu cầu bồi dưỡng của CCCX, tác giả đã khảo sát trên 90 CCCX tại 15 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Ân và có kết quả như sau:
Bảng 2.3. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
TT Nội dung bồi dưỡng
Tổng số công chức khảo sát Số công chức có nhu cầu Tỷ lệ (%) 1 Lý luận chính trị - hành chính 90 34 37.8 2 Kiến thức quốc phòng và an ninh 90 44 48.9
3 Kiến thức, kỹ năng QLNN 90 67 74.4
4 Kiến thức hội nhập quốc tế 90 36 40.0
5 Đạo đức công vụ, đạo đức
nghề nghiệp 90 68 75.6
6 Tin học 90 60 66.7
7 Ngoại ngữ 90 78 86.7
8 Kỹ năng giao tiếp ứng xử 90 70 77.8
9 Kỹ năng soạn thảo văn bản 90 55 61.1
10 Kỹ năng tiếp nhận và xử lý
thông tin 90 58 64.4
11 Kỹ năng tham mưu 90 66 73.3
12 Kỹ năng năng điều tra và nắm
bắt dư luận 90 69 76.7
13 Kỹ năng dân vận và tuyên truyền 90 45 50.0
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)
nghiệp vụ cũng như nhu cầu bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng để phục vụ công việc của CCCX huyện Hoài Ân là không nhỏ. Điều này đòi hỏi chính quyền huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu được bồi dưỡng của CCCX, từng bước xây dựng đội ngũ CCCX đảm bảo tiêu chuẩn chức danh và đáp ứng được yêu cầu công việc mà công chức đảm nhận.
2.4.2. Về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CCCX ở huyện Hoài Ân được thực hiện kết hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của huyện. Trên cơ sở kế hoạch chung của tỉnh, UBND huyện Hoài Ân đã cử CBCCVC tham gia các chương trình bồi dưỡng tại tỉnh theo đúng kế hoạch và yêu cầu. Đồng thời, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cũng thông qua nhiều văn bản, kế hoạch nhằm chỉ đạo, thực hiện bồi dưỡng CBCCVC nói chung, CCCX nói riêng. Cụ thể như: - Kế hoạch số 26 - KH/HU ngày ngày 06/6/2017 của Huyện ủy Hoài Ân về thực hiện Chương trình hành động số 10 ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2020;
- Kế hoạch số 29-KH/HU ngày 07/7/2017 của Huyện ủy Hoài Ân về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo;
- Kế hoạch số 31-KH/HU ngày 07/7/2017 của Huyện ủy Hoài Ân về đào tạo cán bộ 3 xã Đak Mang, Bok Tới, Ân Sơn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo;
- Kế hoạch số 25-KH/HU ngày 06/6/2017 của Huyện ủy thực hiện Chương trình hành động số 05 ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy về CCHC, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020.
- Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 25/12/2018 của UBND huyện Hoài Ân về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước năm 2019;
- Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 25/12/2019 của UBND huyện Hoài Ân về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước năm 2020;
Trong các kế hoạch bồi dưỡng CBCCVC (trong đó có CCCX), UBND huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định xác định một số mục tiêu:
- Thông qua công tác bồi dưỡng góp phần nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ CBCCVC bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.
- Bồi dưỡng đội ngũ CBCC có chuyên môn vững về QLNN trên các lĩnh vực; đủ khả năng tham mưu, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của các địa phương cũng như của huyện.
- Tiếp tục chuẩn hóa về chuyên môn, nâng dần trình độ lý luận chính trị từ Sơ cấp trở lên cho đội ngũ CBCCVC nói chung và cán bộ, CCCX nói riêng.
- Thực hiện bồi dưỡng theo ngạch, chuẩn chức danh và theo vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn 2017 - 2020, huyện Hoài Ân đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kĩ năng QLNN, quản lý chuyên ngành; văn hóa công sở và kĩ năng giao tiếp… cho đội ngũ CCCX. Thông qua đó, chất lượng đội ngũ CCCX huyện Hoài Ân từng bước được nâng cao.
2.4.3. Về xây dựng, lựa chọn chương trình, nội dung bồi dưỡng
Với chức năng là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện xây dựng, lựa chọn chương trình, nội dung bồi dưỡng, Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân đã phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy trình cấp có thẩm quyền quyết định các chương trình, nội dung bồi dưỡng như:
- Chương trình bồi dưỡng để đạt các tiêu chuẩn gắn với nhiệm vụ của 7 chức danh CCCX. Chương trình bồi dưỡng cho 7 chức danh công chức trong giai đoạn 2017 - 2020 cơ bản phù hợp. Trong giai đoạn này, huyện Hoài Ân đã cử nhiều CBCC và người hoạt động không chuyên trách tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng hành chính, Quản lý văn hóa, Tư pháp, Quản lý đất đai, Tài chính - Kế toán, Kiến thức Quốc phòng...
- Chương trình bồi dưỡng theo ngạch công chức và bồi dưỡng theo vị trí việc làm được triển khai cơ bản phù hợp với nhu cầu của công chức, sau khi được bồi dưỡng họ tự tin và thành thạo hơn trong thực thi công vụ. UBND
huyện Hoài Ân chủ động đề xuất các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tập trung bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng theo ngạch và theo vị trí việc làm, gắn với công việc hàng ngày của CCCX. Tuy nhiên, qua khảo sát của tác giả thì CCCX cần được bồi dưỡng nhiều hơn về một số kỹ năng nghiệp vụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng máy vi tính, kỹ năng xây dựng văn bản (lập kế hoạch, xây dựng đề án, viết báo cáo), kỹ năng xử lý tình huống, kiến thức cải cách hành chính...
- Các chương trình bồi dưỡng theo chuẩn ngạch công chức và bồi dưỡng chuyên sâu: Trong 3 năm, từ 2016 - 2019, UBND huyện đã cử 12 CBCC (trong đó có 2 CCCX) tham gia lớp bồi dưỡng QLNN ngạch chuvên viên chính, 163 CBCC (trong đó có 35 CCCX) tham gia lớp bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên; phối hợp với Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế mở 03 lớp bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên tại huyện [50].
Ngoài ra, UBND huyện Hoài Ân đã phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức 1 lớp tập huấn về công tác văn thư - lưu trữ cho 72 CBCC (trong đó có 15 CCCX); mở 1 lớp tập huấn về công tác tôn giáo cho 71 CBCC các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn (trong đó có 30 cán bộ, CCCX). UBND huyện Hoài Ân đã phối hợp Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ tập huấn công tác CCHC cho 100 CBCC huyện, xã, thị trấn. Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông mở 2 đợt tập huấn phần mềm một cửa điện tử và chứng thư số, chữ ký số cho 137 CBCC huyện, 169 CBCC các xã, thị trấn. Phối hợp Ban Tổ chức Huyện ủy và các ngành mở 1 lớp đào tạo chuẩn hóa về trình độ giáo dục phổ thông cho 32 CBCC 3 xã vùng cao và 1 lớp Trung cấp Trồng trọt, bảo vệ thực vật. Năm 2017, huyện cũng đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 400 cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc Chương trình 135 tại 4 xã: Đak Mang, Bok Tới, Ân Sơn, Ân Nghĩa [49].
Thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm của UBND tỉnh Bình Định, UBND huyện Hoài Ân đã cử hàng trăm lượt CBCCVC huyện, xã, thị trấn tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ (theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ) do tỉnh tổ chức như: bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng về công tác văn phòng - thống kê, quản lý nông nghiệp, nông thôn mới; kiến thức quản lý lao
động - xã hội, kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính, kỹ năng giao tiếp hành chính và văn hóa công sở, kỹ năng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân; bồi dưỡng cập nhật kiến thức về phổ biến pháp luật; bồi dưỡng kế toán ngân sách xã... (xem Bảng 2.4)
Bảng 2.4. Thống kê số lượt CCCX huyện Hoài Ân được cử đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ giai đoạn 2017 - 2020.
Đơn vị tính: Lượt
TT Chức danh công chức Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng cộng 1 Trưởng công an 10 4 14
2 Chỉ huy trưởng Quân sự 12 5 8 25
3 Tư pháp - Hộ tịch 4 8 13 15 40
4 Tài chính - Kế toán 2 7 12 14 35
5 Văn phòng - Thống kê 2 5 12 15 34
6 Địa chính - Xây dựng 3 6 13 14 36
7 Văn hóa - Xã hội 3 9 15 15 42
Cộng: 14 57 74 81 226
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, năm 2020)
2.4.4. Về hình thức, phương pháp bồi dưỡng
Việc xác định hình thức bồi dưỡng đối với CCCX có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng và nhất là quyết định đến khả năng thực tế để cử công chức đi tham gia bồi dưỡng trong điều kiện số lượng công chức và nhu cầu giải quyết công việc hàng ngày ở cấp xã. Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, tùy theo phân hạng xã, mỗi xã được bố trí 5 chức danh công chức với số lượng từ 08-10 người. Nhiều vị trí công chức, nhất là ở xã loại 2, loại 3 chỉ có 1 người đảm nhận, nhiều vị trí CCCX còn kiêm nhiệm thêm các chức danh khác. Vì vậy, việc cử công chức đi tham gia bồi dưỡng phải có sự tính toán phù hợp, không ảnh hưởng đến công việc chung của xã.
các hình thức bồi dưỡng tại chỗ, ngắn hạn là các hình thức chủ yếu trong công tác bồi dưỡng CCCX của huyện. Trong điều kiện số lượng bố trí cho từng chức danh CCCX quá ít cho nên hầu hết CCCX đều chọn hình thức bồi dưỡng tại chỗ, ngắn hạn, cho phù hợp với thời gian làm việc, tránh không để ảnh hưởng đến công việc đang đảm nhận.
Nhìn chung, phương pháp tổ chức bồi dưỡng CCCX của huyện Hoài Ân đã có sự đổi mới, cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Các lớp đào đạo cao đẳng, đại học; bồi dưỡng theo ngạch đã cơ bản có những đổi mới phương pháp truyền đạt. Học viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi tham gia các lớp này. Hơn 80% công chức được khảo sát đồng ý việc kết hợp lý thuyết và thực hành trong giảng dạy nhằm giúp người học thêm hứng thú khi tham gia các khóa học.Tuy nhiên, xét về phương pháp giảng dạy – truyền thụ, vẫn còn một số lớp học (chủ yếu là trong đào tạo trung cấp chuyên môn nghiệp vụ để đạt chuẩn và trung cấp, sơ cấp lý luận chính trị...) vẫn sử dụng phương pháp thuyết giảng, đọc – chép là chủ yếu.
2.4.5. Về nguồn kinh phí bồi dưỡng
Nguồn kinh phí bồi dưỡng CCCX của huyện Hoài Ân chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của huyện (bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm, được cấp có thẩm quyền phê duyệt), các khoản đóng góp của các tổ chức cử CBCC đi học và của bản thân người học. Trên cơ sở các nguồn kinh phí đã được phân bổ, Phòng