Đối với huyện Hoài Ân và tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Đối với huyện Hoài Ân và tỉnh Bình Định

- Dự báo đúng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đánh giá đúng tình hình về công tác cán bộ để xây dựng và sớm công khai kế hoạch bồi dưỡng CCCX từng năm và từng giai đoạn đến các đơn vị cơ sở và các CCCX.

- Chỉ đạo các đơn vị, các phòng chức năng liên quan nâng cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm, phối hợp đồng bộ trong công tác bồi dưỡng CCCX; tiến hành khảo sát, lựa chọn các trường, các trung tâm bồi dưỡng CBCC đảm bảo về uy tín, có điều kiện tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo trình phù hợp để liên kết mở các lớp bồi dưỡng tại tỉnh Bình Định và huyện Hoài Ân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch bồi dưỡng CCCX theo kế hoạch, đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Quy định rõ yêu cầu và trách nhiệm đối với người đi bồi dưỡng, không đi bồi dưỡng. Đưa tiêu chí hoàn thành chương trình, nhiệm vụ ĐTBD vào việc xét thi đua, khen thưởng và nhận xét, đánh giá, phân loại đơn vị, CCCX hàng năm.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh và các huyện. Chỉ đạo thực hiện tốt việc lựa chọn những CBCC các sở, ngành có chuyên môn công tác phù hợp với chuyên môn của các chức danh CCCX, có kinh

nghiệm và phương pháp truyền đạt để cử đi tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Bộ Nội vụ tổ chức nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của địa phương.

- Ban hành quy định về hỗ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho CBCCVC và bố trí đủ nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng CCCX. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ và chu đáo việc hỗ trợ từ nguồn kinh phí đào tạo cho CCCX khi tham gia các khóa bồi dưỡng theo quyết định của cấp thẩm quyền.

3.3.3. Đối với các cơ sở bồi dưỡng

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu bồi dưỡng CCCX. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên (kể cả giảng viên kiêm chức) về chuyên môn, khả năng sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực công tác chủ yếu, gắn với vị trí việc làm của CCCX. - Kiện toàn tổ chức, bổ sung lực lượng giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bồi dưỡng CCCX. Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút những CBCC đã được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm thực tiễn ở các đơn vị khác tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng cán bộ CCCX theo từng giai đoạn phát triển; chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ CCCX những kiến thức về QLNN, tiếng dân tộc (đối với CCCX vùng có đông đồng bào DTTS), kiến thức và thực hành tin học, kỹ năng công tác phù hợp với công việc được giao của CCCX.

- Tiếp tục đổi mới và áp dụng các phương pháp truyền đạt kiến thức phù hợp với đặc thù đối tượng CCCX. Chú trọng hướng dẫn học viên làm việc theo nhóm, nghiên cứu tình huống, thảo luận, đóng vai...; hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc” để CCCX thành thạo hơn sau khóa học.

- Chú ý làm tốt công tác đánh giá, thực hiện đồng bộ các khâu: Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng, chất lượng giảng viên và học viên; đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng CCCX... để có cơ sở cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng CCCX phù hợp với thực tiễn.

- Cần nghiên cứu biên soạn và đổi mới tài liệu phù hợp với tình hình thực tiễn của từng vùng, có kết cấu phù hợp.

Duy trì và tăng cường tập huấn để đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức ở địa phương (tỉnh, huyện) nắm vững nội dung bộ tài liệu, đồng thời được cập nhập kiến thức nhằm thực hiện tốt việc bồi dưỡng CCCX.

- Xây dựng phần mềm quản lý về đào tạo, bồi dưỡng CBCC (hoặc chỉ đạo, khuyến khích cấp tỉnh xây dựng thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh) để nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng CCCX.

- Phân bổ đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí hàng năm cho các tỉnh để đáp ứng tốt các nhu cầu thiết yếu của công tác bồi dưỡng CCCX theo yêu cầu mới.

Tiểu kết Chương 3

Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về bồi dưỡng CBCCVC nói chung và CCCX nói riêng; căn cứ vào thực trạng đội ngũ CCCX và tình hình kinh tế xã hội của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, trong Chương 3, tác giả đã xác định phương hướng và mạnh dạn đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp hoàn thiện bồi dưỡng CCCX huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hiện nay và những năm sắp tới; bao gồm:

- Nhóm giải pháp đối với các chủ thể quản lý bồi dưỡng CCCX huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định;

- Nhóm giải pháp đối với các cơ sở tham gia bồi dưỡng CCCX; - Nhóm giải pháp đối với CCCX tham gia bồi dưỡng;

Hệ thống giải pháp được đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, trong quá trình thực hiện cần tiến hành đồng bộ. Thực hiện tốt hệ thống giải pháp về hoàn thiện bồi dưỡng CCCX được nêu ở luận văn này sẽ góp phần xây dựng đội ngũ CCCX của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đạt tiêu chuẩn, điều kiện, có đủ kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp làm việc phù hợp để thực thi nhiệm vụ công vụ; xây dựng đội ngũ CCCX chuyên nghiệp, có đủ năng lực, phẩm chất… góp phần thiết thực cho công cuộc CCHC và xây dựng nền hành chính cơ sở tiên tiến, hiện đại.

KẾT LUẬN

Chính quyền cấp xã nói chung và CCCX nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước tại cơ sở; quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách đó.

Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết các công việc của đội ngũ CCCX là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở; là yếu tố tạo nên niềm tin của nhân dân và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN của chính quyền cấp xã. Do vậy, việc tăng cường đầu tư, chỉ đạo – thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng CCCX là một nhu cầu tất yếu, khách quan.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính và chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, công tác xây dựng đội ngũ CBCC trong đó có CCCX huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã thu được nhiều thành công. Đóng góp của đội ngũ CCCX vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương rất lớn. CCCX tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận người dân, tác động trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; cơ sở hạ tầng và các mặt cơ bản của đời sống kinh tế - xã hội cũng như đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và từng bước nâng cao.

Hoạt động bồi dưỡng CCCX ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định những năm qua đã được triển khai theo đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận trên quan điểm phù hợp với thực trạng đội ngũ CCCX hiện nay, đó là rèn luyện cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực thực thi công vụ của CCCX, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, xây dựng nền hành chính cơ sở tiên tiến hiện đại.

tỉnh Bình Định vẫn còn không ít hạn chế - tồn tại. Hiện nay, nhu cầu bồi dưỡng của CCCX ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định vẫn còn rất lớn, nhất là bồi dưỡng kiến thức để đảm nhận chức danh công việc, bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp làm việc. Tuy nhiên, so với yêu cầu, chương trình và nội dung bồi dưỡng chưa được thiết kế theo nhiệm vụ từng chức danh, vị trí việc làm của CCCX. Kinh phí bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu. Các cơ sở bồi dưỡng CCCX đã có đổi mới nhưng chưa mạnh. Người dân vẫn cò trông đợi rất nhiều vào sự phát triển và nâng tầm đội ngũ CCCX huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Tiếp cận trên góc độ phân tích thực trạng về bồi dưỡng CCCX những năm qua, từ việc nhận thức những nguyên nhân khách quan và đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế - tồn tại, luận văn đã nêu các nhóm giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác bồi dưỡng CCCX ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định; đồng thời, đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng thêm tính khả thi của các giải pháp.

Thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nhóm giải pháp đã được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng CCCX ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định; góp phần xây dựng nền hành chính tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN cấp xã ở huyện nhà trong những năm tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Ân, Báo cáo số 235-BC/HU ngày 28 tháng 6 năm 2020 về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2002), Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày 18/3/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”.

3. Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 ban hành Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012-2015.

5. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2010), Thông tư 139/2010/TT-BNV ngày 31/9/2010 về quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

6. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2018), Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.

7. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2019), Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

8. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

9. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.

Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

11. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

12. Chính phủ (2017), Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009.

14. Chính phủ (2011) Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn

15. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước

16. Chính phủ (2019), Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, CCCX và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

17. Ngô Thành Can (2008), “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 5/2008, Hà Nội.

18. Ngô Thành Can (2013), “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”, Viện Khoa học tổ chức

nhà nước, Hà Nội. (truy cập link: http://isos.gov.vn/danh-muc/cai-cach-quy- trinh-dao-tao-boi-duong-can-bo-cong-chuc-nham-nang-cao-nang-luc-thuc-thi- cong-vu-41702.html)

19. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

trong khu vực công (sách chuyên khảo), Nxb Lao động, Hà Nội.

20. Lưu Kiếm Thanh, Ngô Thành Can (2017), Đổi mới hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh - "học để làm cán bộ",

Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Số 260/2017, Hà Nội 21. Ngô Thành Can (2020), Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, Nxb Tư pháp. Hà Nội.

22. Huyện ủy Hoài Ân, Kế hoạch số 26 - KH/HU ngày ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Huyện ủy Hoài Ân về thực hiện Chương trình hành động số 10 ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2020.

23. Huyện ủy Hoài Ân, Kế hoạch số 29-KH/HU ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Huyện ủy Hoài Ân về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

24. Huyện ủy Hoài Ân, Kế hoạch số 31-KH/HU ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Huyện ủy Hoài Ân về đào tạo cán bộ 3 xã Đak Mang, Bok Tới, Ân Sơn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

25. Huyện ủy Hoài Ân, Kế hoạch số 25-KH/HU ngày 06 thangs 6 năm 2017 của Huyện ủy thực hiện Chương trình hành động số 05 ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Tỉnh ủy về CCHC, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020.

26. Nguyễn Thị Hồng Hải - chủ biên (2013), Hỏi đáp về quản lý cán bộ công chức cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Lý luận quản lý Hành chính nhà nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. Học viện Hành chính Quốc gia (2019), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên, Nxb Bách khoa, Hà Nội.

29. HĐND tỉnh Bình Định, Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số mức chi cho công tác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)