Nhóm yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 44)

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã bao gồm:

- Ý thức học hỏi, kinh nghiệm công tác: trên thực tế đã có không ít công chức Văn phòng - Thống kê có kiến thức chuyên môn được đào tạo cơ bản song năng lực hạn chế vì thiếu kinh nghiệm thực đa phần là công chức trẻ tuổi, mới ra trường. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều công chức tuy không có bằng cấp, chứng chỉ nhưng họ có ý thức học tập, kinh nghiệm trong thực tiễn nên vẫn có năng lực tốt tập trung chủ yếu ở công chức Văn phòng -

Thống kê lớn tuổi trong cơ quan. Chính vì vậy, việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm của công chức nói chung, công chức Văn phòng – Thống kê nói riêng có vai trò quan trọng trong quá trình thực thi công vụ ở cơ quan đơn vị.

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác: trách nhiệm công vụ là một

khái niệm mang tính chất chính trị, đó là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Trách nhiệm trong hoạt động công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt động công vụ. Kết quả công vụ và trách nhiệm công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức. Hai nhân tố này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau.

- Ý thức tổ chức ky luật của công chức: được thể qua việc công chức thực hiện tốt các nội dung công việc như chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan; không được sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng; không đi muộn về sớm; không chơi game trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc… phải có mặt đúng giờ tại cơ quan, đơn vị.[13]

1.4. Sự cần thiết nâng cao năng lực của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã

Công chức Văn phòng thống kê cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã. Năng lực thực thi công vụ của công chức quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, chất lượng của nền hành chỉnh nhà nước ở cở sở. Để nền kinh tế của xã ngày càng phát triền, các vấn đề xã hội được giải quyết hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo,... phụ thuộc nhiều vào nâng cao năng lực của công chức. Vì vậy, việc nâng cao năng lực của công chức Văn phòng - thống kê cấp xã hiện nay ở nước ta nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng là một xu thế tất yếu và là yêu cầu cấp bách vì các lý do sau:

Một là, để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng giao trong thời kỳ mới, ngoài việc xây dựng công chức vững vàng về chính trị, có phâm chất, năng lực, tận tụy với công việc, còn đòi hỏi phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức. Đây được coi là một sự cần thiết khách quan, bởi lẽ, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp.

Hai là, yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, khó khăn, phức tạp đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trên các lĩnh vực Như quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với cũng cố quốc phòng, giữ

30

vững an ninh quốc gia, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. So với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhất là sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức trong nền kinh tế thị trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Mặt trái của kinh tế thị trường đã kích thích lối sống thực dụng, hưởng thụ, tiêu dùng vật chất và chủ nghĩa cá nhân; tại Nghị quyết TW4, khóa IX cũng đã nhận định: “sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, đảng viên với những biểu hiện Như quan liêu, tham nhũng, thoái hóa, biến chất”[13].

Do vậy, nâng cao năng lực công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là yêu cầu cấp bách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì nhân dân và sự nghiệp CCHC:

Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn 2011 – 2020 đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI xác định. Đó là một Nhà nước có đủ năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững thành quả cách mạng; là nhà nước có đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Những yêu cầu đó đặt ra trách nhiệm nặng nề đòi hỏi nhà nước và mỗi địa phương phải có những giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực công chức nói chung và năng lực công chức Văn phòng thống kê cấp xã nói riêng.

31

Cải cách nền HCNN là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức không chỉ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi bức xúc nội tại của nguồn nhân lực quốc gia, mà còn là nhân tố có tính quyết định trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách nền HCNN. Mục tiêu của Chương trình CCHC trong giai đoạn mới là xây dựng một nền hành chính phục vụ, trong sạch, minh bạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề cơ bản nhất, mấu chốt nhất quyết định thắng lợi là vấn đề nâng cao năng lực của công chức.

Công chức là nhân tố quyết định trong việc xây dựng nền hành chính có hiệu lực, hiệu quả. Việc nâng cao năng lực của công chức nói chung và năng lực công chức Văn phòng thống kê cấp xã nói riêng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế là đòi hỏi khách quan, cần thiết của cải cách nền hành chính nhà nước ta.

Bốn là, xuất phát từ những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế hiện có của công chức:

Thực tiễn những năm cho thấy những thành tựu về kinh tế đã đạt được của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Hải Lăng có sự đóng góp công sức, trí tuệ của công chức. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới và chương trình cải cách hành chính thì vẫn chưa đáp ứng đủ năng lực thực thi công vụ.

Qua báo cáo tổng kết chương trình tổng thể CCHC nhà nước, trên địa bàn huyện Hải Lăng năm 2020, cho thấy:

- Điểm yếu lớn nhất là chất lượng công chức cấp xã nói chung và công chức văn phòng - thống kê cấp xã nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu QLNN trong cơ chế mới, kiến thức về QLNN mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính phù hợp chỉ đạt được ở tỷ lệ thấp, bằng cấp, chứng chỉ tăng nhưng

32

chất lượng thật sự của công chức có bằng cấp chứng chỉ lại đang là vấn đề đáng lo ngại, nội dung và phương pháp đào tạo bồi dưỡng công chức tuy đã có một số đổi mới, nhưng chưa có những cải cách cơ bản.

- Một bộ phận không nhỏ công chức cấp xã suy thoái phẩm chất, đạo đức, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng đối ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, QLNN. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”.

Như vậy nâng cao năng lực công chức cấp xã nói chung và công chức Văn phòng - thống kê cấp xã nói riêng là một nhiệm vụ thường xuyên, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, những chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.

1.5. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực của công chức Vănphòng - Thống kê cấp xã và bài học cho huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị phòng - Thống kê cấp xã và bài học cho huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.5.1.1. Kinh nghiệm ở huyện Ðầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Với bước đi chủ động, trong hơn ba năm qua (2018-2020), tỉnh Quảng Ninh đã rút ra bài học kinh nghiệm về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là phải sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nếu không làm tốt những nội dung này, cán bộ, công chức dễ dẫn đến

33

những biểu hiện suy thoái như sa sút ý chí phấn đấu, làm việc qua loa, đại khái hoặc áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình…

Thực tế cho thấy việc sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy. Theo Phó Bí thư Huyện ủy Ðầm Hà, thực hiện tốt việc đánh giá và điều động, luân chuyển cán bộ là hình thức kiểm tra, giám sát tốt nhất. Khi bàn giao công việc, những việc làm được và chưa làm được, mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ, những vi phạm sẽ được làm rõ. Từ đó, huyện nắm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, uốn nắn.

Bên cạnh kết quả đạt được thì cũng cần chú trọng chuẩn hoá đội ngũ. Ở một số địa bàn trong tỉnh Quảng Ninh đã có những cán bộ bị xử lý kỷ luật do thiếu dân chủ trong chỉ đạo điều hành, dẫn đến vi phạm quy định quản lý, gây thất thoát, lãng phí... Nghị quyết TW4, khóa XII chỉ rõ đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, cần ngăn chặn. Sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, người cán bộ, công chức phụ trách nhiều đầu việc hơn và để giải quyết được khối lượng công việc bằng hai, ba người đảm đương trước đó đòi hỏi mỗi người cần nâng cao cả về trình độ và thái độ làm việc. Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức phải được chuẩn hóa về mọi mặt, từ trình độ, năng lực đến phẩm chất, đạo đức, lối sống.

Cùng với việc triển khai kế hoạch đào tạo thường xuyên, tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo tăng cường tổ chức hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các cơ quan hợp nhất, cơ quan tham mưu giúp việc chung khối MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện. Chú trọng bồi dưỡng theo hướng cầm tay chỉ việc cho đội ngũ bí thư kiêm trưởng thôn, bản, khu phố. Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy khẳng định, để phòng ngừa biểu hiện suy thoái, Tỉnh ủy chỉ đạo sát sao, giám sát việc thực hiện,

34

nhất là vấn đề kiểm soát quyền lực khi nhất thể hóa chức danh bí thư kiêm chủ tịch UBND cấp huyện, xã. Phân định thẩm quyền giữa các cấp theo hướng tăng cường phân cấp nhằm ngăn ngừa tiêu cực do tập trung quyền lực. Các đơn vị phải xây dựng quy chế mới, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu ở từng chức danh và phân cấp một số quyền cho đồng chí phó bí thư, phó chủ tịch UBND. Tăng cường giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể.

Ðến nay, Quảng Ninh đã giảm được bốn đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, 107 phòng, đơn vị, đầu mối trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương; giảm hơn 500 biên chế công chức và hơn 1.300 biên chế viên chức. Hơn 98% số thôn, bản, khu phố đã nhất thể hóa chức danh bí thư kiêm trưởng thôn; cấp xã, huyện cũng đang đẩy mạnh việc sáp nhập phòng, ban, bố trí chức danh kiêm nhiệm… Ðể tiếp tục cải tổ bộ máy, tỉnh đề ra chương trình hành động năm 2018 là đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 2,5% biên chế mỗi năm, bảo đảm đúng lộ trình, có tính đến thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Có giải pháp hợp lý để sắp xếp, bố trí việc làm hoặc đào tạo lại để bố trí việc mới đối với cán bộ, công chức, viên chức ở các đơn vị giải thể…

Có thể nói, với cách làm thận trọng, bài bản, tỉnh Quảng Ninh đang có bước tiến vững chắc trong việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng [Nguyên Hạnh và Quang Thọ.’’www.nhandan.org.vn.’’ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở tại Quảng Ninh]

1.5.1.2. Kinh nghiệm ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Đối với tỉnh Nghệ An, theo Quyết định số 724/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng công chức xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020, tổng

35

số công chức cấp xã toàn tỉnh là 5.294 người, số công chức chuyên trách cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định còn nhiều (2003 người, chiếm 40,12%), việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ này là nhiệm vụ cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Bên cạnh đó, chính sách bố trí sử dụng công chức cấp xã hiện nay còn một số hạn chế:

Một là, việc bố trí sử dụng công chức còn thiên về tình cảm cá nhân, tình làng nghĩa xóm và còn bị các mối quan hệ xã hội ngoài công việc chi phối, chưa căn cứ nhiều vào năng lực, sở trường và hiệu quả công tác của từng công chức. Quá trình lựa chọn, giới thiệu đề bạt, bổ nhiệm còn chứa đựng các yếu tố chủ quan, tùy tiện, thích lựa chọn những người thân, quen, họ hàng. Do vậy, không ít trường hợp công chức sau khi được cử đi đào tạo chuyên môn trở về không được xem xét, bố trí sử dụng phù hợp nên không phát huy được trình độ, năng lực, sở trường.

Hai là, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã hiện nay chủ yếu là thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của cấp trên, công việc phần lớn còn mang tính sự vụ hành chính, trong quá trình thực hiện công việc, công chức còn thiếu sự chủ động, sáng tạo, chưa hăng say, nỗ lực.

Ba là, cơ hội phát triển của công chức cấp xã còn hạn chế. Trong thực

Một phần của tài liệu Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w