7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Khái niệm phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin, “Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn” [11], [58].
Theo lý thuyết, phát triển là quá trình vận động của sự vật và hiện tượng từ sự tích lũy, thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất theo chiều hướng hoàn thiện, tiến bộ hơn của sự vật và hiện tượng. Vậy “phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện” chính là sự gia tăng về số lượng người dân tham gia vào BHXH tự nguyện.
Rõ ràng, khi điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì việc đảm bảo an sinh xã hội ngày càng thay đổi, tiến bộ hơn. Tất nhiên, trụ cột chính của an sinh xã hội là chính sách về BHXH cũng phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với thực tiễn đời sống xã hội. Điều này cho thấy rằng, phát triển BHXH tự nguyện luôn là yêu cầu tất yếu khách quan và sự phát triển ấy phải tuân theo nguyên lý phát triển.
Về cơ bản, phát triển BHXH tự nguyện là quá trình tổ chức, thực hiện chính sách BHXH tự nguyện để chính sách này ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn dựa trên các cơ sở sau:
- Gia tăng số người tham gia, tạo mọi điều kiện để người lao động có thể
tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện.
- Tạo sự tăng trưởng Quỹ BHXH, đảm bảo khả năng chi trả các chế độ
BHXH cho người tham gia.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ BHXH tự nguyện.
- Giải quyết kịp thời những bất cập trong việc tổ chức thực hiện chính
21
sách BHXH tự nguyện.